Một vài nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề:

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 48 - 52)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.3.5. Một vài nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi chọn nghề:

Theo Phạm Tất Dong, có hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp nghề. Loại nguyên nhân thứ nhất

thuộc “thái độ không đúng” còn loại nguyên nhân thứ hai do “thiếu hiểu biết về các

nghề”. Một số nguyên nhân cụ thể là:

- Cho rằng nghề thợ thì thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên mầm non, tiểu học thì thua kém giáo viên THPT... Một số HS đã coi nhẹ công việc của người thợ, của

thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ trọng công việc của kĩ sư, của thầy giáo dạy ở bậc

trung học, đại học, của bác sĩ... vì thế mà chỉ định hướng vào những nghề có sự

chuẩn bị ở bậc Đại học.

- Thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, coi lao động chân tay

là nghề thấp kém, chê nhiều công việc dịch vụ là không “thanh lịch”... Thường thường, những học sinh này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động nghề

thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được, đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh

tế thị trường hiện nay.

- Dựa dẫm vào ý kiến của người khác, không độc lập quyết định việc chọn

nghề. Vì thế đã có rất nhiều HS lựa chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ, theo ý thích

của người lớn theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề vì không phù hợp.

- Bị hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao động của

nghề đó. Ví dụ, nhiều HS thích đi đây đi đó nên đã chọn nghề thăm dò địa chất. Khi vào nghề, thấy công việc của mình gắn bó với rừng núi, quanh năm phải tiến hành công việc khảo sát, ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị, thiếu điều kiện để giao lưu văn hoá và khoa học, do đó đã tỏ ra chán nghề.

- Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hoá nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ, có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến những người viết văn

hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động

dám xông xáo... thì không thể theo đuổi nghề này được. Sai lầm ở đây là do không thấy rằng, năng lực đối với một số môn học chỉ là điều kiện cần, chứ chưa là điều

kiện đủ

- Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các

lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công

nghệ ngày nay. Vì vậy, có HS cho rằng, học xong cấp I là đủ kiến thức để xin vào học nghề tại các trường dạy nghề. Có HS lại nghĩ, với vốn liếng kiến thức lớp 12,

mình học ở trường nghề nào chẳng được. Thực ra, nghề nghiệp luôn thay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó. Người lao động không luôn luôn học

hỏi, trau dồi năng lực làm việc thì khó có thể đáp ứng với yêu cầu về năng suất và hiệu quả lao động.

- Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng trong khi chọn nghề. Do đó, có 2 tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá cao năng lực

hợp đều dẫn đến hậu quả không hay. Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp phải

tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối, còn nếu đánh giá quá thấp, chúng ta

sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn.

- Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khoẻ của bản thân lại không có đầy đủ

thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề. Điều này càng dễ gây nên những tác hại lớn. Người yếu tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, người hay viêm họng

và viêm phổi lại định hướng vào nghề dạy học, người có bệnh ngoài da lại đi vào nghề “dầu mỡ”.35

Tiểu kếtchương 1

Qua tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lí luận của

vấn đề người nghiên cứu nhận thấy Hướng nghiệp cho học sinh đóng vai trò rất

quan trọng trong quá trình giáo dục, bên cạnh đó, hướng nghiệp cũng chính là tiền đề để đào tạo nguồn nhân lực lao động có chất lượng, đápứng yêu cầu phát triển xã hội. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi đất nước ta đang đẩy mạnh việc thực

hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với những đòi hỏi ngày càng

cao, càng tăng thì chất lượng lao động càng được chú trọng. Và điều đó phụ thuộc

rất nhiều vào hiệu quả của hoạt động Hướng nghiệp trong nhà trường. Hướng

nghiệp là một quá trình lâu dài với nhiều tác động tổng hợp để đem lại hiệu quả cao

nhất. Các đối tượng tham gia vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp cũng như người được hướng nghiệp cần có nhận thức đúng, khoa học để tránh những quan điểm chưa chính xác về hoạt động này.

Để có thể hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp trong

thế giới nghề nghiệp rộng lớn là nhiệm vụ không chỉ của những người làm giáo dục

mà phải có sự cộng tác của toàn xã hội. Hướng nghiệp cho học sinh có hiệu quả

phải dựa vào cơ sở khoa học, căn cứ vào những đặc điểm tâm lý, năng lực của học

sinh và nhu cầu xã hội về ngành nghề đó. Nền tảng của hướng nghiệp là phải dựa trên năng lực, sở thích cá nhân và nhu cầu xã hội, đây là 3 yếu tố chủ đạo trong hoạt

35

động hướng nghiệp cho học sinh cần phải làm rõ, đây cũng chính là cơ sở để tránh

những sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh.

Thế giới nghề nghiệp rất phong phú và đa dạng, do đó, để hướng nghiệp cho

học sinh hiệu quả thì không chỉ sử dụng một hình thức hướng nghiệp mà ta phải kết

hợp nhiều hình thức hướng nghiệp khác nhau như thông qua các môn văn hóa, các

môn kỹ thuật, nghề phổ thông, lao động sản xuất, hoạt động tham quan, ngoại khóa, các phương tiện thông tin, truyền thông, gia đình, xã hội….

HN đã được biết đến và thực hiện từ rất lâu trong hệ thống giáo dục của các

quốc gia phát triển trên thế giới, ở nước ta, HN đã được quan tâm từ những năm đầu

thống nhất đất nước, tuy nhiên hoạt động này đến nay vẫn chưa thật sự thể hiện được vai trò của nó trong việc định hướng NN cho tầng lớp trí thức trẻ. Chúng ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, những hội thảo chuyên đề mang tầm quốc tế,

quốc gia đã có nhiều biện pháp cho HN trong từng giai đoạn cụ thể nhưng việc thực

hiện vẫn chưa toàn diện, chưa có sự kiểm tra, giám sát hay các thông tin phản hồi để

hoạt động khả thi và thống nhất.

Trong điều kiện hiện nay, hàng loạt các yêu cầu đặt ra cho nền giáo dục Việt

Nam là giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện, trong trường phổ thông có

nhiệm vụ chuẩn bị cho HS bước vào hệ thống ngành nghề trong XH. Thực tế HS

khi học xong chương trình THPT vẫn chưa xác định được ngành nghề nào phù hợp

với bản thân và theo nhu cầu của XH. Nguyên nhân chủ yếu là công tác HN trong

nhà trường chưa hiệu quả.

Trên cơ sở lý luận về mặt khoa học hướng nghiệp, tâm lý học, nghề

nghiệp của đối tượng HSPT, người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng

về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố

Chương 2 :THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG

NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THÀNH

PH BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 48 - 52)