Người vận chuyển là người đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hoá nên phải chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thiệt hại hàng hoá như toàn bộ hàng hoá bị mất, hàng hoá bị mất một phần, hàng hoá bị hư hỏng. Nhưng để đòi được bồi thường chủ hàng không những phải dẫn chứng được đã có thiệt hại xảy ra mà điều quan trọng hơn cả là phải chứng minh được lỗi của người vận chuyển, đó là việc người vận chuyển đã không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đầy đủ như đã cam kết trong hợp đồng và gây nên thiệt hại đối với hàng hoá.
Trong vận chuyển hàng hoá đường biển hiện này không có một quy định chính thức về xác định lỗi mà thường được căn cứ vào các vi phạm thực tế mà quy kết lỗi. Thông thường có các lỗi cơ bản sau: lỗi do cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển, hải vận và lỗi thương mại. Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam chỉ liệt kê các trường hợp miễn trách và thông qua đó người ta có thể xếp trường hợp nào là lỗi cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển, lỗi hải vận và trường hợp nào là lỗi thương mại nhưng ta có thể xác định một cách chung nhất về tính chất của từng dạng lỗi như sau:
Lỗi cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển: đó là trường hợp người vận chuyển khi cung cấp tàu chở hàng đã thiếu sự mẫn cán hợp lý tới điều kiện thực tế của tàu có phù hợp với hành trình hay không, kết quả trên đường vận chuyển tàu bị hư hỏng gây ra thiệt hại đối với hàng.
Lỗi hải vận (nautical faults): theo định nghĩa tại Điểm b Khoản 2 Điều 4 Công ước Brussels 1924 đó là hành vi sơ suất hay khuyết điểm của thuyền trưởng, thuỷ thủ, hoa tiêu hay người giúp việc cho người vận chuyển trong việc vận hành hay quản lý tàu. Lỗi hải vận đó thông thường là các lỗi như: lái tàu sơ suất đâm vào tàu khác khi đi vào cảng, lái tàu sơ suất đâm va phải đá ngầm, mắc cạn… và gây hỏng hàng.
Lỗi thương mại (commercial faults): là những hành động liên quan đến việc chăm sóc và bảo quản hàng hoá. Trong quá trình vận chuyển, người vận chuyển phải tiến hành xếp dỡ hàng hoá cẩn thận, đúng kỹ thuật, hàng nào dụng cụ ấy và phải thường xuyên chăm sóc, kiểm tra tình hình hàng hoá để tránh hư hỏng hay mất mát hàng hoá. Nếu người vận chuyển không làm tròn trách nhiệm này coi như đã mắc lỗi thương mại và phải gánh chịu hậu quả của những lỗi thương mại đó.
Trách nhiệm đặt ra đối với người vận chuyển khi vi phạm các lỗi trên là hoàn toàn khác nhau. Khi người vận chuyển phạm lỗi cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển, đây là lỗi liên quan đến tàu nhưng hậu quả lại thiệt hại đến hàng hoá. Nếu người vận chuyển trong trường hợp này chứng minh mình đã mẫn cán cung cấp tàu đủ khả năng đi biển thì người vận chuyển sẽ được miễn trách. Ngược lại thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của hàng hoá do cung cấp tàu không đủ khả năng đi biển; Khi người vận chuyển phạm lỗi hàng vận thì người vận chuyển thường được miễn trách nhiệm vì đây là một trong những căn cứ miễn trách được quy định tại Khoản 2a Điều 108 BLHHVN và Điểm 1 Khoản 2 Điều 4 Công ước Brussels. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp người vận chuyển khi phạm lỗi hải vận đều được miễn trách nhiệm bồi thường vì nếu như thế họ trở nên “vô trách nhiệm” đối với hàng hoá vận chuyển. Để giới hạn điều này, pháp luật quy định người vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm bỗi thường đối với những tổn thất xảy ra đối với hàng hoá do hành động cố ý hoặc quá cẩu thả, điều này phải do người gửi hàng chứng minh. Khi phạm lỗi thương mại người vận chuyển, trong mọi trường hợp, đều phải bỗi thường với các thiệt hại gây ra đối với hàng hoá nhưng việc xác định lỗi là khác nhau theo quy định của luật hàng hải quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Điều 108 BLHHVN quy định việc xác định lỗi không dựa trên việc liệt kê các trường hợp chịu trách nhiệm hoặc miễn trách nhiệm mà dựa trên nguyên tắc “lỗi hoặc sơ suất suy đoán
chậm giao hàng thì bị suy đoán là đã có lỗi và phải chịu trách nhiệm bồi thường. Người vận chuyển muốn giải phóng trách nhiệm thì phải chứng minh rằng mình đã không có lỗi (lỗi này là của người gửi hàng, người nhận hàng, hay do nội tỳ của hàng hoá) hoặc đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và hợp lý để ngăn ngừa mất mát, hư hỏng của hàng hoá (trong trường hợp bất khả kháng). Bằng cách quy định như vậy, trách nhiệm của người chuyên chở tăng lên rất nhiều. Người chuyên chở không những chỉ chịu trách nhiệm về hư hỏng, mất mát của hàng hoá mà còn phải bồi thường cả khi chậm giao hàng trong khi đó theo quy định của Điều 4 Công ước Hague 1924 thì việc xác định lỗi theo tính chất liệt kê các trường hợp miễn trách. Khi có thiệt hại xảy ra đối với hàng hoá của mình chủ hàng muốn đòi người vận chuyển bồi thường thì phải có trách nhiệm chứng minh được người vận chuyển đã có lỗi chứ không được suy đoán. Sự khác biệt giữa nội dung của Điều 108 BLHHVN và Điều 4 Công ước Hague 1924 đó chính là việc quy định ai phải chứng minh lỗi khi có thiệt hại về hàng hoá.
Trong thực tiễn, các bất đồng xung quanh vấn đề xác định thế nào là lỗi hải vận và thế nào là lỗi thương mại vẫn đang diễn ra. Bởi vì cho đến nay nó vẫn chưa được quy định rõ trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Sự chưa quy định rõ này là nguyên nhân gây ra sự kéo dài trong các vụ kiện liên quan đến tranh chấp về tổn thất, mất mát, hư hỏng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, bởi lẽ nếu đưa về lỗi thương mại thì người vận chuyển thường khó tránh khỏi trách nhiệm bỗi thường. Do vậy, người vận chuyển thường chứng minh thiệt hại do lỗi hải vận để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hoá vì theo tinh thần của Công ước Hague 1924 hay BLHHVN đều xác định lỗi hải vận là một căn cứ miễn trách cho người vận chuyển.