Qui trình giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 36 - 38)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.4. Qui trình giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT

Qui trình GDHN ở THPT thực hiện qua 3 bước như sau:

1.3.2.4.1. Định hướng nghề nghiệp cho học sinh:

Là giúp con người tự xác lập nghề nghiệp và đi tới quyết định một cách có ý

thức trong việc lựa chọn con đường nghề nghiệp phù hợp với những đặc điểm tâm

lý và khả năng của con người cùng với yêu cầu của xã hội25. Là thông tin về sự phát

triển của các nghề trong xã hội, đặc biệt là những nghề đang có nhu cầu nhân lực

cấp thiết, về những yêu cầu tâm sinh lý của nghề đang đặt ra, về tình hình phân

công lao động trong xã hội, về hệ thống trường dạy nghề. Đối tượng chủ yếu của định hướng nghề là HS, nhưng đôi khi còn nhằm cung cấp những thông tin trên cho cha mẹ HS để có thể phối hợp hướng nghiệp cho các em một cách thống nhất.

25

1.3.2.4.2. Tư vấn nghề nghiệp

Là đưa ra những lời khuyên cho con người dựa trên cơ sở xem xét mối quan

hệ giữa đặcđiểm của hoạt động nghề phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lý, thể

chất, dựa trên cơ sở các kết quả chẩn đoán tâm lý, tâm sinh lý và y tế.26 Hay nói cách khác là hình thức tác động hướng nghiệp thông qua sự góp ý và lời khuyên của

những nhà chuyên môn. Thông thường, là thành lập những ban tư vấn nghề nghiệp trong trường học hoặc trung tâm tư vấn nghề nghiệp ngoài nhà trường. Tại đó, tiến

hành theo dõi sự phát triển những đặc điểm tâm lý, sinh lý của từng học sinh và đối

chiếu với những đặc điểm đó với yêu cầu của các nghề, rồi giới thiệu một số nghề

phù hợp cho học sinh.

1.3.2.4.3. Tuyển chọn nghề nghiệp

Là xác định mức độ phù hợp với những đòi hỏi, tiêu chuẩn cụ thể của nghề.

Công tác này không thuộc chức năng của nhà trường nhưng lại có liên quan mật

thiết với công việc định hướng cũng như tư vấn nghề nghiệp. Thực chất của tuyển

chọn nghề nghiệp là căn cứ vào nhu cầu nhân lực của một nghề cụ thể mà đi tìm những người có đặc điểm nhân cách phù hợp. Trong trường phổ thông, mọi việc

thuộc lĩnh vực tư vấn và định hướng nghề nghiệp phải tạo ra những điều kiện thuận

lợi cho việc tuyển chọn nghề nghiệp sau này.

Để cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết về các nghề nghiệp, trong

tâm lý học nghề nghiệp có một chuyên ngành mô tả đặc điểm, yêu cầu của nghề

nghiệp khác nhau gọi là ngành họa đồ nghề nghiệp. Ngành này sẽ đưa ra những họa đồ nghề nghiệp (Psychograme) cụ thể cho từng nghề. Một bản họa đồ nghề nghiệp

bao gồm :

1. Đặc điểm chung của nghề.

2. Sự mô tả quá trình của công việc.

3. Những tri thức về sự chuẩn bị phải có.

4. Những đặc điểm sinh lý và vệ sinh.

5. Những điều cần tránh về mặt sinh học.

6. Đặc điểm kinh tế của nghề.

26

7. Những triển vọng, phát triển của nó.

8. Những đặc điểm tâm lý của nghề.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THPT TẠI THÀNH PHỐ BẠC LIÊU TỈNH BẠC LIÊU (Trang 36 - 38)