Tổng quan tình hình nuôi tôm trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến năng suât tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh khánh hòa (Trang 46)

2.1.1. Tổng quan về tình hình nuôi tôm trên thế giới

Trong những năm qua do ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và thương mại làm cho thị trường thủy sản thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên, tổng sản lượng thủy sản trên thế giới, đặc biệt là sản lượng thủy sản nuôi vẫn tăng đáng kể. Trong đó chủ yếu là sản lượng nuôi tôm. Năm 1999, sản lượng tôm nuôi trồng trên thế giới là 814.250 tấn. Đến năm 2000, sản lượng tôm nuôi đạt 912.456 tấn và dự tính đến năm 2013 sẽ đạt 1,7 triệu tấn (Đặng Thị Thu Hương, 2004).

Theo số liệu thống kê của FAO (2006), trong cơ cấu các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên thế giới, mặt hàng tôm nuôi dù chỉ chiếm 5,56% về sản lượng nhưng đã chiếm đến 14,96% giá trị năm 2005. Điều này cho thấy nuôi tôm trên thế giới luôn chiếm ưu thế trong nuôi giáp xác và trong nuôi trồng thủy sản. Các loài tôm nhiều nhất là tôm sú P.monodon, tôm nương P.chinenis và tôm chân trắng P.vannamei, riêng 3 loài tôm này

chiếm trên 86% sản lượng nuôi tôm của thế giới.

Hiện nay có khoảng 25 loài tôm đang được nuôi, nhưng chỉ có 5 loài đạt sản lượng trên 10 ngàn tấn/ năm và 3 loài đạt sản lượng trên 100 ngàn tấn/năm (Bộ Thủy sản, 1995).

Theo nhận định của FAO tại hội thảo “cá cho người”, triển vọng thị trường thủy sản thế giới sẽ còn phát triển mạnh. Tuy nhiên mức tăng tiêu thụ thủy sản sẽ không đồng đều: khu vực châu Á, châu Phi tăng mạnh nhất trong khi thị trường châu Âu giảm nhẹ. Một trong những nguyên nhân là do con người hiện nay thích lựa chọn ăn thủy sản hơn là vì lý do sức khỏe. Tình trạng bệnh dịch của một số loài gia súc, gia cầm bệnh “bò điên, cúm gà” có ảnh hưởng đáng kể đến việc gia tăng tiêu thụ thủy sản. Trong khi đó mức tiêu thụ sản phẩm các loại đạm động vật như thịt bò, heo, gà đều giảm (Bộ Thủy sản, 2003).

Bảng 2.1: Sản lượng tôm nuôi trên thế giới giai đoạn 2007 – 2012 Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 20011 2012

Sản lượng tôm (SL) 1000 tấn 3.040 3.127 2.899 2.721 2.934 3.188

(Nguồn: nguồn báo thủy sản Việt Nam)

Các mặt hàng xuất khẩu tập trung nhiều vào, cá biển, cá ngừ, cá hồi, tôm. Tôm là nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm hàng thủy sản với ba sản phẩm chính là tôm đông, tôm tươi sống và tôm đóng hộp (Bộ Thủy sản, 2004). Do sự bùng nổ tôm nuôi trên thế giới nên trong tiêu thụ trong những nhà hàng của Nhật và Mỹ thì nay tôm đã được tiêu thụ rộng rãi ở kênh tiêu thụ gia đình. Sau gần 20 năm qua, nhu cầu nhập khẩu tôm thế giới tăng 3 lần. Năm 1985 toàn thế giới nhập khẩu tôm các loại trị giá: 2.633 triệu USD thì đến năm 1998 khối lượng tôm nhập khẩu toàn thế giới đã tăng lên 1.245.000 tấn, trị giá 10.819 triệu USD (Đặng Thị Thu Hương, 2004).

Hiện nay trên thế giới có 62 quốc gia nuôi tôm và tập trung chủ yếu ở hai khu vực chính là các nước châu Á (Đông bán cầu) chiếm 86% tổng sản lượng nuôi tôm trên thế giới và các quốc gia Mỹ La Tinh (Tây bán cầu) (Bộ Thủy sản, số 4/2003),

Theo một báo cáo khác của FAO về tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2005 thì các nước châu Á hầu như chiếm vị trí độc tôn trong 10 quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản, Trung Quốc là nước dẫn đầu bảng xếp hạng vượt xa tất cả các nước khác với 67,31% về sản lượng và 48,71% về giá trị các mặt hàng thủy sản được nuôi trồng trên thế giới. Việt Nam xếp vị trí thứ 3 chiếm 2,98% trong tổng sản lượng và chiếm vị trí thứ 5 về % trong tổng giá trị

Bảng 2.2: Sản lượng tôm nuôi của châu Á và châu Mỹ La tinh giai đoạn 2007 – 2012

(ĐVT: tấn)

(*

Được tính theo tấn khối, không bao gồm tôm nước ngọt Macrobrachium spp)

(Nguồn: The Global Aquaculture Advocate)

Đến năm 2012 Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng thủy sản.

