T T Trường THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 46 - 49)

HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

T T Trường THPT

T Trường THPT TS P.học P. học cấp 4 P học cao tầng Số Phòng TH Số Máy tính, máy chiếu Số thiết bị để dùng T.h, thí nghiệm Số nhân viên

1 Quỳnh Lưu 1 54 5 42 7 75 Thiếu 3

2 Quỳnh Lưu 2 53 5 42 6 70 Thiếu 3

3 Quỳnh Lưu 3 42 6 30 6 66 Thiếu 2

4 Quỳnh Lưu 4 56 7 42 7 70 Thiếu 2

5 Nguyễn Đức Mậu 38 8 30 5 65 Thiếu 2

6 Hoàng Mai 55 7 42 6 76 Thiếu 3

Tổng 298 38 228 37 422 Thiếu 15

(Số liệu do bộ phận văn phòng các nhà trường cung cấp)

- Thuận lợi:

+ Giáo dục Quỳnh Lưu luôn được sự quan tâm của sở GD&ĐT, các cấp ban ngành và cơ quan trên toàn huyện.

+ Quỳnh Lưu vốn là một vùng quê có truyền thống hiếu học nên đội ngũ các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh đều quan tâm đến vấn đề giáo dục. Giáo dục huyện Quỳnh Lưu luôn kế thừa và phát huy những kết quả đáng khích lệ của những năm học trước.

- Khó khăn:

+ Do địa bàn rộng, trong đó có nhiều vùng có mức sống còn khó khăn nên việc quan tâm tới vấn đề học tập của con em còn hạn chế.

+ Phần lớn là học sinh nông thôn, nên trình độ một số bộ phận dân trí thấp, việc duy trì sĩ số gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của phụ huynh chưa đầy đủ, một số phụ huynh còn để học sinh nghỉ học ở nhà giúp gia đình.

+ Đội ngũ giáo viên chưa cân đối, còn một số bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Kiến thức xã hội, nhân văn, kỹ năng ứng xử, giao tiếp còn ít được chú trọng, kỹ năng giải quyết các tình huống còn hạn chế, học sinh ít được tham gia vào các hoạt động tập thể.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mặc dù đã được đầu tư nhưng so với yêu cầu còn thiếu.

- Một số tồn tại hạn chế bất cập.

+ Việc đăng ký học tiết tự chọn của học sinh ở một số môn học nhà trường còn áp đặt, không để ý sở thích và nguyện vọng của các em. Dẫn đến chưa phát huy hết năng lực sở trường, đam mê môn học mà học sinh yêu thích. Kỹ năng làm việc theo nhóm, cùng góp sức để giải quyết vấn đề ở học sinh còn nhiều hạn chế. Nhiều giáo viên rất ngại tổ chức hoạt động nhóm trong giờ học vì sợ mất thời gian, ồn ào, quản lý lớp khó khăn. Thông thường hoạt động nhóm diễn ra ở một số tiết dạy thao giảng, dự giờ thăm lớp của giáo viên.

+ Chất lượng giáo dục chưa thực sự toàn diện. Nhà trường chú trọng nhiều đến chất lượng mũi nhọn. Học sinh có học lực yếu, kém, học tập sa sút, chưa nắm vững kiến thức bài học ở trên lớp chưa được đầu tư quan tâm chăm sóc, chưa có kế hoạch phụ đạo kịp thời để giúp các em tiến bộ trong học tập.

+ Trình độ Ngoại ngữ, Tin học của học sinh rất hạn chế, chưa tạo được môi trường dạy và học hợp lý, chưa lôi cuốn và thu hút học sinh học, học

ngoại ngữ chủ yếu ở lớp. Rất ít chủ đề, hội thảo được tổ chức để rèn luyện kỹ năng giao tiếp nghe, nói mà học sinh phải trình bày ngôn ngữ bằng tiếng Anh.

+ Tình trạng học lệch ở học sinh khá phổ biến, nhiều học sinh chỉ chăm học Toán, Lý, Hoá, để thi Đại học, Cao đẳng, rất ít em thích học khối C. Hệ lũy là thực trạng vốn kiến thức, hiểu biết về: Xã hội, văn hoá, lịch sử, địa lý đất nước con người Việt Nam ở nhiều học sinh ngây ngô, non kém.

+ Tình trạng học sinh đánh nhau, đặc biệt là học sinh nữ, học sinh yêu đương rất sớm, tình trạng nạo phá thai ở vị thành niên tăng nhanh trong giới học đường đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân, một số học sinh nói tục chửi bậy, giao tiếp trong cuộc sống còn hạn chế, ý thức tham gia giao thông, vệ sinh môi trường còn yếu.

+ Một thực tế là phân công giáo viên làm chủ nhiệm lớp để đủ chuẩn tiết theo quy định như vậy nhà quản lý chưa thực sự coi trọng công tác làm chủ nhiệm của giáo viên. Việc tuỳ tiện thay đổi giáo viên chủ nhiệm, có những lớp một học kỳ có đến 2, 3 giáo viên chủ nhiệm. Dẫn đến công tác chủ nhiệm gián đoạn việc nắm bắt diễn biến tâm lý, hoàn cảnh gia đình phụ huynh, theo dõi học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của học sinh gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Vì vậy chất lượng giáo dục đạo đức ở học sinh chưa đạt yêu cầu, còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa nhà trường và hội cha mẹ học sinh chưa ăn ý, đôi lúc chỉ là hình thức.

+ Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn còn mang nặng hành chính, ít tập trung đầu tư về thời gian cùng hợp tác, nghiên cứu soạn giáo án, tìm nguyên nhân, biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục, tâm lý ngại thay đổi, giáo viên thường chú trọng khâu hoàn thành bài dạy, chương trình, chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả giờ dạy, chưa thực sự quan tâm đến việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức ở học sinh, có kế hoạch dạy thêm, nhưng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ít được quan tâm.

+ Việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy học, nhiều tiết học đang còn hạn chế vì trang thiết bị, hoá chất làm thí nghiệm còn thiếu, chất lượng kém.

+ Chính sách tiền lương hiện nay chưa phù hợp với giáo viên. Giáo viên có tay nghề tốt, tâm huyết, cống hiến hết mình lên lương cùng thời điểm với những giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Điều bất cập này đã làm lãng phí nguồn nhân lực có chất lương cao trong giáo dục, làm cho bộ máy nhà trường hoạt động chưa đều tay.

+ Tình trạng đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên còn chung chung, mang tính hình thức, nể nang, ngại va chạm, sợ mất lòng. Việc phê bình, góp ý thường né tránh, thay vào đó là bỏ phiếu kín.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 46 - 49)