Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến năng suât tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh khánh hòa (Trang 59)

2.3.1 Giới thiệu về tôm thẻ chân trắng

Hình 2.2: Tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa

Tôm thẻ chân trắng hay còn gọi là tôm chân trắng có tên khoa học là: Lipopenaeus vannamei (Bone, 1931) và Penaeus vannamei; tên tiếng Anh: white shrimp; tên FAO: tôm chân trắng, camaron patiblanco; tên tiếng Việt: tôm thẻ chân trắng, tôm bạc Thái Bình Dương, tôm bạc Tây Châu Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm nhiệt đới, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển Pêru đến Nam Mê – Hi – Cô, vùng biển Equađo. Hiện tôm thẻ chân trắng đã được di giống ở nhiều nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia và Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng nên gọi là tôm chân trắng. Chùy là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chùy có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có 5 – 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ 2.

Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (gai telssm), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chùy khá dài đôi khi từ mép sau vỏ sau đầu ngực. Gờ bên chùy ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị. Có 6 đốt bụng, ở đốt mang

trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Gai đuôi không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp.

Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 – 50 ‰; thích hợp ở độ mặn nước biển 28 – 34 ‰; pH = 7,7 – 8,3; nhiệt độ thích hợp 25 – 32oC; tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 280 C.

Ở các trại nuôi, tôm chân trắng thích hợp với nhiệt độ từ 20 – 300C; pH từ 8,0 – 8,5 trong ngày, độ mặn từ 10 – 25 ‰; độ kiềm từ 100 – 250 mg/l; oxy hòa tan trên 4 mg/l; độ trong khoảng 35,5 cm; màu nước là màu xanh lục hoặc màu mận chín.

Tôm chân trắng là loại ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú. Tôm chân trắng có tốc độ sinh trưởng nhanh, chúng lớn nhanh hơn tôm sú ở tuổi thành niên. Trong điều kiện tự nhiên từ tôm bột đến tôm cỡ 40 g/con mất khoảng thời gian 180 ngày hoặc từ 0,1 g có thể lớn tời 15 g trong giai đoạn 90 – 120 ngày.

2.3.2 Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Khánh Hòa

Năm 2008 diện tích nuôi tôm thương phẩm khoảng 4.808 ha đạt 6.500 đến năm 2012 diện tích nuôi tôm giảm chỉ còn 2.160 ha và sản lượng 12.269 tấn. Nguyên nhân do một số diện tích nằm trong vùng giải tỏa phải di dời và một số diện tích chuyển sang nuôi các đối tượng thủy sản khác. Hình thức nuôi thâm canh chiếm 20% ha, nuôi bán thâm canh 80% diện tích còn lại nuôi xen canh một vụ tôm, một vụ cá hoặc một vụ rong, nuôi tôm sú chuyên canh với mật độ thả 20-25 con/m2, năng suất bình quân 1.6-2 tấn/ha. Nuôi tôm chân trắng chuyên canh với mật độ 70-80con/m2, năng suất bình quân từ 2.5 đến 3 tấn/ha/năm, những năm gần đây nuôi tôm chân trắng chủ yếu, mặc dù diện tích ít nhưng năng suất cao.

Bảng 2.5: Diện tích và sản lượng tôm nuôi giai đoạn 2008-2012 của tỉnh Khánh Hòa.

Năm Diện tích nuôi

(m2) Sản lượng tôm (Tấn) 2008 4.808 6.500 2009 4.166 5.300 2010 3.176 8.196 2011 2.372 13.008 2012 2.160 12.296

Đối với nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng là 2.160 ha chiếm 91.5% tổng diện tích nuôi tôm tập trung chủ yếu tại các xã/ phường Ninh Giang, Ninh Phú, Ninh Hà thuộc vùng nuôi Ninh Hòa là vùng nuôi có diện tích nuôi tôm thương phẩm lớn nhất tỉnh với diện tích nuôi tôm khoảng 1.226 ha, chiếm 52% tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh.

2.4. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm 2.4.1. Hệ thống công trình ao nuôi 2.4.1. Hệ thống công trình ao nuôi

Ao nuôi được xây dựng trên các vùng cao triều và trên triều chắc chắn có thể giảm được ảnh hưởng của sóng gió và bão lũ. Đa số ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa được thiết kế dạng hình chữ nhật (86,28%), số còn lại có hình vuông và hình dạng khác (13,72%).

