CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.3. Các thuốc chống đông thực sự và các thuốc chống kết tập tiểu cầu sử dụng
1.3.1.1. Heparin không phân đoạn (UFH)
Đặc điểm dược động học [1], [3], [5], [25], [26]
Thuốc không hấp thu qua đường tiêu hóa nên tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da. Sinh khả dụng theo đường tiêm tĩnh mạch là 20%. Tác dụng chống đông sau vài phút tiêm tĩnh mạch, sau 2-3 giờ tiêm truyền tĩnh mạch chậm và sau 2 – 4 giờ tiêm dưới da. Thuốc không qua nhau thai và sữa mẹ. Thời gian bán thải phụ thuộc liều và chức năng gan thận
(suy giảm chức năng gan thận: t1/2 kéo dài; nghẽn mạch phổi t1/2 rút ngắn). Thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chuyển hóa, nhưng nếu liều dùng cao có tới 50% thuốc được thải trừ nguyên ven.
Liều dùng
Nên dùng heparin theo đường truyền tĩnh mạch. Liều dùng theo khuyến cáo hiện nay là liều tương đối thấp, tiêm ngay tĩnh mạch 60 UI/kg sau đó truyền tĩnh mạch liên tục liều 15 UI/kg/giờ. Cần kiểm tra thời gian aPTT mỗi 6 giờ sao cho thời gian đạt khoảng 50 – 70 giây.
Tác dụng không mong muốn
Chảy máu, xuất huyết tiêu đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa, giảm tiểu cầu, tăng transaminase nhất thời.
Hiếm gặp: dị ứng và choáng phản vệ, mày đay. Tụ máu trong cơ do tiêm (tiêm bắp).
Các giám sát trong quá trình điều trị [30], [39]
- aPTT, PT, số lượng tế bào máu trưởng thành, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit.
- Duy trì aPTT = 1,5 – 2,5 lần giá trị bình thường, aPTT lặp lại 6 – 8 giờ sau liều đầu tiên hoặc sau thay đổi liều.
- HgB, Hct 2 ngày/lần, CBC, tiểu cầu 3 ngày/lần.
- Ngoài ra: Tiêm tĩnh mạch gián đoạn: xét nghiệm thời gian đông máu phải làm trước mỗi lần tiêm trong giai đoạn đầu điều trị. Tiêm nhỏ giọt liên tục: xét nghiệm thời gian đông máu làm 4 giờ/lần trong giai đoạn đầu điều trị. Tiêm dưới da sâu: xét nghiệm thời gian đông máu 4 – 6 giờ sau tiêm.
- Ứng với nồng độ điều trị heparin trong máu (0,3 – 0,7 UI/ml) thì aPTT của bệnh nhân thường gấp 1,5 – 2,5 lần aPTT chứng.