Điều khoản này thường nghi nhận các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng tàu chuyến gồm người vận chuyển (chủ tàu hoặc đại lý của họ) và người thuê vận chuyển (nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu). Tại điều khoản này của hợp đồng cần ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của các bên. Trong trường hợp ký hợp đồng thông qua đại lý hoặc môi giới của chủ tàu thì ngoài việc ghi tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của đại lý thì cần ghi thêm số tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của chủ tàu và của người thuê vận chuyển. Đây là điều khoản phòng khi có khiếu nại thì người thuê vận chuyển có thể liên hệ với chủ tàu chứ không phải đại lý của họ.
ii) Điều khoản về con tàu (ship clause):
Đây là điều khoản rất quan trọng vì tàu là công cụ vận chuyển hàng hoá, liên quan trực tiếp đến sự an toàn của hàng hoá nói riêng và sự an toàn, ổn định trong kinh doanh nói chung. Ở điều khoản này người ta quy định một cách cụ thể các đặc trưng của con tàu như: tên tàu, quốc tịch tàu, năm đóng, nơi đóng, cờ tàu, trọng tải toàn phần, dung tích đăng ký toàn phần, dung tích đăng ký tịnh, dung tích chứa hàng rời, hàng bao kiện, mớn nước, chiều dài tàu, chiều ngang tàu, vận tốc, cấu trúc của tàu, số lượng thuyền viên, số lượng cần cẩu và sức nâng…
Thời gian tàu đến cảng xếp hàng là thời gian tàu phải đến cảng xếp hàng nhận hàng để chở theo quy định trong hợp đồng. Theo điều khoản này chủ tàu phải có nghĩa vụ điều tàu đến cảng xếp hàng đúng thời gian, địa điểm quy định và trong tư thế sẵn sàng nhận hàng để xếp.
iv) Điều khoản về hàng hoá (cargo clause):
Điều khoản này quy định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hoá. Khi quy định số lượng hàng hoá, tuỳ theo đặc điểm của từng mặt hàng có thể quy định chở theo trọng lượng hay thể tích.