Hình 2.3: Đáy và bờ ao nuôi

Đáy ao và bờ ao: Đặc điểm bờ và đáy ao ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở Khánh Hòa khá đa dạng. Ao có đáy bùn cát và cát bùn chiếm tỷ lệ 83,42%, đây là nền đáy ao tự nhiên tại các vùng nuôi trên triều và cao triều. Ao nuôi tôm lót bạt có nhiều ưu điểm nổi bật trong việc hạn chế hiện tượng thẩm lậu nước. Hình thức ao này phổ biến tại các vùng nuôi tôm trên cát ở các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Ninh Thuận. Tuy nhiên, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tính chất nền đáy, hình thức ao này ít được áp dụng tại Khánh Hòa. Với hình thức ao đất, việc gây màu nước và quản lý màu nước ao có nhiều thuận lợi hơn so với hình thức ao nuôi trên nền đáy cát có phủ bạt.

Hệ thống cấp thoát nước: 100% hộ nuôi tại các vùng điều tra sử dụng chung hệ thống cấp thoát nước vào hệ thống nuôi của mình. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lớn trong việc lây nhiễm tác nhân gây bệnh vào trong hệ thống nuôi. Việc cấp thoát nước hầu hết được thực hiện bằng máy bơm nước, trừ một số hộ nuôi quảng canh cải tiến tại các vùng trung triều có tận dụng việc lấy nước và thay nước theo thủy triều. Kết quả điều

tra cho thấy, hầu hết các ao đìa nuôi đều chỉ có 1 cống làm nhiệm vụ cấp và thoát nước chung cho ao (84,57%), các ao có 2 cống cấp và thoát riêng chiếm tỷ lệ rất ít với 15,43%. Theo người nuôi, việc thiết kế 2 cống trong nhiều trường hợp là không cần thiết, do ao nuôi được thiết kế ở các vùng trên triều, việc cấp thoát nước hầu hết sử dụng bằng máy bơm, trong khi đó, thiết kế một cống chỉ sử dụng trong việc thoát nước, mục đích cấp nước bằng cống chỉ là phụ.

Hình 2.4: Cống cấp thoát nước

Bên cạnh đó, đa số hộ nuôi không có hệ thống ao chứa lắng, việc xử lý nước được thực hiện ngay trong ao khi cấp nước đầu vụ nuôi. Trong khi đó, việc sử dụng ao chứa lắng có nhiều ưu điểm trong việc kiểm soát chất lượng nước đầu vào, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh và chủ động thay nước khi cần thiết

Độ sâu ao nuôi: Đa số ao nuôi có độ sâu từ 1,5 – 2,0 m,. Nhìn chung, các ao có độ sâu lớn hơn cho phép nuôi tôm với mật độ cao hơn và các thông số môi trường ao nuôi thường ổn định hơn các ao có độ sâu thấp hơn.

2.4.2. Cải tạo ao nuôi

Cải tạo ao nuôi là khâu đầu tiên của quá trình nuôi và đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của vụ nuôi. Cải tạo ao nuôi đúng quy trình góp phần hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh vào ao nuôi, hạn chế tác hại của bùn đáy, tạo môi trường thuận lợi cho hệ sinh vật cũng như tôm nuôi trong ao sinh trưởng và phát triển ổn định. Quy trình cải tạo ao tùy theo từng hình thức nuôi và loại đất ao (có hay không phủ bạt đáy). Về cơ bản, sau mỗi vụ nuôi, ao được tháo cạn nước hết mức có thể, sau đó tùy điều kiện cụ thể có thể tiến hành theo phương pháp dọn bùn khô hay dọn bùn ướt. Tiếp theo, ao được phơi nắng, cày bừa (dùng trâu hay máy cày) và nèn đáy cho chặt (100%). Thời gian phơi đáy có thể từ 3 – 15 ngày tùy điều kiện cụ thể. Trong đó, thời gian phơi ao phổ biến là 5 – 10 ngày .Cày đáy và phơi đáy là biện pháp kỹ thuật đơn giản nhưng có tác dụng rất lớn trong việc tiêu diệt tác nhân gây bệnh, tăng cường

quá trình khoáng hóa của đất, hạn chế tác hại của bùn đáy và khí độc. Sau đó, bón vôi (100%) và diệt tạp để loại bỏ mầm bệnh bằng các loại hóa chất thông dụng như chlorin, vôi và iodine. Bước tiếp theo là cấp nước vào ao, diệt tạp, bón vôi trong khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày. Bước cuối cùng là bón phân và gây màu nước.

