9. Cấu trúc của luận văn
3.1 Cơ sở pháp lý để xây dựng các biện pháp:
Ngày 19 tháng 3 năm 1981 Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định số
126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và việc sử dụng
hợp lý các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”. Quyết định này nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp; phân công nhiệm
vụ tiến hành công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông cho chính quyền
các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ trung ương đến địa phương tạo mọi điều kiện
thuận lợi trực tiếp giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lý
và tiếp tục bồi dưỡng học sinh phổ thông sau khi ra trường.
Thi hành nghị quyết đại hội VI ngày 29/3/1989 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã ký quyết định số 23/ HĐBT về một số vấn đề cấp bách của giáo dục, trong đó nhấn mạnh “Phải đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, phát triển hệ thống
dạy nghề, kết hợp việc dạy văn hóa với dạy nghề ở bậc PTTH”
Thông tư số 89/LĐHN ngày 30/7/1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rất cụ
thể “Mở rộng từng bước vững chắc công tác tư vấn nghề ở các trung tâm Kỹ thuật
tổng hợp - Hướng nghiệp – Dạy nghề và một số trường phổ thông cơ sở và phổ
thông trung học trọng điểm nhằm nối liền ba khâu có liên quan chặt chẽ của công
tác hướng nghiệp: định hướng nghề - tư vấn nghề - tuyển chọn nghề”.
Chỉ thị số 33/2003/CT-BGD&ĐT ngày 23/07/2003 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề học sinh phổ thông, đảm bảo
chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề nhằm góp
phần phân luồng trong đào tạo.
Quyết định số 16/2006/ QĐ- BGD& ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp, và dạy nghề
Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề HN cho học sinh và đã có một số quyết định, chỉ thị, thông tư hướng dẫn thực hiện hoạt động này với
yêu cầu đạt được mục tiêu giáo dục, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho việc đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước