Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh lưu,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 71 - 76)

QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

3.2.2.Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh lưu,

nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Đào tạo và bồi dưỡng là trang thiết bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình cơ bản của con người từ đặc trưng và yêu cầu của một xã hội, tạo ra năng lực hành động tương ứng cho mỗi con người.

Nâng cao năng lực quản lý, phù hợp với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng sự phát triển kinh tế chính trị của đất nước.

Chất lượng cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL phải chăm lo công tác đào tạo bồi dưỡng. Việc đào tạo bồi dưỡng CBQL là khâu quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quy trình xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ.

Đào tạo và bồi dưỡng là trang thiết bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình cơ bản của con người từ đặc trưng và yêu cầu của một xã hội, tạo ra năng lực hành động tương ứng cho mỗi con người. Đào tạo, bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác giáo dục, rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Nghị quyết TW 3 (khóa VIII) đã nêu: “Mở rộng diện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội các thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng phát hiện đào tạo bồi dưỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và nguồn cán bộ quản lý các cấp từ TW đến cơ sở …”. Nhờ sự coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng mà trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta không ngừng trưởng thành và được nâng cao về chất lượng, đáp ứng các nhiệm vụ được giao trong mỗi giai đoạn.

CNH – HĐH đất nước đòi hỏi phải đổi mới cách tổ chức, quản lý, tư duy, trí tuệ của đội ngũ cán bộ. Yêu cầu này đặt ra những vấn đề then chốt. Đó chính là đòi hỏi đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong điều kiện hội nhập giao lưu mở cửa, chuyển đổi cơ cấu quản lý, vừa phải đảm bảo sự hợp tác quốc tế rộng rãi, có hiệu quả, vừa phải đảm bảo phát huy nội lực, giữ gìn môi trường văn hóa dân tộc và những giá trị truyền thống cao đẹp. Vì vậy đào tạo bồi dưỡng cán bộ nói chung và CBQL giáo dục nói riêng không thể không chú trọng đến kiến thức nghiệp vụ, kiến thức quản lý mà cả kiến thức chính trị, kiến thức kinh tế, ngoại ngữ, tin học. Phải đào tạo toàn diện, coi trọng tính hiệu quả. Các cơ quan quản lý giáo dục cần làm cho đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường THPT nói riêng ý thức đầy đủ rằng không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBQL trường THPT trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT.

Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên định kỳ theo hình thức tập trung, tại chức, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm.

Có kế hoạch đào tạo theo hình thức tập trung, tại chức, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn hóa cán bộ.

Mỗi cán bộ quản lý phải có kế hoạch tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.

Nghị quyết TW3 (Khóa VIII) đã nêu: “Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt, khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo”.

Tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối với công tác quy hoạch cán bộ thể hiện ở hai giai đoạn: trước quy hoạch và sau quy hoạch.

Giai đoạn trước quy hoạch: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý để đào tạo nguồn vào quy hoạch. Trình độ cán bộ đào tạo càng cao thì nguồn cán bộ đã được vào quy hoạch càng phong phú và có chất lượng. Không có nguồn cán bộ đã được đào tạo sẽ phải quy hoạch gượng ép hoặc làm một cách hình thức.

Giai đoạn sau quy hoạch: Đào tạo, bồi dưỡng có vai trò quyết định kết quả thực hiện quy hoạch. Xây dựng xong quy hoạch mới là bước khởi đầu, sau đó sẽ là một quá trình phải đào tạo, bồi dưỡng, thử thách, rèn luyện đối với cán bộ quy hoạch.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp

+ Chọn dúng cán bộ thuộc diện quy hoạch: Là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, thời gian công tác ít nhất là 5 năm trở lên, tích cực trong hoạt động Đảng, đoàn thể, có uy tín trong cán bộ, giáo viên.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm.

+ Lựa chọn nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng. + Bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo bồi dưỡng.

+ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

1) Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

2) Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước.

3) Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và trang bị những kiến thức cơ bản về tin học.

Căn cứ vào nội dung cơ bản đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra quyết định số 3481/ GD-ĐT ngày 01/11/1997 ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước của ngành GD&ĐT.

Chương trình gồm: Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục trong giai đoạn hiện nay; Những kiến thức cơ bản về Nhà nước và quản lý hành chính Nhà nước; Phương pháp luận cũng như một số kỹ năng về quản lý GD&ĐT có liên hệ thực tế địa phương; Phương pháp luận, kỹ năng có tính chuyên biệt đối với các đối tượng cụ thể.

Các chương trình được xây dựng theo các chuyên đề với một lô gic nhất định nhưng cũng có tính độc lập tương đối. Những nội dung trên được xây dựng thành các chương trình để đào tạo, bồi dưỡng một cách hệ thống. Ngoài ra, cần tiến hành bồi dưỡng mang tính cập nhật và bổ túc như trên đã nói với đối tượng CBQL đương chức. Căn cứ vào thực tế của huyện, chúng tôi cần tập trung bồi dưỡng cho cán bộ quản lý những vấn đề chủ yếu sau.

- Bồi dưỡng cho Hiệu trưởng về nghiệp vụ quản lý nhà trường: Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược theo các giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Dự thảo chiến lược theo các bước: + Kế hoạch hóa việc lập kế hoạch.

+ Đạt được sự cam kết và duy trì sự cam kết của các liên đới. + Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức + Xác định các vấn đề chiến lược.

+ Xây dựng các mục đích chung, mục đích cụ thể cách đo việc thực hiện.

+ Xây dựng các chiến lược. + Thực hiện kế hoạch.

+ Đánh giá việc thực hiện và kết quả.

* Giai đoạn 2: Tổ chức hội ý, lấy ý kiến cán bộ chủ chốt. * Giai đoạn 3: Hoàn thiện bản kế hoạch.

* Giai đoạn 4: Trình cấp thẩm quyền phê duyệt, kỹ năng xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, lãnh đạo đổi mới phương pháp dạy học, công tác kiểm tra đánh giá, định dạng văn hóa và xây dựng nên thương hiệu của nhà trường.

- Bồi dưỡng cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về ngoại ngữ, tin học * Về Tin học: Yêu cầu tự bồi dưỡng, Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ có ứng dụng công nghệ thông tin cho CBQL thực hiện.

* Về ngoại ngữ: Căn cứ vào từng trường, độ tuổi CBQL để đưa ra yêu cầu về trình độ và có lộ trình thích hợp giúp người học nâng dần trình độ ngoại ngữ của bản thân.

* Phương thức và hình thức đào tạo bồi dưỡng

- Trên thế giới, việc bồi dưỡng nhà giáo và CBQL thường được tiến hành theo các phương pháp: Phương pháp lấy chuyên gia làm trung tâm, lấy phương tiện làm trung tâm, lấy học viên làm trung tâm. Đối với CBQL nên kết hợp giữa phương pháp lấy học viên làm trung tâm và tự bồi dưỡng của họ là chủ yếu.

- Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần tập trung vào các hình thức: Đào tạo và tự đào tạo; đào tạo một cách hệ thống và đào tạo mang tính bổ sung, cập nhật; đào tạo bồi dưỡng tập trung và không tập trung; đào tạo bồi dưỡng tại cơ sở đào tạo và tại nơi làm việc và tự bồi dưỡng là chủ yếu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 71 - 76)