Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 39)

cán bộ quản lý trường THPT

Quản lý đội ngũ CBQL trường THPT nhằm mục đích nắm chắc tình hình đội ngũ, hiểu đầy đủ từng CBQL để có cơ sở tiến hành tốt các khâu công tác cán bộ từ khâu đào tạo, bồi dưỡng đến sử dụng, đề bạt, thuyên chuyển, điều động và thực hiện chính sách đối với đội ngũ CBQL giáo dục. Trong công tác quản lý cán bộ cần xác định rõ các vấn đề đặc điểm của đối tượng quản lý, nội dung quản lý, hình thức quản lý, phạm vi quản lý.

i) Đặc điểm của đối tượng quản lý

+ Về mặt cấu tạo: Đội ngũ CBQL trường THPT được đào tạo chuyên môn sư phạm, bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ quản lý, nhưng do được bồi dưỡng qua nhiều hình thức, nhiều hệ thống khác nhau, nên trình độ còn có sự chênh lệch.

+ Về tính chất lao động: Lao động của CBQL trường THPT là lao động trí óc, vì hoạt động quản lý giáo dục thực chất là một dạng hoạt động khoa học giáo dục, những lao động trong ngành giáo dục là dạng lao động tổng hợp, kết hợp nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, nhiều hoạt động khác.

+ Về quan hệ xã hội: Đa số CBQL trường THPT sống gắn liền với gia đình, làng xóm, phố phường và cộng đồng dân cư nên họ có thực hiện mọi nghĩa vụ, quyền lợi và các mối quan hệ xã hội của một công dân.

+ Về mặt tâm lý, sinh lý: Do yêu cầu, tính chất của nghề nghiệp đội ngũ CBQL trường THPT nói chung thường mô phạm, dễ mắc bệnh “sách vở, xa rời thực tiễn, có lúc còn bảo thủ, dễ mắc bệnh tự do, tùy tiện trong kỷ luật lao động”.

ii) Nội dung quản lý

Có hai nội dung cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau trong quản lý cán bộ nói chung. Đó là quản lý đội ngũ CBQL và quản lý cá nhân CBQL. Sự

liên hệ mật thiết được thể hiện ở sự hỗ trợ lẫn nhau: Quản lý đội ngũ phải đi từ quản lý cá nhân, quản lý cá nhân phải đi tới quản lý đội ngũ.

* Quản lý đội ngũ: Là quản lý về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ. Phân tích được lịch sử hình thành, cơ cấu: Lứa tuổi, theo thành phần xã hội, giới, trình độ văn hóa, trình độ lý luận, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ được đào tạo, thâm niên công tác, phẩm chất đạo đức, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, chế độ ưu đại, tình hình sức khỏe, đời sống. Chỉ ra những đặc điểm chung cơ bản nhất của đội ngũ để từ đó tìm ra giải pháp phát huy mặt mạnh, hạn chế điểm yếu chung của đội ngũ về tư tưởng, đạo đức, trình độ, năng lực, sức khỏe so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Nắm vững tình hình phát triển và biến đổi về mặt số lượng, cơ cấu chất lượng của đội ngũ để thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, nhằm đáp ứng được các yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao trong từng giai đoạn.

* Quản lý cá nhân

Là quản lý từng CBQL thể hiện trong các nội dung chủ yếu: Nắm chắc từng CBQL nhằm mục đích sử dụng đúng người, đúng việc, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh từng CBQL, thực hiện đúng chế độ chính sách với từng người. Quản lý cá nhân cán bộ, công chức, viên chức thực chất là quản lý con người. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, là một thực thể vô cùng sinh động, phong phú, cho nên yêu cầu quản lý cá nhân gồm:

+ Hiểu được quá trình phấn đấu người CBQL.

+ Hiểu được tâm lý, sở trường và nguyện vọng của CBQL. + Biết được trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.

+ Biết được truyền thống gia đình, dòng tộc, biết đặc điểm cuộc sống và mối quan hệ với gia đình, cộng đồng, xã hội.

+ Biết được điều kiện kinh tế bản thân và gia đình, biết được tình hình sức khỏe.

