Hiện nay có 3 hình thức nuôi phổ biến là: nuôi quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh và thâm canh trên các vùng đất cát, đất phèn chua có lót bạt với mật độ nuôi phổ biến là 80 – 120 con/m2 tỷ lệ sống đạt 60-80% với năng suất trung bình khoảng 8-10 tấn/ha. Lợi nhuận đem lại từ nghề nuôi tôm thẻ là khá lớn. Việc lựa chọn hình thức nuôi tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, năng lực đầu tư, trình độ quản lý của người nuôi ở từng địa phương. Có thể biểu diễn sự phụ thuộc các hình thức nuôi và đầu tư của con người theo sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sự phụ thuộc các hình thức nuôi vào đầu tư của con người
(Nguồn: Tacon, 1988)
Nuôi quảng canh truyền thống và quảng canh cải tiến:
Nuôi quảng canh là loại hình nuôi truyền thống, phụ thuộc vào tự nhiên, diện tích ao thường lớn từ vài ha đến vài chục ha và độ sâu mức nước thường nông từ 0.5- 1m. Các ao đầm nuôi được lấy đầy nước khi nước triều lên mang theo thức ăn và
Mức độ quản lý Khả năng xuất hiện bệnh Thức ăn nhân tạo Mật độ nuôi Thức ăn tự nhiên Nuôi quảng canh cải tiến
Nuôi bán thâm canh
nguồn giống tự nhiên. Giống và thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Nếu thả thêm giống thì rất ít, khoảng 1 - 2con/m2. Các ao nuôi được thu hoạch theo phương pháp thu tỉa.
Loại hình nuôi quảng canh tích cực hơn được gọi là nuôi quảng canh cải tiến. Chọn các ao nuôi có diện tích nhỏ, thường khoảng 1 đến vài ha, mật độ thả giống từ 1- 5 con/m2, có bổ sung thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự tạo. Năng suất đạt từ 300- 800 kg/ha/năm.
Nuôi bán thâm canh:
Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi phù hợp với điều kiện nuôi của nền kinh tế hiện nay của nước ta, đồng thời phù hợp với trình độ và khả năng quản lý của nhiều người nuôi tôm thẻ chân trắng. Do vậy hình thức nuôi này ngày càng phát triển.
Hình thức này nuôi bằng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp là chủ yếu. Các ao nuôi bán thâm canh thường xây dựng ở vùng cao triều. Diện tích ao nuôi từ 0.5-1.5 ha. Hệ thống ao đìa được đầu tư nhất định để chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý và khống chế môi trường như hệ thống máy bơm, máy sục khí, độ sâu mức nước từ 1.2- 1.4m. Mật độ giống thả 10-15 con/m2. Năng suất đạt từ 1-5 tấn/ha/năm.
Nuôi thâm canh:
Nuôi thâm canh là hình thức có đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật, đồng thời đòi hỏi người sản xuất phải có trình độ kỹ thuật tương đối cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về nuôi tôm thương phẩm. Có thể nuôi thâm canh là hình thức con người hoàn toàn kiểm soát các yếu tố môi trường, thức ăn, sinh trưởng … phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm trong suốt chu kỳ nuôi. Diện tích ao nuôi thường khoảng 0.5 ha, mật độ thả giống khoảng > 30 con/m2, có đủ thiết bị điều kiện môi trường ao nuôi, năng suất thu hoạch > 8 tấn/ha/vụ.
Trong ba hình thức nuôi kể trên, nuôi thâm canh thu được lợi nhuận cao, kích cỡ tôm thương phẩm thu được đồng đều. Người nuôi có thể chủ động trong tất cả các thao tác nên nếu người nuôi đủ vốn thì đầu tư hình thức nuôi thâm canh là lựa chọn hiệu quả cao.
Hiện nay hoạt động nuôi tôm tại tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung có ba hình thức: thâm canh, quảng canh và bán thâm canh. Người nghiên cứu chọn hình thức nuôi thâm canh là đối tượng nghiên cứu của đề tài vì lý do:
- Thứ nhất: tính trên tổng số sản lượng do nghề nuôi tôm tạo ra trong toàn tỉnh Khánh Hoà thì sản lượng do hoạt động nuôi thâm canh tạo ra là 74% trong tổng sản lượng tôm của tỉnh.
- Thứ hai: hình thức nuôi tôm này chịu sự tác động nhiều nhất của con người thông qua kỹ thuật, quản lý và vốn; có nghĩa là con người có thể điều chỉnh hành vi của mình nhằm mục đích tăng năng suất.