Để phân tích các nhân tố tác động đến năng suất nuôi tôm thâm canh của các hộ nuôi tại Khánh Hòa, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính giữa các biến trong mô hình như đã nêu ở chương 1. Kết quả phân tích hồi qui thể hiện ở các bảng sau:
Bảng 3.9: Thủ tục chọn biến trong phân tích hồi qui OLS
Mô hình Các biến đưa vào Các biến loại bỏ Phương pháp
1
Số vốn bỏ ra trong mỗi ha (trđ/ha), hệ số thức ăn, diện tích ao nuôi (m2), mật độ nuôi (con/m2), lao động, độ trong ao nuôi (cm), độ mặn ao nuôi (‰) chất lượng tôm giống,a
. Đưa một lượt các biến
vào cùng một lúc
2 . Diện tich ao nuôi
(m2)
Loại trừ dần từng biến ra khỏi mô hình (Tiêu chuẩn: Xác suất của F để loại >= 0.100).
3 . Lao động
Loại trừ dần từng biến ra khỏi mô hình (Tiêu chuẩn: Xác suất của F để loại >= 0.100).
a. Tất cả các biến được yêu cầu đưa vào.
Tác giả sử dụng phương pháp (Method): Backward (loại trừ dần từng biến ra khỏi mô hình). Số liệu trên bảng 3.9 cho thấy thủ tục chọn biến trong phân tích hồi qui OLS cho thấy có 02 biến diện tích ao nuôi (m2), số lao động bình quân bị loại khỏi mô hình do không thỏa mãn điều kiện (F>= 0,1). Các nhân tố còn lại trong mô hình sẽ là: số vốn bỏ ra cho mỗi vụ (triệu đồng/vụ), hệ số thức ăn, mật độ nuôi (con/cm2), độ trong (cm), độ mặn ao nuôi (‰) và chất lượng tôm giống.
Bảng 3.10: Mô hình tổng quát trong phân tích hồi qui
Mô hình Hệ số tương quan bội R R2 R 2 đã hiệu chỉnh Sai số tiêu chuẩn của ước
lượng Kiểm định Durbin- Watson 1 .935a .875 .868 .07332 2 .935c .875 .868 .07320 3 .934d .874 .869 .07308 1.850
a. Dự đoán: Số vốn bỏ ra trong ha (trđ/ha), hệ số thức ăn, diện tích ao nuôi (m2), mật độ nuôi (con/m2), Lao động, độ trong ao nuôi (cm), độ mặn ao nuôi (‰) chất lượng tôm giống,
b. Dự đoán: Số vốn bỏ ra trong ha (trđ/ha), hệ số thức ăn, mật độ nuôi (con/m2), Lao động, độ trong ao nuôi (cm), độ mặn ao nuôi (‰) chất lượng tôm giống,
c. Dự đoán: Số vốn bỏ ra trong ha (trđ/ha), hệ số thức ăn, mật độ nuôi (con/m2), độ trong ao nuôi (cm), độ mặn ao nuôi (‰), chất lượng tôm giống,
d. Biến phụ thuộc: năng suất thu hoach (kg/m2).
Các thông tin ở bảng 3.10 cho thấy các tham số thống kê của mô hình khi tất cả các biến được đưa vào và dần loại bỏ các biến ít có quan hệ. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong cả 03 mô hình đều có hệ số tương quan khá cao, với R2 nhận các giá trị 0,935; 0,935 và 0,934 và mức giảm rất bé khi các biến độc lập được đưa ra khỏi mô hình. Điều này có nghĩa là các biến bị loại bỏ là những biến ít có mối quan hệ với biến phụ thuộc.
Với hệ số xác định hiệu chỉnh R2 (1) = 0.868, R2 (2) = 0.868, R2 (3) = 0.869 nghĩa là mô hình hồi qui tuyến tính bội trên đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến
86,9 % hay sự thay đổi của năng suất thu hoạch tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh có thể được giải thích bởi sự phụ thuộc tuyến tính vào các yếu tố: số vốn bỏ ra cho mỗi vụ (triệu đồng/vụ), hệ số thức ăn, mật độ nuôi (con/cm2), độ trong (cm), độ mặn ao nuôi (‰) và chất lượng tôm giống; 13,1% còn lại phụ thuộc vào các yếu tố khác.