Con ngƣời trong xung đột giai cấp: qua bi kịch cải cách ruộng đất

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 54 - 61)

Cải cách ruộng đất là một trong những sự kiện lớn lao diễn ra ở nông thôn miền Bắc trong nửa đầu những năm 50 của thế kỷ XX. Đó là đề tài từ lâu vẫn vắng bóng trong văn học vì đề cập đến nó là đề cập đến một vấn đề nhạy cảm nhất trong tâm lý của mấy thế hệ, là chỗ khó bàn, khó nói nhất trong suốt một thời gian dài văn học phấn đấu theo hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa. Vì đây là một sai lầm, là một

thất bại của Cách mạng và do đó Đảng đã phải sửa sai. Nhưng sự sửa sai chỉ có thể hàn gắn vết thương trên bề mặt, còn trong chiều sâu tình cảm, tâm lý con người thì nó để lại những vết thương -những di chứng không thể hàn gắn. Do vậy, trong một thời gian dài việc đi sâu vào hậu quả của nó là điều phải tránh- vì đất nước còn chiến tranh; vì sự khẳng định cuộc sống mới của con người mới và nâng cao tính Đảng là yêu cầu của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Phải đến thời kỳ sau đổi mới năm 86, văn học mới có điều kiện để đề cập lại vấn đề này, để có thể cho ta một bức tranh chân thực toàn cảnh về nông thôn như đã từng diễn ra trong lịch sử.

Trước Mảnh đất lắm người nhiều ma, các tác phẩm “Những thiên đường mù” của Dương thu Hương, “Pháp trường trắng” của Ông Văn Tình, “Ác mộng” của Ngô Ngọc Bội đã có những trang bi thảm về Cải cách ruộng đất, nhưng vì vấn đề này còn là một vấn đề nhạy cảm nên các tác phẩm này rất khó khăn trong việc lưu hành hoặc chịu sự soi xét khắt khe của dư luận. Đến Mảnh đất lắm người nhiều ma, tác giả đề cập đến việc đấu tố địa chủ được thể hiện qua những mẩu đối thoại mà bất cứ ai đã trải qua hay từng nghe thấy cũng cảm thấy xót xa, sợ hãi và buồn lòng. Vẫn là hình ảnh con người và miền đất thôn quê quen thuộc, làng Giếng Chùa là nơi diễn ra nhiều cảnh mâu thuẫn, đấu đá lẫn nhau không chỉ ở các dòng họ, các thành phần giai cấp mà nó còn tồn tại ngay trong nội bộ gia đình chi họ Vũ Đình. Thời cải cách ruộng đất, ông Vũ Đình Đại- bố của Phúc bị gán cho là địa chủ. Lúc ấy, Phúc là Bí thư Đoàn thanh niên toàn xã, đã được kết nạp Đảng từ hồi còn du kích. Để tỏ rõ mình không bị giai cấp địa chủ nhuốm đen, mình đã ly khai nguồn gốc xuất thân, không dính dáng gì đến kẻ bóc lột nên đã được đồng chí Hùng Cường tuyên dương là: “có tinh thần kiên quyết dứt bỏ được giai cấp phi vô sản, tự nguyện phục vụ sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nông” [21]. Đi liền với đó là hành động: “Đêm nào Phúc cũng tổ chức thanh niên đi cổ động, đèn đuốc cứ rừng rực như đình liệu

rồi hô to:“đả đảo bọn địa chủ cường hào ác bá” đến đặc cả tiếng. Trống đánh đến bỏng dùi. Rồi đoàn cổ động hô vang: “Đả đảo tên địa chủ bóc lột Vũ Đình Đại! Kiên quyết đánh đổ tên địa chủ Vũ Đình Đại”. Cuộc đấu tố diễn ra ngay sân nhà Vũ Đình Đại. Hai vợ chồng Đại cùng mấy người con- chính là những người anh em của

