Sử dụng biện pháp này đòi hỏi các bên khi có tranh chấp xảy ra phải nghiêm túc kiểm tra, xem xét toàn bộ sự việc để tìm cho được nguyên nhân do đâu và từ khâu nào. Từ đó xác định đúng đối tượng cần trao đổi để giải quyết tranh chấp. Trước một vụ việc phát sinh hai bên cần nghiêm túc, khách quan trong việc đánh giá mức độ lỗi của mình và mức độ lỗi của đối phương.
Giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng hoà giải bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất, tối ưu nhất. Ngay cả khi hai bên đã kiện tụng nhau ra trọng tài hay toà án thì xu hướng chung của các trọng tài viên, quan toà cũng là sự phân tích phải trái sau đó khuyên hai bên tự thương lượng và quyết định cụ thể trách nhiệm với nhau. Chỉ trừ phi các bên không hoà giải được thì trọng tài và quan toà mới phân xử, phán quyết. Có thể đưa ra đây một ví dụ để chứng minh rằng giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng là giải pháp tốt nhất. Tàu MOLAVENTURE đâm và tàu GARNET (Việt Nam) tại kênh đào Suez ngày 09-12-1981. Tàu GARNET đã bị đắm và mất toàn bộ tài sản, hàng hoá trên tàu và một thợ máy bị thiệt mạng. Sau khi gây tai nạn tàu MOLAVENTURE bỏ chạy. Chủ tàu GARNET thuê hai luật sư người Anh theo dõi hành trình của tàu MOLAVENTURE. Đầu năm 1992 tàu MOLAVENTURE bị bắt tại Mỹ theo yêu cầu của chủ tàu GARNET. Để giải phóng tàu, phía tàu MOLAVENTURE đã ký tiền bảo lãnh 5 triệu USD. Chủ tàu GARNET kiện tàu MOLAVENTURE lên toà án tối cao Anh. Phía tàu MOLAVENTURE cũng thuê luật sư để bảo chữa cho mình. Năm 1985, tàu GARNET được trục vớt để lấy bằng chứng cụ thể về tốc độ của tàu MOLAVENTURE. Ngày 23-03-1986, Toà án Portsaid mở phiên toà sơ thẩm xét xử hình sự đối với thuyền trưởng hai tàu. Thuyền trưởng tàu MOLAVENTURE bị kết án 6 tháng tù; thuyền trưởng tàu GARNET được tuyên vô tội. Thuyền trưởng tàu MOLAVENTURE kháng án, Toà phúc thẩm Ai cập đã xử và y án sơ thẩm của toà Portsaid. Tiếp những ngày sau đó hai bên vẫn tiếp tục lao vào con đường tìm kiếm chứng cứ mong giành thắng
phức tạp mặt khác được thua chưa biết nhưng án phí mỗi bên dự kiến phải nộp là 250000 bảng Anh. Cho nên từ 1987 hai bên đã gặp nhau thương lượng trao đổi nhưng thật đáng tiếc không đạt được kết quả nào. Ngày 12-01-1988, toà án Anh mở phiên toà xét xử vụ kiện, dự kiến phiên toà kéo dài trong 8 tuần. Phiên toà mới bước sang ngày thứ 5, đôi bên đã thấy mệt mỏi vì những lý lẽ buộc lỗi nhau xem ra không suôn sẻ và vững vàng cho lắm, các bên đã tự đánh giá được điểm yếu của mình. Vì vậy, hai bên đã bắt tay nhau rút đơn kiện để tiếp tục thương lượng hoà giải. Kết quả thương lượng là phân được lỗi cho mỗi bên để chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại. Phía tàu GARNET chịu 57% (lúc đầu dự kiến là 25-30%) còn phía tàu MOLAVENTURE chịu 43%.
Qua vụ tranh chấp trên đây chúng ta có thể thấy vụ việc quá phức tạp. Vụ kiện kéo dài 6 năm mới chấm dứt. Việc giải quyết tranh chấp có thể có kết quả khác nhau tuỳ theo từng phương pháp giải quyết. Song kết quả đạt được qua thương lượng vẫn là kết quả nhanh nhất và được chấp nhận từ hai phía.