Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến năng suât tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh khánh hòa (Trang 40 - 43)

Kinh tế học nuôi trồng thủy sản, cho rằng hàm sản xuất là mối quan hệ giữa khối lượng các yếu tố đầu vào được sử dụng và khối lượng kết quả sản xuất. Đó là quá trình biến đổi các yếu tố nguồn lực đầu vào thành các sản lượng đầu ra bằng một công nghệ nhất định thích hợp (Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung, 2005), chúng có quan hệ hàm số:

Q = f(x1, x2, x3, ….xn) ; trong đó : x1, x2, x3, ….xn là các nguồn lực đầu vào (biến số); Q là mức sản lượng (doanh số, năng suất…) đầu ra đạt được. Các yếu tố nguồn lực sản xuất thủy sản, nếu xét theo kinh tế học gồm các nhóm : tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, tài nguyên tiền bạc, tài nguyên về khoa học công nghệ (Nguyễn Ngọc Duy, 2010).

Cơ sở lý thuyết sản xuất và các mô hình nghiên cứu trước đây (Nguyễn Văn Hiếu, 2009), Phan Văn Hòa 2004) đã chỉ ra rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất của tôm nuôi. Dựa vào các mô hình nghiên cứu trước của các tác giả đã đề cập ở phần trên và từ thực tế điều tra, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu đề nghị.

Số năm kinh nghiệm Độ mặn trong ao nuôi Hệ số thức ăn Độ trong ao nuôi Mật độ nuôi Trình độ kỹ thuật người nuôi

Cơ cấu vốn lưu động Cơ cấu vốn cố định Diện tích ao nuôi Bệnh tôm Chất lượng tôm giống

NĂNG SUẤT THU HOẠCH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM

CANH

Mô hình trên có thể được biểu diễn bằng hàm hồi qui bội với các biến được mô tả như sau:

Đơn vị nghiên cứu chính là các hộ nuôi tôm thẻ trân trắng thâm canh nên các giả thuyết kỳ vọng cho mô hình nghiên cứu đề nghị như sau:

Biến “Bệnh tôm”: Trong suốt quá trình nuôi, tôm thường mắc các loại bệnh sau: (2) hội chứng taura, (1) bệnh hoại tử gan tụy, (3) bệnh đốm trắng, (4) đứt râu, cụt đuôi, phụ bộ bị gãy đứt, (5) đầu vàng. Biến bệnh tôm được đo lường thông qua bốn biểu hiện, biến Dummy bốn biểu hiện - Thang đo sử dụng là thang đo danh nghĩa.

Biến “Quy mô vốn đầu tư”: Do vốn là một yếu tố được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất và tùy vào nguồn lực kinh tế của từng chủ trang trại (hộ nuôi) sẽ quyết định đến việc lựa chọn quy trình nuôi, đầu tư máy móc thiết bị, thức ăn, con giống, nguồn nhân lực … cho mỗi ha nuôi. Nên biến quy mô vốn đầu tư sẽ được đo bằng tổng số vốn các hộ nuôi bỏ ra trong 1 ha. Nó bao gồm số vốn cố định bình quân

và lượng vốn lưu động bình quân bỏ ra trong một ha nuôi. Thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ. Tác giả kỳ vọng rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi chủ trang trại (hộ nuôi) tăng quy mô vốn đầu tư sẽ làm tăng năng suất tôm nuôi thâm canh.

Biến “Chất lượng tôm giống”: Chất lượng tôm giống thả nuôi được đo lường thông qua 2 biểu hiện: Đạt (mã hóa là 1), không đạt (mã hóa là 0). Chất lượng tôm giống có vai trò rất quan trọng, tôm giống có chất lượng tốt thì tôm thả phát triển nhanh, sức đề kháng tốt, ít bị nhiễm bệnh – Thang đo sử dụng là thang đo danh nghĩa. Do cách mã hóa biến “Chất lượng tôm giống” mà tác giả kỳ vọng nhân tố này sẽ có mối quan hệ dương (+) với năng suất tôm nuôi thâm canh. Nghĩa là, chất lượng tôm giống đạt yêu cầu thì năng suất sẽ cao hơn, ngược lại, tôm giống có chất lượng không đạt yêu cầu sẽ có năng suất thấp hơn.

Biến “Mật độ nuôi”: là số lượng tôm hoặc trọng lượng tôm thả trên 1 đơn vị diện tích mặt nước (số con giống/1m2 ). Để xác định mật độ thả thích hợp cho diện tích nuôi và từng phương thức nuôi, các yếu tố quan tâm là diện tích mặt nước, nguồn thức ăn, năng lực người nuôi…. Thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ. Và tác giả chưa khẳng định được nên có mối quan hệ có thể dương (+) hoặc âm (-) với năng suất tôm thẻ nuôi thâm canh thương phẩm.

Biến “Hệ số thức ăn” - Thang đo tỷ lệ. Để đánh giá tác động của các yếu tố như: loại thức ăn, hàm lượng đạm trong thức ăn, cách thức cho ăn … tác động đến năng suất tôm nuôi thì chúng ta có thể đo lường qua biến “hệ số thức ăn”.

Các hộ nuôi nên kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn hãng sản xuất thức ăn, hàm lượng đạm trong thức ăn, cũng như cách thức cho tôm ăn vì thức ăn luôn chiếm chi phí cao nhất. Lượng thức ăn cần phải điều chỉnh phù hợp theo thời tiết và điều kiện ao nuôi.

Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm 50% tổng chi phí đầu tư và việc quản lý thức ăn vẫn cần phải được cải tiến. Chất thải hữu cơ, thức ăn thừa tích tụ sẽ gây ra hơn 60% các vấn đề trong ao nuôi tôm. Nếu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1:1 thì cứ cho vào ao 100 kg thức ăn sẽ có đến 70 kg chất thải (thức ăn thừa, phân tôm...). Thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao là nguyên nhân gây bùng phát khí độc, đặc biệt khi mà hàm lượng oxy giảm hoặc khi tảo phát triển quá mức. Tác giả kỳ vọng rằng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì tăng hệ số thức ăn (hệ số chuyển đổi thức ăn - FCR) thì năng suất tôm sẽ giảm. Do đó, chúng sẽ có tác động ngược chiều.

Biến “Trình độ kỹ thuật người nuôi”: Có hai khả năng có thể xảy ra (1) chủ hộ nuôi - công nhân nuôi đã học qua các lớp tập huấn do Sở nông nghiệp tổ chức hay có các bằng cấp, chứng chỉ về lĩnh vực NTTS; (0) chủ hộ nuôi - công nhân nuôi không tham gia các lớp tập huấn và cũng không có bằng cấp, chứng chỉ trong lĩnh vực NTTS. Thang đo sử dụng là thang đo danh nghĩa, biến giả với hai biểu hiện (có trình độ; không có trình độ).

Biến “Diện tích thả nuôi”: Tác giả kỳ vọng rằng trong điều kiện các yếu tố

khác không đổi thì tăng diện tích nuôi sẽ làm tăng năng suất tôm thẻ nuôi thâm canh. Thang đo tỷ lệ.

Biến “Độ trong”: Trong nuôi tôm, màu nước nuôi rất quan trọng. Có màu nước

lợi cho tôm và cũng có màu nước lại gây hại cho tôm. Vì vậy người nuôi tôm cần nắm vững quy luật thay đổi màu nước. Bản chất của màu nước được định lượng bằng hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ chứa trong nước.

Độ trong ao nuôi sẽ ảnh hưởng đến các loài phiêu sinh sống trong ao từ đó tác động đến môi trường sống của tôm nuôi, hơn nữa nó cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ thức ăn của tôm làm cho quá trình sinh trưởng của tôm nuôi bị ảnh hưởng. do vậy, độ trong sẽ tác động đến năng suất nuôi. Thông thường màu ao tốt nhất là có màu vàng nâu hoặc nâu lục, độ trong của nước thích hợp cho nuôi tôm khoảng 25-40 cm. – thang

đo sử dụng của biến này là thang đo tỷ lệ; Và tác giả chưa khẳng định được nên có mối quan hệ có thể dương (+) hoặc âm (-) với năng suất tôm thẻ nuôi thâm canh thương phẩm.

Biến “Độ mặn”: Mỗi loại tôm có yêu cầu về độ mặn khác nhau và thay đổi tuỳ

theo từng thời điểm trong chu trình sinh sống.Tôm có thể thích ứng với điều kiện độ mặn môi trường thay đổi từ từ.Độ mặn cao hơn 35 phần ngàn sẽ làm màu nước đậm khó điều chỉnh. Tôm thẻ chân trắng có thể chịu được độ mặn từ 2-40 %o, độ mặn tốt nhất là 32-33 phần ngàn;– thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ. Và tác giả chưa khẳng định được nên có mối quan hệ có thể dương (+) hoặc âm (-) với năng suất tôm thẻ nuôi thâm canh thương phẩm.

Biến “Nhiệt độ”:Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát

triển của tôm: cường độ hô hấp, khả năng bắt mồi, sự hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, sự tăng trưởng…Nhiệt độ thay đổi theo mùa, theo từng vùng, từng khu vực khác nhau

Tôm thẻ chân trắng thích hợp với nhiệt độ 23-30 độ C. Tuy nhiên tôm nhỏ (1gr) lớn nhanh hơn trong nước ấm (30 độ C), tôm lớn (12-18gr) lớn nhanh nhất ở nhiệt độ nước 27 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn 15 độ C hoặc cao hơn 33 độ C trong 24 giờ hoặc lâu hơn, tôm sẽ chết. Tôm bị ngạt khi nhiệt độ từ 15-22 độ C và 30-33 độ C.

Biến “Số năm kinh nghiệm”: Là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng trong suốt quá trình nuôi, nó góp phần vào sự thành bại của nghề nuôi. Kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều năm từ những vụ nuôi, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè, hộ nuôi khác; càng trải qua nhiều vụ nuôi thì người dân sẽ càng hiểu rõ được đối tượng nuôi của mình. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp cho người nuôi nắm bắt kịp thời và xử lý một cách có hiệu quả trong vụ nuôi; biết được mùa vụ thích hợp, thời điểm thả giống, cách cho ăn và quản lý chăm sóc ao....Thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ. Nhân tố này tác giả kỳ vọng có mối quan hệ dương (+) với năng suất nuôi thương phẩm.

Biến “Năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh” sẽ được tính bằng số (kg/m2) – thang đo sử dụng là thang đo tỷ lệ.

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến năng suât tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh khánh hòa (Trang 40 - 43)