Phúc chưa vơ chưa chồng, vẫn ở cùng với bố mẹ. Tất cả bị lùa ra sân như một đám hành khất, ngồi bệt xuống giữa vòng trong vòng ngoài của dân làng Giếng Chùa. Vợ Phúc- vốn là người con dâu trưởng trong gia đình, đã “thể hiện xuất sắc” vai trò của mình trong hoàn cảnh bấy giờ, chị “cầm cái liềm nhảy choi choi trước mắt những kẻ bóc lột, cái mỏ liềm cứ mổ trước mặt Vũ Đình Đại, vừa mổ chị vừa kể tội bọn chúng đã bóc lột đè nén mình ra sao”. Đến lượt mình, con trai trưởng Vũ Đình Phúc bước ra, mở đầu bằng câu hỏi dành cho đấng sinh thành ra mình:

- Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?

Đáp lại câu hỏi đó, người bị hỏi trả lời:

- Dạ thưa ông tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông!

Lời nói gió bay, nhưng lại có những lời như đóng dấu chín vào trí não mọi người. Đến giờ những người đứng tuổi ở làng Giếng Chùa này vẫn nhớ như in những câu đối đáp của bố con ông Đại- Phúc trong buổi đấu tố ấy. Người đọc đặc biệt chú ý đến cách xưng hô của nhân vật Phúc với bố mình: Gọi mày xưng tao.

Thông thường với cách xưng hô này sẽ gợi ra cho chúng ta đây là mối quan hệ ngang bằng, thể hiện sự suồng sã, cách xưng hô của nhưng tay đầu đường xó chợ gọi nhau. Nhưng người đọc không khỏi giật mình, ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến những từ ngữ đó lại được phát ra từ một con người đại diện cho sức mạnh ý chí của Đảng: đảng viên Vũ Đình Phúc.

Cách xây dựng nhân vật Vũ Đình Phúc trong Mảnh đất lắm người nhiều ma

gần giống với nhân vật Ngô Quất trong tiểu thuyết Bóng đêm và mặt trờì của tác giả Dương Huớng. Xuất phát từ lợi ích bản thân, cùng cái nhìn sai lệch của mình trong cải cách mà Ngô Quất đã tự tách mình ra khỏi gia đình bị xếp vào thành phần địa chủ bóc lột, cái gia đình đã nuôi sống Ngô Quất qua những ngày tháng cơ cực, đói khổ. Bởi vậy, Ngô Quất đã chỉ tay vào mặt bố mình khi đấu tố và quát:

- Tên địa chủ già kia, mày có biết ai đang đứng trước mặt mày không?

- Bẩm ông, con bị mù không nhìn thấy, nhưng con nghe tiếng ông con nhận ra ông là Ngô Quất do chính con đã đẻ ra ông đấy ạ.

- Dạ bẩm ông, con không bóc lột mà chỉ muốn ông bà nông dân làm cho con để có gạo ăn khỏi chết đói thôi ạ…

- Láo, mày ngoan cố. Chính mày đã quá tham làm nên mới bị mù. Mày không thấy điều đó sao?

Càng nghe càng xót xa, càng nghe càng thêm phần sợ hãi. Những lời đối đáp trên đã cho thấy, tính chất mâu thuẫn giai cấp đã dâng lên tới đỉnh điểm. Tình cảm huyết thống vốn là thứ rất thiêng liêng thì ở đây, nó đã bị chà đạp lên một cách mù quáng, quan hệ giữa người với người còn không bằng cầm thú. Nguy hại hơn, những con người đứng đầu kia lại là những người đại diện cho công lý, cho pháp luật nhưng ngang nhiên áp đặt mọi suy nghĩ của mình lên người khác. Bởi vậy, thảm kịch mà ông Cam phải gánh chịu là cách mà người ta xử tội ông theo cách thức mới: treo cổ bằng phương pháp “gầu sòng”. Điều đáng nói ở đây, đó lại là sáng kiến của Ngô Quất- con trai của ông Cam, được áp dụng để xử tội những tên tội phạm, thì giờ đây được đem ra để xử tử chính bố đẻ hắn.

