Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 82)

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xẩy ra nằm ngoài ý muốn của con người, con người không lường trước và kiểm soát được chúng. Trên thực tế rất nhiều tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng là nguyên nhân khách quan, đó là thiên tai, tai nạn bất ngờ, các hiện tượng

chính trị xã hội và các trường hợp bất khả kháng như: tàu không đến được cảng xếp hàng theo đúng thời hạn do trên đường hành trình đến cảng tàu gặp bão phải ghé vào lánh nạn; hàng hoá không thể giao cho tàu được do lệnh cấm của chính phủ đối với hàng hoá...

Tất cả những tranh chấp phát sinh từ những vụ việc trên đều xuất phát từ những nguyên nhân có tính khách quan và nó thường được ghi vào vận đơn, và quy định trong hợp đồng thuê tàu trong điều khoản miễn trách. Như vậy, muốn thoát trách nhiệm, hoặc muốn đòi bồi thường, các bên phải chứng minh nguyên nhân khách quan của sự việc (đối với người vận chuyển) hoặc phải chứng minh đó không phải là nguyên nhân khách quan (đối với người thuê vận chuyển, chủ hàng).

Trong các nguyên nhân khách quan thì các trường hợp bất khả kháng thường phức tạp hơn cả. Bất khả kháng là những rủi bất ngờ xẩy ra, con người không lường trước được, không khắc phục được. Thuật ngữ bất khả kháng bao gồm một khái niệm rộng, ví dụ như: không xin được giấy phép xuất khẩu, hàng hoá không xuất nhập được do lệnh cấm của chính phủ, chiến tranh, đình công…Và khi đã được công nhận là bất khả kháng thì các bên có liên quan có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Khi hợp đồng bị huỷ thì thiệt hại đến với bên nào bên ấy phải chịu. Để kết luận một trường hợp nào đó là bất khả kháng hay không phải căn cứ vào tình hình cụ thể của các sự việc diễn ra. Trên thực tế cũng có những trường hợp trong hoàn cảnh này thì được coi là bất khả kháng nhưng trong điều kiện và hoàn cảnh khác lại không được coi là bất khả kháng. Ví dụ: Cùng là một sự việc máy tàu bị hỏng trên đường hành trình nhưng có thể có hai trường hợp xẩy ra: a) trước lúc hành trình, khởi động máy, máy chạy an toàn nhưng dọc đường gặp sự cố bất ngờ dẫn đến hỏng máy. Đây được coi là bất khả kháng; b) trước lúc hành trình khi khởi động máy người ta có nghe thấy tiếng kêu khác lạ của máy nhưng vẫn cho tầu

hành trình, dẫn đến dọc đường máy hỏng. Trường hợp này không được coi là bất khả kháng.

Như vậy, khi có tranh chấp mà nguyên nhân trực tiếp là do bất khả kháng thì các bên phải thu thập đầy đủ các chứng cứ để chứng minh.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 82)