Giới hạn trách nhiệm

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 80)

Theo Điều 18 Công ước Geneva thì giới hạn trách nhiệm của người điều hành vận tải đa phương thức là 920 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2.75 SDR cho mỗi kilôgam hàng hoá cả bì bị mất tùy theo cách tính nào cao hơn.

Để tính số tiền nào cao hơn sẽ sử dụng quy tắc dưới đây:

- Khi container hoặc công cụ vận tải tương tự được sử dụng để đóng gói hàng hoá thì các kiện hoặc các đơn vị chuyên chở có kê khai và vận đơn vận tải đa phương thức và được đóng gói vào công cụ vận tải đó được coi là kiện hoặc đơn vị. Nếu những kiện và đơn vị không được liệt kê vào vận đơn vận tải đa phương thức thì tất cả hàng hoá trong công cụ vận tải đó được coi là một kiện hoặc một đơn vị chuyên chở.

- Trong trường hợp bản thân các công cụ vận tải đó bị mất mát hoặc hư hỏng thì công cụ vận tải đó, nếu không thuộc sở hữu hoặc không do người điều hành vận tải đa phương thức cung cấp, được coi là một đơn vị chuyên chở.

Nếu hành trình vận tải đa phương thức không bao gồm vận tải đường biển hoặc đường thuỷ nội địa thì trách nhiệm của người điều hành vận tải đa phương thức không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kilôgam hàng hoá cả bì bị mất hoặc hư hỏng. Đối với việc chậm giao hàng thì giới hạn của người điều hành vận tải đa phương thức sẽ là số tiền tương đương 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước theo hợp đồng.

Trong trường hợp mất mát, hư hỏng của hàng hoá xẩy ra trên một chặng đường nào đó của vận tải đa phương thức mà trên chặng đó lại lại bắt buộc giới hạn trách nhiệm cao hơn giới hạn trách nhiệm này thì sẽ áp dụng giới hạn trách nhiệm của Công ước hay luật quốc gia bắt buộc đó. Người điều hành vận tải đa phương thức sẽ mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm nếu người khiếu nại chứng minh được rằng mất mát hư hỏng, hoặc chậm giao hàng xảy ra là do hành vi hoặc lỗi lầm cố ý của người điều hành vận tải đa phương thức để gây ra tổn thất.

Trách nhiệm của người điều hành vận tải đa phương thức đối với việc hư hỏng, mất mất hàng hoá theo Nghị Định số 25/2003/ND-CP thấp hơn so với Công ước Geneva 1980. Cụ thể là 666,67 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2 SDR cho mỗi kilôgam hàng hoá cả bì bị mất hay hư hỏng.

Trách nhiệm của người điều hành vận tải đa phương thức như quy định của Công ước và Nghị định 125 là chế độ trách nhiệm thống nhất. Điều này có nghĩa là chỉ có một chế độ trách nhiệm áp dụng cho nhiều phương thức vận

trình đó chỉ có một cơ sở trách nhiệm, một phạm vi trách nhiệm và một giới hạn trách nhiệm.

2.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển. đƣờng biển.

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa những người tham gia ký kết (người vận chuyển, người thuê vận chuyển). Khi ký kết cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng, nhìn chung các bên đều mong muốn hợp đồng được thực hiện một cách suôn sẻ và đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng do bị tác động của nhiều yếu tố nên những tranh chấp phát sinh là không tránh khỏi. Những tranh chấp thường rất đa dạng và không giống nhau. Vấn đề đặt ra là khi có tranh chấp rồi thì làm thế nào để tìm ra nguyên nhân và từ đó để có biện pháp giải quyết tranh chấp tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi của mình. Phần này tác giả xin đề cập và phân tích đến hai khía cạnh đó là nguyên nhân tranh chấp và các biện pháp giải quyết tranh chấp.

2.4.1 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thường có rất nhiều, song về cơ bản có thể chia chúng thành hai loại đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)