CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.2. Bệnh động mạch vành
1.2.2.1. Hội chứng ĐMV cấp không ST chênh lên: ĐTNKÔĐ và NMCT không ST
ĐTNKÔĐ hay NMCT không ST chênh lên [28].
1.2.2. Chẩn đoán và điều trị
1.2.2.1. Hội chứng ĐMV cấp không ST chênh lên: ĐTNKÔĐ và NMCT không ST chênh lên chênh lên
Chẩn đoán
Triệu chứng cơ năng: chắc chắn, có thể có, có thể không, không chắc chắn. Tiền sử có triệu chứng cơ năng bệnh ĐMV.
Khám thực thể: T3, T4, aPTT hở 2 lá thoáng qua hoặc thất trái nhô lên.
ĐTĐ: ST sụp xuống hay chênh lên > 1 mm, nhiều sóng T đảo (bất kỳ thay đổi ST-T nào đều gợi ý khả năng trung bình bệnh ĐMV nặng).
Mục tiêu điều trị
Mục tiêu cấp thời: giảm đau bằng morphin và các thuốc chống ĐTN.
Phòng ngừa NMCT và tử vong bằng cách dùng các thuốc chống huyết khối.
Nếu đã có NMCT không ST chênh lên hoặc tổn thương ĐMV nặng cần nong ĐMV qua da.
Mục tiêu lâu dài: điều trị tích cực các yếu tố nguy cơ. BN cần có chương trình hồi phục.
Điều trị
Dựa theo sinh lý bệnh, cần sử dụng các thuốc:
Thuốc chống huyết khối và chống KTTC: aspirin, clipidogrel, heparin, LMWH,… Thuốc chẹn beta được chứng minh có hiệu quả giảm biến cố NMCT, nhưng không chắc làm giảm tử vong ( metoprolol,…)
Nitrat: để giãn ĐMV bình thường và ĐMV bị tổn thương, giãn tĩnh mạch và phần nào giãn ĐM hệ thống, do đó làm giảm cả tiền tải và hậu tải (nitroglycerin,..).
Thuốc chẹn kênh calci: làm giãn ĐMV do đó giảm đau ngực (dihydropyridine (nifedipin, amlodipin…), diltiazem và verapamil).
Thuốc hạ lipid máu: statin không chỉ hạ lipid máu mà còn hiệu quả chống viêm.
Thuốc ức chế men chuyển giảm tỉ lệ tử vong có ý nghĩa thống kê, nên dùng điều trị lâu dài.
Điều trị các yếu tố làm tăng nhu cầu oxy cơ quan (thiếu máu, cường giáp): BN được thở oxygen ngay (2-3 lít/phút) khi có đau ngực khoảng 1-2 giờ. Sau đó chỉ định oxygen dựa vào độ bão hòa oxygen máu, có tím, triệu chứng suy hố hấp hoặc nguy cơ cao.
Tái lưu thông ĐMV (bằng nong ĐMV qua da hoặc phẫu thuật các cầu nối chủ vành) [14].