Để dễ dàng trong quá trình phân tích và sử lý số liệu, người nghiên cứu đưa ra một số ký hiệu cho các biến trong mô hình như trình bày trong Bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.3: Tên biến và dấu kỳ vọng của các hệ số hồi quy.
STT Biến Tên biến Đơn vị
tính Thang đo
Dấu kỳ vọng
1 Năng suất thu hoạch NS Kg/m2 Tỷ lệ
2 Số vốn bỏ ra trong 1 vụ nuôi Sovon trđ/ha Tỷ lệ +
3 Chất lượng tôm giống DClgtom - Danh nghĩa +
4 Mật độ nuôi Mdn con/m2 Tỷ lệ +/-
5 Hệ số thức ăn Hsta lần Tỷ lệ -
6 Trình độ kỹ thuật người nuôi Tdktnn - Danh nghĩa +
7 Diện tích ao nuôi Dtn m2 Tỷ lệ +
8 Số năm kinh nghiệm Snkn năm Tỷ lệ +
9 Nhiệt độ ao nuôi Nd °C Tỷ lệ +/-
10 Độ trong ao nuôi Dotrong cm Tỷ lệ +/-
11 Độ mặn ao nuôi Doman ‰ Tỷ lệ +/-
12 Bệnh tôm Benhtom - Danh nghĩa -
(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả)
Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu ra và các yếu tố tác động đến đầu vào, có nhiều lý thuyết phân tích mối quan hệ này nhưng phổ biến nhất là sử dụng dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng:
Yi = A*X1β1 * X2β2 * …. * Xn βn * eb1D1* e b1D2
Từ phương trình trên, rõ ràng quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không có quan hệ tuyến tính. Do vậy, lấy Lôgarít 2 về ta được:
LnY = LnA + β1 LnX1 + β2 LnX2 + … + βn LnXn + b1D1 + b2D2 Vậy phương trình hồi qui có dạng như sau:
Ln_NS= LnA + β1 Ln_Sovon+ β2 Ln_Dtn+ β3 Ln_Hsta + β4 Ln_Mdn+ β5Ln_Snkn +
β6Ln_Dotrong + β7Ln_Doman + β8Ln_Nhdo + β9Ln_Tdktn +b1DBtom +b2DClgtom
Trong đó:
NS: biến phụ thuộc;
Sovon, Dtn, Hsta, Mdn, Snkn, Dotrong, Doman, Nhdo, Tdktnn: các biến độc lập trong mô hình hồi quy;
DBtom, DClgtom: các biến giả của mô hình ;
β β β
Dạng hàm này thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập (các nhân tố ảnh hưởng) với biến phụ thuộc (năng suất tôm thẻ chân trắng nuôi thâm canh).