Với ao có lót bạt, quy trình cải tạo như sau: Sau mỗi vụ nuôi tiến hành tháo cạn nước trong ao, sau đó, gom chất bẩn trên nền đáy thành từng đống nhỏ rồi đổ ra ngoài. Tiếp theo, dùng máy bơm nước xịt rửa, kết hợp với chổi, bàn chải chà rửa sạch toàn bộ đáy và bờ ao. Với ao lót bạt có phủ cát: Trường hợp ao mới xây dựng hoặc thay bạt mới, sau khi trải bạt xong, tiến hành rải cát với độ dày từ 5 - 10 cm. Tiếp theo, tiến hành cấp nước vào ngâm khoảng 1 - 2 ngày rồi thải nước ra ngoài. Do ao nuôi phủ bạt không bị ảnh hưởng bởi pH đất, sau khi cấp nước vào ao mới tiến hành bón vôi, gây màu nước và thả giống. Trường hợp cải tạo ao sau vụ nuôi, việc cải tạo ao chỉ cần tiến hành tháo cạn nước, dùng trang gom bùn lại thành đống trước khi đổ ra ngoài.

2.4.3. Khử trùng và diệt tạp

Do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra thường xuyên nên việc ngăn ngừa mầm bệnh vào ao nuôi có vai trò cực kỳ quan trọng. Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường, quá trình khử trùng diệt tạp ao nuôi và nguồn nước có ý nghĩa quyết định.

Sau khi dọn sạch bùn đáy và phơi đáy xong thì việc lấy nước vào và khử trùng nước rất quan trọng

2.4.4. Gây màu nước

Gây màu nước là một trong những khâu quan trọng nhất trong kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi. Màu nước hay chủ yếu là thành phần và số lượng các loài sinh vật phù du là nguồn thức ăn tự nhiên ưa thích của tôm giống, đặc biệt là trong những ngày đầu thả giống. Ngoài ra, gây màu nước tốt còn là cơ sở quan trọng của việc duy trì và ổn định các yếu tố môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm trong suốt quá trình nuôi. Các chế phẩm phổ biến sử dụng để gây màu nước có thể kể đến như: vôi, phân NPK, bột cá, bột đậu nành, cám gạo, men vi sinh và bột gây màu nhân tạo.

2.5. Chọn giống và thả giống

Con giống và mật độ thả có liên quan chặt chẽ đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Trong tình hình hiện nay, khi diện tích nuôi ngày càng tăng, việc phát triển vùng

nuôi chưa theo quy hoạch, cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi tôm còn yếu thì việc thả tôm nuôi với mật độ cao hoặc giống kém chất lượng sẽ dẫn đến nhiều rủi ro.

2.5.1 Nguồn tôm giống

Về nguồn giống thả, nguồn tôm giống thả nuôi thường từ nguồn trong tỉnh sản xuất và nguồn ngoài tỉnh. Việc lựa chọn 2 nguồn giống này tùy thuộc vào mùa vụ nuôi và khả năng đầu tư của chủ hộ.

2.5.2 Kích cỡ tôm giống và mật độ nuôi

Tôm giống thả nuôi thường là Postlarvae 8 – 15 tùy theo từng thời điểm cung cấp.

2.5.3 Mật độ nuôi

Mật độ thả nuôi tôm thẻ chân trắng dao động từ dưới 60 đến trên 150 con/ m2 tùy thuộc vào mức độ đầu tư của chủ hộ nuôi.

2.5.4 Thức ăn và phương pháp cho ăn 2.5.4.1 Thức ăn 2.5.4.1 Thức ăn

Thức ăn là một trong những yếu tố làm tăng năng suất tôm nuôi theo hình thức thâm canh. Cho tôm ăn đầy đủ về số lượng và thức ăn đảm bảo đầy đủ thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng sẽ giúp cho tôm khoẻ mạnh, lớn nhanh và hạn chế ô nhiễm môi trường ao nuôi.

2.5.4.2 Phương pháp cho ăn

Quản lý cho ăn là một trong những khâu quan trọng nhất để nuôi tôm thành công vì thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất (50 – 60%) trong cơ cấu chi phí sản xuất đối với hệ thống nuôi tôm thâm canh. Khẩu phần thức ăn được tính toán dựa trên khối lượng thân của tôm nuôi trong ao nhân với tỷ lệ cho ăn. Tỷ lệ cho ăn được xác định theo hướng dẫn của nhà sản xuất thức ăn ghi trên bao bì, thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của tôm. Người nuôi chỉ cần định kỳ xác định tỷ lệ sống, khối lượng trung bình của tôm trong ao, tổng khối lượng đàn tôm đẻ xác định khẩu phần thức ăn.

