Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An một cách khách quan, khoa học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 82)

QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN

3.2.4.Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An một cách khách quan, khoa học

lưu, tỉnh Nghệ An một cách khách quan, khoa học

Đánh giá cán bộ là quá trình hình thành nhận định, những phán đoán về phẩm chất, nhân cách, năng lực cán bộ, về kết quả công việc dựa trên sự phân

tích các thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những thay đổi, điều chỉnh cán bộ tạo ra chất lượng hiệu quả cao.

Đánh giá cán bộ, trước tiên phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ. Công tác cán bộ, vấn đề nổi lên hàng đầu là phải đánh giá đúng. Đánh giá và bố trí, sử dụng cán bộ là hai vế của một nội dung hết sức quan trọng trong công tác cán bộ; hai vế đó tạo nên một chỉnh thể thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau, mặt này bổ sung mặt kia và ngược lại.

Thường xuyên khảo sát, đánh giá đúng đội ngũ CBQL là một công việc rất quan trọng để quản lý phát triển đội ngũ CBQL.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Đánh giá cán bộ là một công việc quan trọng để xây dựng đội ngũ CBQL. Vì vậy, công tác đánh giá phải được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, đồng thời phải biết kết hợp đánh giá đột xuất theo các yêu cầu cụ thể. Kết quả đánh giá phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ và làm cơ sở để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm CBQL. Sau khi đánh giá cán bộ, cần thiết phải có kế hoạch, hướng sử dụng, hướng đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, đồng thời cũng phải có biện pháp tác động với cả người đạt hiệu quả cao và chưa đạt hiệu quả trong công tác.

Không thể đánh giá cán bộ một cách cảm tính chủ quan, có thể nghiên cứu hồ sơ cán bộ để có được thông tin ban đầu nhưng phải thông qua hoạt động thực tiễn để đánh giá. Thông qua hoạt động thực tiễn, ta mới có thể phát hiện được cán bộ nào có khả năng phát triển tốt, cán bộ nào cần thay thế, đồng thời mới thẩm định lại việc đánh giá cán bộ hiện tại là đúng hay sai để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Thông qua việc khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL để nắm chắc chất lượng đội ngũ CBQL, đánh giá phân loại CBQL, trên cơ sở sắp xếp bố trí, sử dụng hợp lý phát huy năng lực sở trường của từng CBQL, lập quy hoạch CBQL, xác định kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, từng bước xây dựng đội ngũ CBQL trường học đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đổi mới giáo dục, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Quỳnh lưu trong thời kỳ mới.

Đánh giá cán bộ để không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, đao đức cách mạng, năng lực hiêu quả công tác của cán bộ. Làm căn cứ tuyển chọn xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miện nhiễm, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ.

“Đánh giá CBQL là nội dung quan trọng của công tác cán bộ, một trong những thành công trong công tác cán bộ của Đảng là đã hình thành những quan điểm rõ ràng, nhất quán, pháp pháp sáng tạo, cụ thể trong đánh giá cán bộ”. Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở vững chắc để đào tạo sử dụng hợp lý cán bộ, tạo ra động lực để cán bộ, đảng viên cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá cán bộ không đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán bộ một cách tùy tiện, làm mất đi động lực phấn đấu của từng cá nhân. Có khi làm xáo trộn tâm lý của cả một tập thể, gây sự trầm lắng, trì trệ trong công việc. Bởi vậy đánh giá cán bộ phải xem xét thực hiện thống nhất trên nền tảng những quan điểm và phương pháp đúng đắn, khoa học.

Trong thực tế hiện nay công tác đánh giá CBQL nói chung và đánh giá CBQL giáo dục nói riêng ở nhiều cấp học, nhiều nơi còn chủ quan, cảm tính, cục bộ, thiếu dân chủ làm cho một số cán bộ có đức có tài bị bỏ quên, trong khi đó không ít kẻ cơ hội, chạy chức quyền, thiếu tài, thiếu năng lực lại được

sử dụng, làm mất đoàn kết nội bộ, hạn chế hoặc gây tổn hại cho nhiệm vụ chính trị trong các trường học.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để đánh giá cán bộ, cần lượng hóa tiêu chuẩn CBQL nói chung và CBQL nói riêng dựa trên một số căn cứ vừa có tính chất lý luận, kinh nghiệm vừa thể hiện sự vận dụng, quán triệt các văn bản có tính pháp quy như.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT thì việc đầu tiên, là phải xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ này.

* Tiêu chuẩn chung

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ III, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, đó là:

Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân còn phải: Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính

sách, pháp luật; thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện. Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

* Tiêu chuẩn cụ thể

- Về phẩm chất

+ Phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Có hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

+ Có giác ngộ chính trị, biết phân tích và bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước.

+ Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động cao.

+ Có khả năng làm việc mà không bị ảnh hưởng những định kiến tôn giáo, dân tộc, giới tính hoặc những rào cản khác.

+ Có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tế nhị, lịch thiệp trong đối xử với đồng nghiệp và phụ huynh. Quan tâm đến tình cảm, thái độ của đồng nghiệp và học sinh.

+ Thực sự là nhà giáo dục, con chim đầu đàn của tập thể sư phạm nhà trường. Có uy tín với tập thể và cấp trên, được cán bộ, giáo viên và học sinh tôn trọng. Bày tỏ những xúc cảm một cách rõ ràng và trực tiếp.

+ Phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng, công tâm, không có biểu hiện tiêu cực, không phụ thuộc vào người khác.

+ Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới công bằng vô tư, linh hoạt và chấp nhận sự thay đổi.

+ Có ý thức tiết kiệm, chống tham ô lãng phí

+ Tận tụy với công việc, kiên định và không từ bỏ mục tiêu + Biết hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp, học sinh vươn lên.

+ Mạnh dạn, thẳng thắn trong các mối quan hệ. Biết lắng nghe ý kiến phê bình của đồng nghiệp và cấp trên, biết sửa chữa sai sót.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An (Trang 82)