Căn cứ miễn trách cho ngƣời vận chuyển

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 52)

Vận chuyển hàng hoá thường nhiều gặp rủi ro, theo nguyên tắc chung người vận chuyển có nghĩa vụ giao hàng cho người nhận hàng ở cảng dỡ đúng chủng loại, số lượng và chất lượng như ở cảng xếp. Trên thực tế người thuê vận chuyển hàng hoá, chủ hàng hay người cầm giữ vận đơn đều biết rằng người vận chuyển, trong một số trường hợp, không thể vượt qua được một giới hạn nào đó để bảo vệ hàng hoá khỏi bị thiệt hại mặc dù người vận chuyển đã cố gắng làm hết sức mình để bảo vệ hàng hoá. Do vậy, để chứng minh được các trường hợp hàng hoá bị tổn thất không phải do lỗi của mình và giải phóng trách nhiệm thì người vận chuyển phải chứng minh được các căn cứ miễn trách nhiệm. Các căn cứ miễn trách nhiệm thường được dựa vào các trường hợp bất khả kháng. Bất khả kháng được hiểu theo nghĩa thông thường là sức người không thể kháng cự được, một sự kiện xảy ra được cho là trường hợp bất khả kháng khi nó thoả mãn các yếu tố sau: 1) Sự cố bất ngờ đó phải xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, đó không phải là sai lầm hoặc sơ ý của các bên trong hợp đồng gây nên và sự cố bất ngờ đó là sự cố mà các bên trong hợp đồng không thể khống chế cũng như không đủ năng lực để khống chế [28, tr.392].

Việc miễn trách nhiệm cho người vận chuyển trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo chứng từ có thể dựa vào các căn cứ sau: được các bên dự phòng trong hợp hợp đồng (quy định trong vận đơn), bằng một điều khoản về trách nhiệm được dẫn chiếu đến các căn cứ miễn trách nhiệm trong pháp luật hàng hải quốc tế cũng như quốc gia. Hiện nay, việc quy định các trường hợp miễn trách nhiệm trong vận đơn không còn là cách thông dụng mà chủ tàu thường sử dụng một điều khoản trong vận đơn dẫn chiếu đến pháp luật quốc tế hoặc pháp luật quốc gia. Theo Khoản 2 Điều 108 và Điều 4 Công ước Hague 1924 bao gồm 17 trường hợp miễn trách cho người vận chuyển. Các trường hợp này dựa trên các nguyên nhân do thiên tai gây ra như thuỷ tai, hoả hoạn…và các nguyên nhân xã hội gây ra như đình công, chiến tranh…Các

miễn trách nêu trên, mọi trường hợp do chủ tàu quy định thêm đều là không hợp lệ. Tuy vậy, Bộ luật hàng hải Việt Nam có quy định một số trường hợp ngoại lệ tại Điều 112. Theo đó, các bên tham gia hợp đồng vận chuyển chỉ có quyền thoả thuận về việc miễn giảm trách nhiệm khác với 17 trường hợp nêu trên trong các trường hợp liên quan đến: quãng đường từ khi nhận hàng đến trước khi bốc hàng và quãng thời gian khi kết thúc dỡ hàng đến khi trả hàng xong; vận chuyển súc vật sống; vận chuyển hàng hoá trên boong theo hợp đồng.

Các quy định trong Công ước Hague 1924 và BLHHVN về các trường hợp miễn trách đều theo dạng liệt kê và có quá nhiều, mặt khác, có những miễn trách lại hết sức vô lý đó là miễn trách về lỗi hàng vận hay miễn trách về việc điều hành tàu và quản lý tàu. Người vận chuyển nhận chở hàng có quyền thu cước phí mà lại không phải bồi thường khi hàng hoá bị tổn thất do thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu, người làm công cho người vận chuyển mắc lỗi trong việc điều hành tàu và quản lý tàu thì quá vô lý. Quy định này chỉ phù hợp trong quá khứ khi mà cách đây vài chục năm, chủ tàu ở trên bờ không có khả năng kiểm soát hành trình của con tàu và hành động của những người ở trên đó do thông tin còn hạn chế. Ngày nay, khi khoa học-kỹ thuật đã phát triển mà vẫn quy định định như vậy là không phù hợp. Bởi lẽ người vận chuyển khai thác tàu đã lấy cước phí thì phải có trách nhiệm kiểm soát hoạt động của con tàu, cũng như phải có khả năng quản lý thuỷ thủ đoàn. Mặt khác, ngày nay, phương tiện thông tin liên lạc rất hiện đại, người vận chuyển hoàn toàn có khả năng kiểm soát diễn biến của con tàu thì không có lý do gì được hưởng miễn trách về lỗi hàng vận. Cũng trong các trường hợp miễn trách đó, một số điều khoản tạo điều kiện cho người vận chuyển có thể lợi dụng vào đó để tránh việc bồi thường thiệt hại. Mặc dù Công ước Hague 1924 cũng đã dự liệu trước trường hợp người vận chuyển mở rộng phạm vi miễn trách gây bất lợi cho người thuê vận chuyển nên có quy định tại Khoản 8 Điều 3 rằng “Bất cứ điều khoản hay giao ước nào trong một hợp đồng vận

chuyển làm giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho người vận chuyển hay tàu về mất mát, hư hỏng hàng hoá hay do sơ suất lỗi lầm khiếm khuyết về bổn phận và nghĩa vụ quy định trong Điều này hay giảm bớt trách nhiệm pháp lý không đúng với quy định của Công ước đều coi là huỷ bỏ, vô giá trị và vô hiệu”.

Nhưng cần lưu ý rằng không phải lúc nào người vận chuyển nếu chứng minh được một trong các căn cứ nêu trên thì họ đương nhiên được miễn trách. Trong trường hợp này người nhận hàng có quyền chứng minh ngược lại, nếu chủ hàng chứng minh được lỗi của người vận chuyển trong việc gây mất mát, hư hỏng hàng hoá thì người vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 52)