Phạm vi trách nhiệm của ngƣời vận chuyển

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 55 - 57)

Phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở chính là một khoảng thời gian và không gian mà người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hư hỏng, mất mát của hàng hoá [29, tr.55]. Đó chính là việc xác định trách nhiệm của người vận chuyển đối với hàng hoá bắt đầu từ khi nào và kết thúc khi nào. Vấn đề xác định phạm vi trách nhiệm là không giống nhau trong quy định của các công ước quốc tế cũng như pháp luật của các nước.

Điều 108 BLHHVN 1990 quy định “Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc hàng hoá và chịu trách nhiệm về các tổn thất do hư hỏng, mất mát hàng hoá từ khi bốc lên tàu cho đến khi giao cho người nhận”. Quy định này của BLHHVN không giống quy định của bất kỳ công ước nào. Có thể hiểu đây là một đặc trưng của pháp luật Việt Nam không? Để khẳng định hay phủ nhận nó cần có có sự so sánh với các Công ước và đối chiếu nó với thực tiễn hoạt động xem có phù hợp hay không. Trách nhiệm chuyển chở của người vận

đầu đến, còn ở đầu đi thì tương tự, nhưng lại hẹp hơn Công ước Hamburg 1978. Quy định như thế là không rõ ràng đối với trách nhiệm của người vận chuyển ở đầu đến. Trách nhiệm của người vận chuyển cho tới khi giao hàng cho người nhận hàng có thể được hiểu điểm giao hàng ở cảng đến ngay khi dỡ hàng ra khỏi tàu (giống Công ước Hague 1924), nếu giao tại cảng đến; có thể giao hàng tại bãi để côngtenơ hay trạm giao hàng lẻ (giống Công ước Hamburg 1978); lại có thể hiểu là kho của người nhận hàng nếu giao tới tận kho (giống Công ước của Liên hợp quốc năm 1980 về vận tải đa phương thức). Cách quy định như gây nên sự khó hiểu và áp dụng. Tại sao lại quy định ở đầu đi thì người vận chuyển chỉ phải chịu trách nhiệm từ khi nhận bốc hàng lên tàu mà không quy định luôn là người vận chuyển phải chịu trách nhiệm tù khi nhận hàng từ người gửi hàng cho phù hợp với tinh thần của Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức để phù hợp với xu thế giao hàng từ cửa tới cửa (door to door) đang rất phát triển ngày nay; hay quy định trách nhiệm đối với hàng kể từ khi nhận hàng ở cảng đi như Công ước Hamburg 1978 cho phù hợp với việc vận tải côngtenơ đang ngày càng phát triển. Tại đầu đến, nếu hiểu là người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm cho đến khi dỡ hàng ra khỏi tàu thì trách nhiệm của người vận chuyển quá hẹp (giống Công ước Hague 1924), khôn phù hợp với vận tải côngtenơ và vận tải cửa đến cửa đang rất phát triển. Nếu hiểu là người vận chuyển phải chịu trách nhiệm cho đến khi giao được hàng cho người nhận hàng tại kho đến của người nhận hàng thì lại quá rộng theo luật Việt Nam, điều này tuy hấp dẫn người thuê vận chuyển nhưng không phù hợp với người vận chuyển Việt Nam khi hệ thống đại lý và chi nhánh của họ ở nước ngoài chưa thật phát triển và bản thân Công ước Hamburg 1978 có chặng tránh nhiệm rộng nhất cũng chưa giám quy định như vậy. Một quy định của pháp luật được coi là hoàn thiện và có sức sống mạnh, trước hết phải làm cho mọi người dễ hiểu và hạn chế tối đa sự hiểu khác nhau. Do vậy, pháp luật Việt Nam cần theo một xu hướng nhất định của các Công ước.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 55 - 57)