9. Cấu trúc của luận văn
3.3.5. Lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS
3.3.5.1. Mục đích của biện pháp
Hồ sơ hướng nghiệp là một bản tư liệu ghi lại một cách đầy đủ trong một thời
gian dài những sự hình thành, biến đổi và phát triển của những nét, những phẩm chất
nhân cách, những năng lực có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của HS.
Hồ sơ hướng nghiệp là cơ sở tin cậy để giáo viên, nhà trường tư vấn hướng
nghiệp cho HS. Thông qua những tư liệu được ghi lại và được tổng hợp lại của cả
một quá trình khá dài những hoạt động sống, lao động, học tập của HS, mà có thể tư vấn, định hướng để mỗi HS sẽ đi vào nghề này mà không nên là nghề khác, được phép đi vào lĩnh vực nghề nghiệp này mà không thể đi vào lĩnh vực nghề
nghiệp kia...
3.3.5.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp
Bước 1: Tiến hành lập hồ sơ hướng nghiệp cho HS
- Có thể nói việc lập hồ sơ hướng nghiệp cho HS càng sớm bao nhiêu thì những tư liệu thu được để làm căn cứ tư vấn hướng nghiệp cho các em càng chuẩn xác và có độ tin cậy càng cao bấy nhiêu. Tuy nhiên hồ sơ hướng nghiệp của HS THPT nên được lập từ khi các em bắt đầu vào lớp 10 trường THPT. Và giáo viên
làm công tác hướng nghiệp kiêm chủ nhiệm từ lớp 10 đến lớp 12 phải ghi lại đầy đủ, chính xác những mục, những yêu cầu có trong hồ sơ.
- Hồ sơ hướng nghiệp của HS hoàn toàn không đơn giản như một quyển học
bạ của HS mà nó ghi lại một cách sống động nhất những bước đường phát triển của
HS, những bước đi ngày một gần nghề nghiệp tương lai. Trong thực tế hiện nay chưa có một mẫu cụ thể nào về hồ sơ hướng nghiệp. Tuy vậy trong mỗi hồ sơ hướng nghiệp, mỗi năm giáo viên phải ghi lại đầy đủ những vấn đề sau:
+ Thành tích cụ thể về các môn học, về các hoạt động trong và ngoài nhà
+ Những biến đổi trong hứng thú nghề nghiệp của HS
+ Kết quả tham gia các hoạt động phong trào, các hoạt động xã hội, lao động
sản xuất và học nghề.
+ Sự phát triển của thể chất, thể lực, trạng thái sức khoẻ, những diễn biến và biểu hiện của bệnh tật.
+ Những kết quả trắc nghiệm về số phẩm chất, đặc điểm nhân cách của HS,
ví dụ
như: về trí nhớ, ý chí, chú ý, xu hướng, năng lực, tư duy, tính cách, xúc cảm..
+ Bản đối chiếu sự phù hợp nghề: Đối chiếu giữa những phẩm chất năng lực và đặc điểm cá nhân HS với những yêu cầu của nghề (trên cơ sở các bản hoạ đồ
nghề nghiệp).
+ Những lời khuyên chọn nghề đối với học sinh của giáo viên theo từng năm.
Hồ sơ hướng nghiệp càng tỉ mỉ càng tốt. Nhưng cuối cùng phải có sự tổng
hợp về toàn bộ sự phát triển và những khẳng định về nghề nghiệp mà HS cần chọn. Bước 2: Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp cho HS lớp 12 căn cứ vào những đặc điểm, những chỉ số về quá trình phát triển nhân cách của HS đã được ghi
trong hồ sơ mà tư vấn, định hướng giúp HS lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp. 3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Được sự cho phép của trường, sở giáo duc Giáo viên phải có trình độ chuyên môn GDHN
Nhà trường cần phải có phòng tư vấn hướng nghiệp
Học sinh, phụ huynh học sinh thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hồ sơ HN