Số lần cho ăn tùy theo giai đoạn nuôi dao động từ 3 – 4 lần/ngày: Tháng thứ 1 thường cho tôm ăn 4 lần/ ngày, tháng thứ 2 trở đi cho ăn 3 lần/ngày vào các thời điểm 6 - 7h; 10 - 11h; 16 - 18h và 21 h. Ở giai đoạn còn nhỏ, thường cho tôm ăn vào ban đêm như tập tính của loài, bắt mồi mạnh vào ban đêm. Lượng thức ăn trong ngày cũng có sự điều chỉnh tùy theo thời điểm. Tuy nhiên, càng về cuối vụ nuôi, khi mà lượng chất đáy tăng lên, chất lượng nước suy giảm, hàm lượng ô xy thường thấp trong khi hàm lượng các khí độc (H2S và NH3) gia tăng, các yếu tố môi trường nhìn chung biến

đổi lớn,… do đó, không cho tôm ăn bữa tối, thường chỉ cho ăn đến 17 – 18 giờ. Đồng thời, ban đêm cần tăng cường quạt nước cung cấp ô xy cho tôm.

Hình 2.5: Máy cho ăn tự động

Việc kiểm soát khả năng ăn mồi của tôm căn cứ vào sàng ăn (nhá, vó). Số lượng sàng ăn đặt trong ao thường là 1 cái/ 1.600 m2. Thời gian kiểm tra sàng ăn tùy theo giai đoạn tôm nuôi. Trong 1,5 tháng đầu, thời gian kiểm tra nhá thường từ 2,5 – 3,0 giờ, tuy nhiên, từ tháng thứ 2 trở đi, thời gian rút ngắn xuống còn 1,5 – 2,0 giờ. Về cách điều chỉnh lượng thức ăn:

Cách cho ăn cũng có sự khác nhau tùy theo giai đoạn nuôi. Tháng nuôi đầu tiên, thức ăn được hòa vào nước sau đó tạt đều xung quanh ao, nhiều hơn ở vùng gần bờ. Khi tôm lớn, thức ăn được rải trực tiếp xuống ao bằng cách rải từ trên bờ hay bằng xuồng tạt vòng quanh ao.

2.5.4.3 Hệ số thức ăn

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) toàn vụ nuôi dao động trong khoảng 1,1 - 1,4

Trong khoảng 20 ngày đầu, người nuôi thường không phối trộn các chất bổ sung vào thức ăn. Thức ăn chỉ được trộn với nước rồi tạt xuống ao. Sau đó, thức ăn được trộn thêm một chất bổ sung (vitamin, chế phẩm sinh học,…) nhằm tăng sức đề kháng cho tôm và phòng, trị bệnh. Trên thị trường có rất nhiều các chủng loại thuốc khác nhau của nhiều công ty khác nhau như ôxytetraciline, enro procacine,… để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

2.6 Quản lý các yếu tố môi trường

Trong nuôi tôm, việc quản lý các yếu tố môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng liên quan đến sự sinh trưởng và nguy cơ lây nhiễm một số bệnh. Thông thường, việc quản lý môi trường ao nuôi là quản lý các vấn đề thực vật phù du, chất đáy, các yếu tố môi trường như màu nước, độ trong, pH, ôxy hòa tan, độ kiềm, độ mặn,… Từ đó, có các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo môi trường nuôi ổn định, tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

2.6.1 Quản lý tảo

Tảo là thành phần quan trọng của ao nuôi tôm có liên quan mật thiết đến các yếu tố môi trường trong ao. Sự phát triển ổn định của tảo là cơ sở để đánh giá chất lượng nước, sự ổn định của các yếu tố môi trường trong ao (ôxy, pH, giảm ánh sáng, giảm tảo đáy,…). Quản lý tảo thường chủ yếu thông qua màu nước, độ trong, độ đục của nước ao, màu sắc của nước ao.

2.6.2 Quản lý pH

Đối với pH, khi pH xuống thấp hoặc lên cao và biến động ngoài khoảng thích

Một phần của tài liệu các nhân tô ảnh hưởng đến năng suât tôm thẻ chân trắng nuôi tại tỉnh khánh hòa (Trang 59)