QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
3.2.3. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An
ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Quy hoạch cán bộ là thể hiện chức năng lãnh đạo, chủ động, định hướng của Đảng và Nhà nước ta về đường lối tổ chức và chiến lược cán bộ,
quy hoạch đội ngũ CBQL trường học nói riêng bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT là quá trình thực hiện chủ trương, biện pháp giúp cho các trường THPT có đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, tiêu chuẩn hóa về trình độ, đồng thời tạo được thế chủ động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của ngành nói chung và huyện nhà nói riêng.
3.2.3.2. Nội dung của giải pháp
Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCHTW Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Quy hoạch cán bộ là một quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm bảo đảm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
* Căn cứ xây dựng quy hoạch.
Căn cứ vào hướng dẫn của TW, của tỉnh về công tác cán bộ, từ thực tế quá trình công tác, chúng tôi thấy để xây dựng quy hoạch CBQL trường THPT cần phải dựa trên các căn cứ sau: Nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục, của địa phương, của trường.
- Tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đúng với quy định của ngành và địa phương.
- Thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có (thông qua khảo sát, đánh giá cán bộ của các trường trong huyện).
- Quy hoạch cán bộ phải đảm bảo tính liên tục, kế thừa, được bổ sung hàng năm, có hiệu lực pháp lý và khả thi.
- Dự báo được phát triển về quy mô, chất lượng, loại hình giáo dục. * Về phương pháp xây dựng quy hoạch
Sở giáo dục phối hợp với phòng nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy hoạch CBQL trường THPT gồm các bước như sau:
+ Thông qua khảo sát, đánh giá CBQL của trường THPT tiến hành phân tích số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có phân loại cán bộ theo yêu cầu quy hoạch.
+ Dự báo nhu cầu CBQL từng thời kỳ. Căn cứ dự báo dân số, quy mô phát triển số học sinh, số trường, số lớp của THPT trong huyện để dự báo về các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, yêu cầu về năng lực tổ chức thực hiện, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, trình độ quản lý.
+ Xác định nguồn bổ sung cán bộ quản lý: Tại chỗ, ở các trường khác trong huyện, trong tỉnh…
+ Lập danh sách cán bộ dự nguồn trong quy hoạch: BGH, cấp ủy của trường giới thiệu cán bộ dự nguồn các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó. Lấy phiếu tín nhiệm trong cán bộ giáo viên, trong chi bộ, đội ngũ cối cán. Cấp ủy, BGH lập danh sách quy hoạch đề nghị sở GD&ĐT, huyện ủy, UBND huyện phê duyệt.
+ Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng hoặc thực hiện điều chỉnh, luân chuyển để cán bộ được rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau.
+ Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch, sau khi xây dựng quy hoạch cán bộ hàng năm cần kiểm tra, đánh giá quy hoạch cán bộ và có biện pháp bổ sung quy hoạch.
- Tuyển chọn, bộ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng, luận chuyển CBQL. Về tuyển chọn CBQL trường THPT là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác đặt ra. Tuyển chọn CBQL trường THPT phải được dựa trên cơ sở quy hoạch CBQL, nhu cầu thực tế của cơ sở giáo dục cần tuyển chọn.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp
- Tuyển chọn CBQL trường THPT phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, quán triệt quan điểm trọng dụng người có tài, có đức, không câu nệ bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến hay thành phần xuất thân…công khai hóa các tiêu chuẩn tuyển chọn nhằm làm cho mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo.
- Tuyển chọn CBQL căn cứ chủ yếu đến quá trình đào tạo, học tập và những thành tích đạt được. Tùy theo tình hình cụ thể ở các trường mà ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp. Chú ý đến khả năng thể hiện kỹ năng quản lý, cũng như các tiêu chuẩn của CBQL trường THPT.
- Khi xem xét tuyển chọn cán bộ cần chú ý: Cán bộ phải có trình độ kiến thức tương đối đủ (kiến thức chuyên môn, khoa học quản lý…), được huấn luyện, rèn luyện các kỹ năng quản lý, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt. Chúng ta nên áp dụng phương pháp thử việc khi bố trí cán bộ.
* Về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý. - Bổ nhiệm cán bộ quản lý.
+ Bổ nhiệm CBQL trường THPT là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Bởi người CBQL là người có tác động tiên quyết đến chất lượng
và hiệu quả của tổ chức. Vì vậy, việc lựa chọn và bổ nhiểm chính xác CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức vừa củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lượng công tác, vừa làm căn cứ để các cấp quản lý xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện đối với chính sách cán bộ. Đồng thời, qua việc được lựa chọn, bổ nhiệm, người CBQL có cơ sở tự đánh giá những mặt mạnh và mặt yếu của mình để có biện pháp phấn đấu, rèn luyện, khắc phục những khuyết điểm, phát huy ưu điểm, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì việc bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo thời hạn, khi hết thời hạn giữ chức vụ, cấp có thẩm quyền căn vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý và nhu cầu công tác để xem xét, quyết định bổ nhiệm hay không.