1.4.3.2. Các yếu tố quản lý tác động đến chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT

Bản chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT là vấn đề thực hiện hiệu quả công tác cán bộ đối với đội ngũ đó. Chúng ta nghiên cứu công tác xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách với CBQL trường THPT. Bởi những yếu tố này là những yếu tố quan trọng phản ánh bản chất công tác quản lý cán bộ.

* Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL

Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL là một trong những hoạt động quản lý của người quản lý. Nó có tác dụng làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý được về số lượng, chất lượng, cơ cấu tuổi, trình độ và cơ cấu chuyên môn, giới tính…của từng cán bộ quản lý và cả đội ngũ CBQL, đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ, nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong huyện nói chung và trong các trường THPT nói riêng, vậy nên nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ và nói đến một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Như vậy, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý.

Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm hoàn thiện và nâng cao các chuẩn về trình độ lý luận chính trị, lý luận và thực tiễn quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Bản chất của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL là nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để họ có đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của họ.

Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các tổ chức quản lý và của mọi CBQL đối với một tổ chức. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì không thể thiếu được các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBQL đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý mang tính khả thi về lĩnh vực này.

* Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL

Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong nững công việc không thể thiếu được trong quá trình quản lý. Đánh giá đội ngũ không những biết được thực trạng mọi mặt của đội ngũ, mà qua đó dự báo về tình hình chất lượng đội ngũ cũng như việc vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ. Mặt khác, kết quả đánh giá CBQL nếu chính xác lại là cơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ.

* Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL. + Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ. Tuyển chọn, bổ nhiệm chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và

năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức nói chung và thực chất là tạo điều kiện tiên quyết cho tổ chức đó đạt mục tiêu của nó. Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL lại là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.

+ Miễn nhiệm CBQL thực chất là làm cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, không để cho đội ngũ CBQL có những thành viên không đạt yêu cầu. Đây là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ.

+ Luân chuyển CBQL có tác dụng làm cho chất lượng đội ngũ được đồng đều trong các tổ chức, mặt khác tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu của CBQL.

Qua phân tích trên cho thấy, các hoạt động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là hoạt động trong lĩnh vực quản lý cán bộ.

* Chính sách đối với đội ngũ CBQL

Kết quả một hoạt động của con người nói chung và chất lượng một hoạt đông của con người nói riêng phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố mang tính động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL còn chứa đựng trong đó những vấn đề mang tính đầu tư cho nhân lực theo dạng tương tự như “tái sản xuất” trong quá trình quản lý kinh tế. Chính từ vấn đề có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ mà chất lượng đội ngũ được nâng lên.

* Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng CBQL

Công tác tổ chức cán bộ là trách nhiệm của Đảng và Đảng lãnh đạo toàn diện công tác tổ chức cán bộ. Từ những quan điểm, đường lối, chỉ thị Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ; các cơ quan quản lý và các CBQL

có được định hướng trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm và đào tạo, bồi dưỡng CBQL nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL. Chỉ thị 40- CT/TW nêu rõ “Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về cơ cấu, nâng cao trình độ về chuyên môn, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo,

CBQL giáo dục”. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục. Các cấp ủy Đảng từ TW đến địa phương thường xuyên lãnh đạo và thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường.

Tiểu kết chương 1

Quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT nói riêng có mối liên hệ trực tiếp với lãnh đạo của Đảng. Khi nghiên cứu về nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT, chúng ta không thể không đánh giá thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng để định ra những giải pháp cần thiết, cấp bách. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục, đã nhấn mạnh: “Tương lai của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI là nằm ở khối óc và con tim của thầy cô giáo”.

Từ việc nêu tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số khái niệm chủ yếu, những đặc trưng của nhà trường THPT những đặc trưng về chất lượng của đội ngũ CBQL trường THPT những yếu tố quản lý tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT chúng tôi nhận biết được hai vấn đề quan trọng mang tính lý luận dưới đây.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT phải quan tâm đến các lĩnh vực chủ yếu sau đây.

+ Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL.

+ Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL trường THPT. + Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với việc nâng cao chất lượng CBQL.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT gắn liền với sự nhận biết chính xác thực trạng, phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn và điều kiện TN-XH, KT-CT, QP-AN ở địa phương, phân tích về các lĩnh vực quản lý đã thực hiện ở các trường THPT, để đề xuất những giải pháp quản lý khả thi.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w