9. Cấu trúc của luận văn
1.3.2.6. Các giai đoạn hướng nghiệp cơ bản cho học sinh
Theo quan điểm khoa học, hướng nghiệp là một quá trình với nhiều giai đoạn kế tiếp :
ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG 18 12 15 10 15 9 11 6 11 5 6 1
Hình 1.2: Các giai đoạn hướng nghiệp28
27 Chỉ thị số: 33/2003/CT-BGD&ĐT, Về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông TRUNG HỌC CƠ SỞ BẬC TIỂU HỌC Cuộc sống lao động Giai đoạn hướng nghiệp Giai đoạn hướng nghiêp
cơ bản Giai đoạn hướng nghiệp
ban đầu
BAN A BAN B BAN C BAN D BAN E
Lớp
Giai đoạn I: từ lớp 8 đến lớp 9, để sau khi tốt nghiệp THCS ngoài một số bộ
phận học sinh trực tiếp tham gia lao động sản xuất ngoài xã hội và trong các gia
đình thì một bộ phận khác sẽ tiếp tục theo học các loại hình đào tạo chuyên nghiệp (trường dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp) hoặc ở các phân ban của trường
trung học phổ thông. Nói cách khác, trên thực tế sau THCS, tất cả học sinh đã thực
sự bước vào tham gia các loại hình lao động nghề nghiệp hoặc các loại hình đào tạo nghề ở các mức độ đào tạo khác nhau.
Nhiệm vụ chọn nghề của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS về cơ bản đã phải
giải quyết để bước vào các loại hình lao động hoặc đào tạo nghề nghiệp. Vì vậy nội dung trong giai đoạn này rất quan trọng cần được xây dựng theo hướng cơ bản và toàn diện, đảm bảo cho học sinh có đầy đủ những tri thức và năng lực lựa chọn nghề
nghiệp tương lai theo nhiều hướng khác nhau. Có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn hướng nghiệp cơ bản
Giai đoạn II: từ lớp 10 đến lớp 12, trên cơ sở kế thừa nội dung sinh hoạt hướng nghiệp ở giai đoạn I, giai đoạn này cần nâng cao và phân hóa theo các phân ban ở trường trung học phổ thông. Nội dung thông tin nghề nghiệp cần được nâng
cao và thu hẹp hướng vào các ngành nghề học sinh đang được đào tạo hoặc nhóm
các ngành nghề phù hợp với đặc trưng nội dung đào tạo ở các phân ban. Các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cần được tiến hành phù hợp với trình độ học sinh, đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động nghề nghiệp trong xã hội. Giai đoạn này có thể gọi là giai đoạn hướng nghiệp chuyên ban và xây dựng nội dung, chương trình hướng nghiệp chuyên ban. Một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp trong quá trình xây dựng nội dung chương trình hướng nghiệp là lựa chọn
hệ thống phân loại ngành nghề nào để đáp ứng nhiệm vụ môn học và phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường (thời gian, giáo viên, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy).
28
Trần Khánh Đức, Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực, 2002, Nhà xuất bản Giáo dục