Mỗi hiệu trưởng chỉ giữ chức vụ quản lý không quá 2 nhiệm kỳ (10 năm) tại một đơn vị.
Tăng cường chế độ bổ nhiệm trực tiếp, vì nó làm tăng tính trách nhiệm của chủ thể bổ nhiểm trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và xử lý đối với cán bộ được bổ nhiểm.
Công tác bổ nhiệm CBQL trường THPT ngoài việc thực hiện chặt chẽ theo quy chế, quy định chung cần xem xét công tác đào tạo nguồn nhân lực để:
+ Lựa chọn, bổ nhiệm CBQL trong diện quy hoạch đã đào tạo, bồi dưỡng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của vị trí, chức danh đó và phù hợp với chuyên môn đào tạo. Không bổ nhiệm CBQL ngoài diện quy hoạch CBQL không đúng chuyên môn đào tạo.
+ Người được bổ nhiệm cần trình bày đề án công tác trong nhiệm kỳ của mình để các các cấp có thẩm quyền cùng cán bộ, công chức, viên chức ở sở xem xét, tham khảo.
Thực hiện chế độ bổ nhiệm có thời hạn đối với CBQL trường THPT theo chúng tôi cần chú ý:
- Người bổ nhiệm phải là cán bộ có trong quy hoạch.
- Thực hiện dân chủ trong bổ nhiệm (lấy phiếu tín nhiệm từ đội ngũ CBGV, chi bộ, đội ngũ quản lý cốt cán) nhà trường, tham khảo ý kiến cấp trên và trong quá trình công tác …Trách tình trạng nể nang, bè cánh.
- Người được bổ nhiệm phải có đề án công tác của mình trong một nhiệm kỳ.
- Mỗi hiệu trưởng không làm quá hai nhiệm kỳ (10 năm) ở một trường học.
Để sử dụng cán bộ hợp lý, cần mạnh dạn thực hiện tốt việc miễn nhiệm cán bộ không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cần xây dựng tư tưởng “ vào”, “ra”, “lên”, “ xuống” là chuyện thường tinh của công tác công tác cán bộ.
* Việc miễn nhiệm CBQL trường THPT là một giải pháp không thể thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm trong sạch bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực toàn bộ máy.
- Cách thức hiện: CBQL trường THPT được lựa chọn, bổ nhiệm theo những yêu cầu và tiêu chuẩn được Đảng, Nhà nước và ngành quy định, khi họ không đảm đương nổi công việc, không làm tròn trách nhiệm hoặc có sai phạm, uy tín giảm sút, sức khỏe không đảm bảo.. nếu CBQL không tự nguyện từ chức thì cấp quản lý có thẩm quyền có biện pháp kịp thời miễn nhiệm.
Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL trường THPT luôn sàng lọc, được bổ sung, làm trong sạch, kiện toàn bộ máy, đem lại niềm tin cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị, tạo ra môi trường trong sạch, ổn định, đồng thời còn có tác dụng giáo dục cán bộ.
* Về luân chuyển cán bộ quản lý.
Việc luân chuyển CBQL trường THPT phải có kế hoạch cụ thể rõ ràng theo quy đinh hiện hành nhằm nâng cao chất lượng.
Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục được tình trạng trì trệ, gia trưởng, chủ quan, tạo cho cán bộ một mức sống mới, chủ động rèn luyện, phấn đấu trong hoàn cảnh mới, môi trường mới.
Phòng, Sở Giáo dục tham mưu cho Ban thường vụ huyện ủy, UBND huyện, ban hành quy chế về việc luân chuyển CBQL và đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ được luân chuyển.
Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ nếu thiếu thận trọng sẽ gây nên xáo trộn, công việc bị ngắt đoạn không liên tục trong một gian nhất định. Do đó, trong việc luân chuyển cán bộ cần lưu ý một số vấn đề: Chỉ nên luân chuyển cán bộ đến đơn vị mới khi họ am hiểu lĩnh vực đó, cần đề cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật trong việc luân chuyển cán bộ, cần kết hợp hài hòa trong bố trí cán bộ quản lý ở một trường có trình độ lý luận, có cán bộ giàu kinh nghiệm thực tiễn, cơ cấu cán bộ hài hòa: nam, nữ, già trẻ, chuyên ngành tự nhiên - khoa học xã hội…