Các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến năng suât tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh khánh hòa (Trang 72 - 75)

Như đã trình bày trong trong chương 1: cơ sở lý luận, các biến số nghiên cứu được xác định trong mô hình hồi qui 12 biến (bảng 1.3).Tuy nhiên trong thực tế điều tra và phỏng vấn nhóm, người nghiên cứu loại các biến: nhiệt độ ao nuôi, bệnh tôm

Biến “Nhiệt độ ao nuôi”: Các hộ nuôi không đo (không quan tâm) đến nhiệt độ ao nuôi. Vì vậy biến này cũng được loại khỏi mô hình.

Theo Phạm Xuân Thủy – 2004, nhiệt độ nước ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm: cường độ hô hấp, khả năng bắt mồi, sự hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, sự tăng trưởng…Nhiệt độ thay đổi theo mùa, theo từng vùng, từng khu vực khác nhau. Nhiệt độ thích hợp cho tôm thẻ chân trắng là 23-30°C (Liao and Chao 1989), nhiệt độ này sẽ giúp tôm phát triển tốt. Nếu nhiệt độ khoảng 30°C tôm lớn nhanh. Nếu nhiệt độ <23°C tôm bắt mồi chậm. Đây cũng là hạn chế cần khắc phục của người nuôi khi không quan tâm đến nhiệt độ ao nuôi.

Biến “Bệnh tôm”: Sau khi điều tra và phỏng vấn 150 quan sát thì có đa số hộ vụ nuôi năm 2012 không bị nhiễm bệnh gì, một số hộ bị nhiễm bệnh do vi khuẩn nhưng được phát hiện sớm, điều trị từ 3 – 5 ngày là khỏi không ảnh hưởng gì đến năng suất nuôi. Vì vậy biến này cũng được loại khỏi mô hình nghiên cứu ban đầu.

Ngoài ra, sau khi nghiên cứu thực tế tác giả nhận thấy rằng kinh nghiệm nuôi và trình độ kỹ thuật nuôi của các hộ nuôi có những điểm tương đồng, trình độ kỹ thuật nuôi của chủ hộ thường được học tập qua nhiều cách thức khác nhau và đặc biệt tự học từ bản thân tích lũy qua các vụ nuôi cũng như học hỏi lẫn nhau giữa các hộ nuôi và thường được tích lũy theo thời gian. Do vậy, để hợp lý hơn , tác giả sử dụng biến “số lao động bình quân/ vụ nuôi” để đo lường biến số lao động có kinh nghiệm và có trang bị kỹ thuật nuôi mà mỗi hộ nuôi sử dụng. Và tác giả kỳ vọng rằng số lao động có kinh nghiệm và có trình độ kỹ thuật mà hộ nuôi sử dụng càng nhiều thì năng suất tôm thu hoạch sẽ càng cao, nên sẽ có quan hệ (+).

Biến chất lượng tôm giống thả nuôi là biến định tính với 2 thuộc tính là “đạt” và “không đạt”. Do đó, ta sử dụng biến giả Dclgtom thay cho biến chất lượng tôm giống và nhận giá trị là 1 nếu tôm giống thả nuôi là đạt chất lượng và nhận giá trị 0 nếu chất lượng tôm giống thả nuôi không đạt.

Như vậy, sau khi loại đi những biến không có ý nghĩa, mô hình nghiên cứu điều chỉnh được vẽ lại như hình 3.1.Mô hình nghiên cứu sau khi loại biến như sau:

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh.

Các biến còn lại trong mô hình nghiên cứu sau khi loại biến trình bày trong bảng 1.3.

Bảng 3.7: Tên biến và dấu kỳ vọng của các hệ số hồi qui mô hình của nghiên cứu sau khi điều chỉnh.

STT Biến Tên biến Đơn vị

tính Thang đo

Dấu kỳ vọng

1 Năng suất thu hoạch NS Kg/m2 Tỷ lệ

2 Số vốn bỏ ra trong 1 ha nuôi Sovon trđ/ha Tỷ lệ +

3 Mật độ nuôi Mdn con/m2 Tỷ lệ +/-

4 Chất lượng tôm giống Dclgtom - Danh nghĩa +

5 Diện tích thả nuôi Dtn m2 Tỷ lệ +

6 Số lao động bình quân/vụ nuôi Ld Người Tỷ lệ +

7 Hệ số thức ăn Hsta Lần Tỷ lệ -

8 Độ trong ao nuôi Dotrong cm Tỷ lệ +/-

9 Độ mặn ao nuôi Doman ‰ Tỷ lệ +/-

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)

NĂNG SUẤT THU HOẠCH TÔM NUÔI THÂM CANH Số vốn đầu tư Diện tích thả nuôi Hệ số thức ăn Lao động Mật độ nuôi Chất lượng tôm giống

Môi trường ao nuôi: - Độ trong;

Tổng số biến hiện tại được người nghiên cứu đưa vào mô hình hồi qui là 9 biến (1 biến phụ thuộc và 8 biến độc lập). Xem xét lại số lượng mẫu có đảm bảo ước lượng của mô hình không. Người nghiên cứu thu thập được 150 quan sát, hơn số biến trong mô hình 72, đủ đảm bảo cho việc ước lượng mô hình hồi qui.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu ra và các yếu tố tác động đầu vào, có nhiều lý thuyết phân tích mối quan hệ này nhưng phổ biến nhất là dùng dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas:

Yi = A*X1 β1 * X2 β2 * …. * Xnβn * eb1D1 Hay:

NS = A + Sovon β1 * Dtn β2 * Hsta β3 * Mdn β4 * Ld β5 * Dotrong β6 * Domanβ7 * eβ8Dclgtom

Từ phương trình trên, rõ ràng quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không có quan hệ tuyến tính. Do vậy, lấy Lôgarít 2 vế ta được:

LnY = LnA + β1 LnX1 + β2 LnX2 + … + βn LnXn + b1D1 Hay:

Ln_NS= LnA + β1 Ln_Sovon+ β2 Ln_Dtn+ β3 Ln_Hsta+ β4 Ln_Mdn + β5Ln_Ld +

β6Ln_Dotrong + β7Ln_Doman +β8Dclgtom

Trong đó:

NS: biến phụ thuộc;

Sovon, Dtn, Hsta, Mdn, Ld, Dotrong, Doman, Dclgtom : các biến độc lập trong mô hình hồi quy;

Dclgtom: biến giả của mô hình ;

β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8:là các hệ số góc của các biến độc lập trong mô hình.

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến năng suât tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh khánh hòa (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)