Xây dựng bài học có nội dung về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 80 - 82)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Xây dựng bài học có nội dung về những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể

3.3.1.1. Mục đích của biện pháp

Cung cấp cho HS những kiến thức có liên quan tới đặc điểm và những yêu cầu chính của một số nghề, ưu tiên lựa chọn những nghề đã và sắp phát triển ở địa

phương. Hình thành cho HS những kiến thức có liên quan tới đặc điểm và những

yêu cầu chính của một số nghề mà các em có dự định lựa chọn, giúp HS có được

cách nhìn nhận đúng về sự tương hợp năng lực, hứng thú nghề nghiệp của bản thân

với nhu cầu của thị trường lao động xã hội, từ đó có thể lựa chọn được một nghề

thích hợp nhất.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Bước 1: Giáo viên lần lượt trình bày cho HS những vấn đề cơ bản về một lĩnh vực

nghề nghiệp. Các vấn đề trình bày phải được giáo viên chuẩn bị chi tiết, kĩ càng thông qua một bản hoạ đồ nghề nghiệp. Cụ thể như sau:

- Tên nghề và những chuyên môn của nghề. Tóm tắt lịch sử nảy sinh và quá trình phát triển của nghề, xu hướng phát triển của nghề trong tương lai, ý nghĩa

của nghề trong nền kinh tế quốc dân và ở địa phương, nhu cầu về đội ngũ cán bộ, lao động.

- Những công việc chủ yếu thường gặp trong nghề.

- Những thao tác, phương thức hành động vận động mà nhà chuyên môn phải

thực hiện khi làm việc trong nghề. Mối tương quan và tính chất của các chức năng lao động trí óc và lao động chân tay.

- Những tri thức chung và tri thức chuyên ngành cần thiết cho việc thực hiện

công việc trong nghề.

- Những kĩ năng, kĩ xảo chung và kĩ xảo riêng cần cho việc thực hiện các

công việc trong nghề.

- Ý nghĩa của các quá trình tâm - sinh lý học trong nghề, ví dụ như trí nhớ,

chú ý, tư duy, ngôn ngữ, tri giác, ý chí, sự mệt mỏi, những đặc điểm cá nhân, sức

khoẻ, sự dẻo dai...

- Những yếu tố độc hại, yếu tố nguy hiểm khi làm việc trong nghề

- Chế độ tiền lương, tiền thưởng, bồi dưỡng... khả năng nâng cao tay nghề,

sự tiến bộ nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến và nâng cao trình độ học vấn.

- Những chống chỉ định tâm lý, giải phẫu sinh lý, vệ sinh và y học đối

- Thông tin về các cơ sở đào tạo nghề đó, trong đó cần nêu rõ:

+ Tên trường, địa chỉ, điện thoại liên hệ

+ Số lượng tuyển sinh hàng năm, các môn phải thi tuyển hay điều kiện xét

tuyển, thời gian đào tạo.

+ Các nghề được đào tạo trong trường, các khoa thuộc trường

- Hiểu biết thêm về nghề đó đang có ở nơi nào trong khu vực và trên đất nước

- Cần phải đọc thêm những gì, ở đâu để có thể hiểu biết rõ hơn về NN này. - Giới thiệu những địa chỉ có nhu cầu sử dụng nhân lực của nghề, số lượng

nhân lực trong nghề ở địa phương, cả nước

Bước 2: Giáo viên tiếp thu và trả lời những câu hỏi, những ý kiến thắc mắc của HS

liên quan đến nội dung bài học.

Bước 3: giáo viên tổng kết và khắc sâu những vấn đề cơ bản của nội dung bài học

cho HS, giới thiệu những nghề tiếp theo (sẽ được trình bày) và yêu cầu HS tìm hiểu trước về nghề đó. Giáo viên có thể soạn một phiếu điều tra nhằm tìm hiểu nhận thức

và hứng thú của HS với nghề vừa được trình bày.

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

 GV có hiểu biết sâu sắc về thế giới nghề nghiệp, kiến thức giáo dục hướng nghiệp  Phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự tham gia của học sinh

 Thông tin mới về tình hình, nhu cầu nguồn nhân lực của nghề nghiệp của đất nước, địa phương

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)