2.1.2. Tổng quan về tình hình nuôi tôm tại Việt Nam

Việt Nam có hơn 3620 km bờ biển, địa hình vào loại phức tạp với hơn 4000 hòn đảo lớn, nhỏ. Vùng ven bờ có nhiều đầm phá, vũng, eo vịnh, khoảng 25 vạn ha rừng ngập mặn, gần 10 vạn ha đầm phá vũng eo vịnh, khoảng 29 vạn ha bãi triều lầy và cứ bình quân 20 km bờ biển có một cửa sông với 1,7 triệu ha diện tích có tiềm năng nuôi trồng thủy sản, riêng các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ có diện tích mặt nước lợ tự nhiên lớn.Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản, năm 2012 cả nước có 30 tỉnh thành nuôi tôm nước lợ, đã thả nuôi 657.523 ha, đạt sản lượng 476.424 tấn,tăng 0,2% diện tích và giảm 3,9% sản lượng. Trong đó diện tích nuôi tôm sú 619.355 ha, sản lượng 298.607 tấn , giảm 7,1% diện tích và 6,5% sản lượng; tôm chân trắng 38.169 ha, tăng 15,5%,sản lượng 177.817 tấn, tăng 3,2% so với năm 2011. Diện tích tôm sú chiếm 94,1%diện tích nuôi tôm và 62,7% sản lượng, tôm chân trắng chiếm 5,9% diện tích và

27,3%sản lượng. Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất với 595.723 ha và 71.292 tấn, trong đó tôm sú là 579.997 ha và 280.647 tấn, tôm chân trắng 15.727 ha và 77.830 tấn.

Bảng 2.3: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam theo khu vực từ năm 2009 - 2012

(ĐVT: tấn)

Năm 2009 2010 2011 2012

CẢ NƯỚC 384.519 388.359 419.381 450.364

Đồng bằng sông Hồng 16.054 14.512 14.981 16.422

Trung du và miền núi phía Bắc 388 294 379 367

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 43.563 51.216 69.562 71.292

Tây Nguyên 88 61 67 68

Đông Nam Bộ 14.896 15.207 15.805 21.030

Đồng bằng sông Cửu Long 309.531 307.070 318.586 341.117

(Nguồn:http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemlD=1149)

Nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta có lịch sử phát triển lâu đời, riêng nghề nuôi tôm ước tính xuất hiện khoảng 100 năm nay nhưng nuôi chuyên tôm mới phát triển từ năm 1987, khi sản xuất tôm bột đạt số lượng thương phẩm (Nguyễn Trọng Nho, 1995). Đến thập kỷ 90, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sản lượng tôm nuôi cao trong khu vực và trên thế giới với diện tích nuôi tôm cả nước đạt 260.000 ha và sản lượng 52.000 tấn vào năm 1995 (Nguyễn Thị Mỹ Vân, 1998).

Trong những năm gần đây, tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam do mang lại giá trị xuất khẩu cao. Theo thống kê của Cục thống kê và trung tâm tin học thủy sản, mặc dù tỷ trọng sản lượng nuôi tôm so với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2001-2006 là 22,35, nhưng giá trị mặt hàng tôm xuất khẩu lại chiếm 48,5% so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2002 – 2006. Trong giai đoạn 2005 – 2010, nếu như cả nước có tổng sản lương là 327.194 tấn vào năm 2009, thì năm 2012 đã là 450.364 tấn, trong đó, riêng các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, sản lượng tăng từ 43.563 tấn năm 2005 lên 71.292 tấn năm 2012 bảng 2.3.

2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa trắng thâm canh tại tỉnh Khánh Hòa

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu tỉnh Khánh Hòa

Vị trí địa lý: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nước ta, có phần

lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12o52'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11o42'50'' vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108o40’33'' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109o27’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước ta.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa (Tỷ lệ 1 : 50.000)

(Nguồn: http://www.vietecon.org/sedec/solieu/bando/m-kiengiang.htm

Diện tích của tỉnh Khánh Hòa là 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài 385km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển (2.432 km2), vùng thềm lục địa (10.000 km2), các đảo ven bờ, vịnh (1.000 km2), vùng đất ngập nước (1.650 km2) và huyện đảo Trường Sa. Đó là quỹ mặt nước tiềm năng cho sự phát triển của nghề cá vùng ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới của tỉnh.

