Giải quyết tranh chấp bằng toà án.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 89 - 91)

Trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá nếu có tranh chấp phát sinh phương hại tới quyền lợi của các bên nếu không giải quyết bằng con đường thương lượng thì người ta thường kiện nhau ra trọng tài, nhưng cũng không ít trường hợp kiện tụng nhau ra toà án.

Các bên có thể kiện nhau ra toà án trong những trường hợp sau: 1) Khi đã thoả thuận trong hợp đồng một điều khoản toà án và luật xét xử. Khi đã quy định toà án và luật xét xử cụ thể trong hợp đồng thì các bên có quyền phát đơn kiện tại toà án cụ thể đó trừ trường hợp hai bên có sự nhất trí thay đổi bằng văn bản; 2) Trong trường hợp đồng không có sự thoả thuận các bên về trọng tài và toà án thì khi có phát sinh tranh chấp các bên có thể kiện nhau ra toà án; 3) Khi phát sinh tranh chấp các bên nhất trí với nhau chọn toà án là nơi giải quyết tranh chấp.

Khi kiện ra toà án, nguyên đơn phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Hồ sơ kiện bao giờ cũng phải có đơn kiện và các chứng cứ kèm theo. Đơn kiện là bản khai trình sự việc. Nội dung của nó gồm: tên toà án, địa chỉ của người đi kiện; tên địa chỉ của người bị kiện; kiện về việc gì; yêu sách đề nghị giải quyết. Nội dung và hình thức của đơn kiện phải theo đúng quy định của luật tố tục nước toà án xét xử.

Việc chọn toà án nào để gửi đơn kiện, nguyên đơn phải căn cứ vào quy định của hợp đồng và các điều ước có liên quan hoặc luật quốc gia. Trường hợp

phức tạp. Thông thường nguyên đơn có thể đến một trong các toà án sau: 1) Nơi kinh doanh của bên bị hoặc nơi cư trú thường xuyên của bên bị nếu bên bị không có trụ sở kinh doanh chính, hoặc; 2) Nơi ký kết hợp đồng với điều kiện là tại đó bên bị có trụ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc đại lý qua đó hợp đồng được ký kết, hoặc; 3) Cảng dỡ hàng hoặc cảng xếp hàng, hoặc; 4) Bất kỳ điểm bổ sung nào được hợp đồng vận chuyển đường biển quy định cho mục đích trên [44].

Ngoài ra, khi có tranh chấp xẩy ra các bên muốn khởi kiện phải xem xét đến thời hiệu. Vấn đề thời hiệu được quy định khác nhau trong các công ước và luật quốc gia. Điều 65 BLHHVN quy định thời hạn khiếu nại là một năm. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong cách tính thời điểm tính thời hiệu giữa hợp đồng thuê tàu chuyến và vận chuyển bằng chứng từ. Đối với hợp khiếu nại liên quan đến thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá là một năm tính từ ngày thanh toán cước phí; đối với mất mát hư hỏng hàng hoá vận chuyển theo vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển hàng hoá tương đương là một năm tính từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận. Công ước Brussels 1924 quy định thời hiệu tố tụng là 01 năm tính từ ngày giao hàng xong (Điều 3 Khoản 6). Quy tắc Hague-Visby 1968 quy định thời hiệu tố tụng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 tháng sau khi kết thúc dỡ hàng. Công ước Hamburg quy định thời hiệu la 02 năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày đáng lẽ phải giao hàng.

Như vậy, luật dẫn chiếu đến khác nhau, thời hiệu khởi kiện là khác nhau, nên khi có tranh chấp xảy ra các bên cần chú ý đến thời hạn khiếu kiện để việc khiếu kiện được kịp thời.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)