Theo FAO, lý thuyết điều tra mẫu và các phương pháp thu thập thông tin (http://www.fistenet.gov.vn): Muốn dựa vào thông tin của mẫu để đưa ra những kết luận đủ chính xác về dấu hiệu nghiên cứu trong tổng thể, trước hết mẫu được chọn phải mang tính đại diện cho tổng thể, tức là phản ánh đúng đặc điểm của tổng thể theo dấu hiệu nghiên cứu đó. Tùy thuộc vào đặc điểm của tổng thể nghiên cứu mà ta có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu cho phù hợp.
Trong điều tra năng suất thủy sản, có thể sử dụng phương pháp này để chọn ra các đơn vị mẫu cuối cùng trong một phạm vi hẹp. Ví dụ: điều tra năng suất NTTS trong một xã, người ta lập danh sách các hộ gia đình NTTS dựa trên sổ theo dõi nhân khẩu của xã, sau đó rút thăm ngẫu nhiên không lặp lại từ danh sách lập để chọn ra các hộ cần điều tra (http:www.fistenet.gov.vn).
Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định kích thước mẫu. Chẳng hạn, kích thước mẫu tuỳ theo phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ: ML, GLS…). Nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & ctg, 1998), hay ít nhất là 200 mẫu (Hoelter). Cũng có người cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (Bollen, 1989) [Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang, 2007] hay 15 mẫu cho một biến [Phạm Đức Kỳ, Bùi Nguyên Hùng, 2007]. Tuy nhiên, số lượng mẫu cũng xác định trên số lượng tổng thể nghiên cứu (bằng 1/10 qui mô mẫu) [Nguyễn Viết Lâm, 2007].
Phiếu điều tra sẽ được thiết kế và gửi đến các cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng được chọn trong mẫu nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là chọn mẫu theo phương pháp định mức (quota) căn cứ vào số cơ sở nuôi có trên địa bàn và được phân chia theo phương thức nuôi và quy mô của cơ sở nuôi.
Với qui mô tổng thể đã được xác định là tổng số cơ sở nuôi của toàn vùng (dựa vào số liệu công bố của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương năm 2012). Quy mô mẫu của nghiên cứu được xác định dựa vào phương pháp tính toán cỡ
mẫu đề xuất bởi Yamane (1967) để xác định số lượng mẫu đại diện cho một tổng thể hữu hạn đã được xác định trước (chi tiết hơn xem Israel, 2009). Đây là phương pháp xác định quy mô mẫu đại diện được sử dụng rất rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm.
Như vậy, với tổng thể là 568 cơ sở nuôi thì số lượng cơ sở nuôi cần chọn để khảo sát trong nghiên cứu này là 150 và được phân bổ theo các vùng và trong quá trình điều tra sẽ căn cứ vào phương thức nuôi và quy mô hộ nuôi để lấy theo tỷ lệ tương ứng, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Phân bố mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu
Vùng điều tra Số hộ nuôi
(hộ nuôi) Số hộ điều tra (hộ nuôi) Số hộ điều tra/số hộ nuôi (%) Ninh Hòa 135 36 26,67 Nha Trang 145 38 26,21 Cam Ranh 173 46 26,59 Vạn Ninh 115 30 26,09 Tổng cộng 568 150 26,41
(Nguồn: Tính toán của tác giả)