2.2.1.2. Địa hình và thổ nhưỡng

Khánh Hòa là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển. Núi ở Khánh Hòa không cao, phần lớn chỉ khoảng 1000 m nhưng gắn với dãy Trường Sơn nên địa hình núi khá đa dạng. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Hòn Giao (2.062 m) thuộc địa phận huyện Khánh Vĩnh. Các đồng bằng lớn ở Khánh Hòa gồm có đồng bằng Nha Trang, Diên Khánh nằm ở hai bên sông Cái với diện tích khoảng 135 km²; đồng bằng Ninh Hòa do sông Dinh bồi đắp, có diện tích 100 km². Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai vùng đồng bằng hẹp là đồng bằng Vạn Ninh và đồng bằng Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích canh tác nhỏ ở vùng thung lũng của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh. Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 – 20 m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á.

Cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và ryolit, dacit có nguồn gốc mác ma xâm nhập hoặc phun trào kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi. Về địa hình kiến tạo, phần đất của tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông - Nam của địa khối cổ Kon Tum, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh.

2.2.1.3. Sông ngòi, đầm phá vùng vịnh

Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Hầu hết các con sông đều bắt nguồn tại vùng núi phía Tây và chảy xuống biển phía Đông. Dọc bờ biển, cứ khoảng 5 - 7 km có một cửa sông. Các con sông lớn ở Khánh Hòa phải kể đến: sông Cái Nha Trang, sông Dinh (Ninh Hòa), sông Tô Hạp (Khánh Sơn).

Từ Bắc vào Nam, Khánh Hòa có các vịnh Vân Phong, vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh. Vân Phong là vịnh biển lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích 503 km2, độ sâu trung bình trên 10 m, nơi sâu nhất trên 30 m. Vịnh Nha Trang là vịnh biển lớn thứ hai, với diện tích khoảng 400 km2. Vịnh Cam Ranh có diện tích khoảng 185 km2, độ sâu phổ biến từ 5 đến 10 m, phía ngoài có độ sâu khoảng 20 m, ra khỏi cửa vịnh tiếp cận với đường đẳng sâu 40 m. Nhìn chung các vịnh ở Khánh Hòa tương đối kín, thuộc vùng biển ít bão của nước ta, do đó rất thích hợp cho các hoạt động du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản,… Ngoài ra, Khánh Hòa cũng có nhiều vùng đầm phá lớn như đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều,… rất thuận lợi cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

2.2.1.4. Khí hậu – thủy văn, thủy triều

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh, thành phía Bắc từ đèo Cả trở ra và phía Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C.

Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt.

Thủy triều của Khánh Hòa thuộc loại thủy triều hỗn hợp (nhật triều không đều) thiên về nhật triều, còn lại là bán nhật triều. Mỗi tháng có 18 - 22 ngày nhật triều, còn lại là bán nhật triều. Vào kỳ nước cường biên độ đạt mức 1,5 – 2,0 m, rất thuận tiện cho việc lấy nước vào ao nuôi trồng thủy sản. Động lực vùng nước ven bờ là tác dụng tổng hợp của sóng gió, dòng hải lưu, thủy triều và sự trao đổi nước. Ngoại trừ một số đầm vịnh, hầu hết vùng nước ven bờ biển Khánh Hòa có chế độ động lực mạnh quanh năm và mạnh theo mùa gió Đông Bắc và Tây Nam. Điều này làm tăng khả năng trao

đổi nước, làm sạch nước và làm sạch môi trường, tạo sự phát triển bền vững và ổn định hệ sinh thái tự nhiên của biển.

2.2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên biển

Dọc bờ biển Khánh Hòa có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố; Bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết thuộc thị xã Ninh Hòa có chiều dài 4 km; Đại Lãnh thuộc huyện Vạn Ninh với chiều dài gần 3 km. Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du lịch, lặn biển, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh năm có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm,...

Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vùng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ. Đặc biệt, khu vực Hòn Mun của vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao nhất với 350 loài san hô chiếm 40% san hô trên thế giới.

Trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hòa ước khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi với hơn 600 loài (70%). Khả năng cho phép hàng năm khoảng 70.000 tấn. Ngoài các hải sản như cá, động vật thân mềm, giáp xác, rong,… biển Khánh Hòa còn là nơi trú ngụ của chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng 2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý mà không phải tỉnh nào trong cả nước cũng có thể có được. Nó không chỉ góp phần cho xuất khẩu mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp.

Biển Khánh Hòa còn có ý nghĩa với việc sản xuất muối. Nước biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến năng suât tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh khánh hòa (Trang 46)