.Thực tiễn dạy học giải bài tập lượng giác theo hướng PH và GQVĐ ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu ''rèn luyện năng lực giải toán theo định hướng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho học sinh ở trường thpt'' (Trang 35 - 37)

c) Đặc trưng của năng lực giải Toán: Là tập hợp tất cả những nét

1.3.2.Thực tiễn dạy học giải bài tập lượng giác theo hướng PH và GQVĐ ở trường phổ thông.

Việc phân tích thực trạng dạy học phần bài tập là việc làm rất cần thiết. Điều đó cho chúng tơi có thêm cơ sở xác định đúng đắn các yêu cầu sư phạm đối với việc sử dụng phương pháp dạy học PH và GQVĐ vào dạy học.

Thực trạng dạy học ở trường THPT cho thấy chất lượng dạy học phần bài tập lượng giác chưa cao, học sinh nắm kiến thức một cách hình thức. Học sinh thường lẫn lộn giữa khái niệm, tính chất, giữa các cơng thức lượng giác với nhau. Chẳng hạn cho rằng hàm số tanx là hàm số tuần hoàn với chu kỳ 2 π nên khi giải phương trình thường lấy nghiệm sai ... Lý do mà học sinh thư- ờng mắc những sai lầm đó là vì hệ thống kiến thức thu được khi học phần lượng giác là chưa chắc chắn, Vì học sinh thường được giáo viên đưa ra cho chúng những tính chất một cách áp đặt và học sinh nghe giảng một cách thụ động. Chẳng hạn, khi dạy công thức cộng cosa(a-b) = cosacosb + sinasinb, Giáo viên chứng minh công thức này và yêu cầu học sinh nhớ các cơng thức khác một cách máy móc. Nhiều học sinh cịn mơ hồ hoặc là không nắm được các tính chất, khơng hiểu được bản chất của các hàm số lượng giác.

Trước hết phải thấy rằng do học sinh nắm kiến thức thiếu vững chắc dẫn tới việc vận dụng vào các bài toán cụ thể thường mắc sai lầm. Điều đó có lẽ một phần là do nội dung cấu trúc chương trình và SGK chưa thật hợp lý, phương pháp giảng dạy của giáo viên lại có chỗ cần được điều chỉnh, chẳng hạn hầu như các công thức lượng giác được chứng minh nhưng vì số lượng nhiều, giáo viên lại khơng có biện pháp thích hợp để khắc phục; mặt khác, hệ thống bài tập và câu hỏi trong SGK chỉ đòi hỏi học sinh ở mức độ rất đơn giản, áp dụng đơn thuần, không cần hiểu bản chất. Thực tế đó giúp ta hiểu rằng càng phải chuẩn bị cho giáo viên những điều kiện cần thiết, PPDH một cách thích hợp, để họ có thể dạy tốt phần bài tập lượng giác theo yêu cầu của ch- ương trình sách giáo khoa.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là một phương pháp có nhiều tiềm năng phát triển NLGT cho học sinh THPT vì phương pháp này lấy lý thuyết

hoạt động làm cơ sở, được coi là một phương pháp có ưu thế để phát huy vai trò chủ thể của học sinh bởi bản chất phương pháp đó: Thể hiện ở chiều sâu, tạo cơ hội cho học sinh phát triển trí tuệ, trình độ, tài năng và cách tiếp cận PH và GQVĐ một cách sáng tạo .

Một phần của tài liệu ''rèn luyện năng lực giải toán theo định hướng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho học sinh ở trường thpt'' (Trang 35 - 37)