* * *

Đến với Dòng sông mía của Đào Thắng, con người thông qua công cuộc cải cách ruộng đất cũng hiện ra một cách chân thực với những tội ác cùng với hành động dã man đã in sâu trong tâm trí mỗi người. Cuộc đấu tố ông Nghĩa diễn ra ở ngay trong cái sân gạch rộng bát ngát nhà ông Kỳ Cóp, cách xóm Lò Mật một thôi chạy. Trong công cuộc đổi mới này, những con người được coi là thành phần cốt cán, là chỗ dựa vững chắc lại là vợ chồng Lẹp. Bởi vây, thật hiếm có cơ hội nào tốt hơn để Lẹp có thể trả được mối thù hằn trong lòng. Ngay sau lời khai của ông Nghĩa về gia sản của mình gồm có tám sào và đất thổ cư toàn đất cớm, thằng Lẹp đã nhảy vào chửi thẳng vào mặt ông Nghĩa là phản động, là khai man, rằng ông còn có ruộng trên khu bãi Giáo Điền gửi địa chủ Quĩ Nhất trồng mía lau. Và sau đó là một loạt các câu hỏi mà những người được coi là Đảng viên, được coi là đại diện cho ý chí của Đảng đã dành cho ông Nghĩa:

- Đại chủ cường hào phản động Nghĩa, mày làm phản động, đội lột thầy tu, che mắt chính quyền, chống phá bà con nông dân hả?

- Tại sao mày sắp làm cha cố, đi đâu cũng được con chiên goi “cha”, xưng “con”, cho ăn béo hú béo hí, mày lại bỏ về đây. Như vậy tất mày phải lĩnh âm ưu gì của đế quốc?...

Toàn những lời áp đặt, vu khống, nhằm cột chặt miệng lưỡi người ta theo gì chúng đã định sẵn. Thực khổ cho ông Nghĩa, với lòng tốt bụng, thương yêu ngươi dân, ông đã dày công tìm và nghiên cứu ra những loại giống trồng cho năng xuất cao, phù hợp với tình hình thực tế ở làng xã mình, cốt chỉ mong sao đem lại cuộc sống lo đủ cho bà con lối xóm mà không hề có một toan tính. Nhưng giờ đây, lòng tốt đó lại được những con người kia bẻ cong, ắp đặt. Thế mới biết, trong thời buổi nhiễu nhương đó, làm người tốt thực khó biết bao. Cuộc thẩm vấn trở nên căng thẳng khi người tra xét buộc tội ông Nghĩa đã cưỡng hiếp bà Mến trong những lần bà sang nhà ông. Với một con người mà lòng tự trọng cùng danh dự luôn được đưa lên hàng đầu thì khi nghe những lời buộc tội kia, cũng những lời bức hỏi ông Nghĩa đã tỏ rõ sự giận dữ, giọng trở nên xấc xược, và điều hệ trọng mà ông đã được nghe từ bà Mến, đến giờ phút này ông không thể nào không nói ra trước toà: “Dạ…bà ấy..nói…thằng Lẹp là con của ông anh ruột tôi với bà Mến ạ…”. Cái điều mà ông Nghĩa vừa nói quả thực đã gây ra sự ồn ào, náo động, bất ngờ với những người đi xem hôm đó. Và nó gây ra xúc động mạnh mẽ với thằng Lẹp, khiến hắn không thể nào kiềm chế: “Thằng Nghĩa! Tao lại thèm làm con cháu giai cấp chúng mày à? Mày quen thói đổi trắng tây đen, dối trá cả với toà hả?...Hả?”. Những lời nói ấy nếu trước kia, khi mà Lẹp nghe được chắc chắn hắn sẽ sung sướng biết nhường nào, bởi mơ ước trở thành con cháu nhà ông Quĩ Nhất, một gia đình giàu có, danh giá trong vùng sẽ đem lại cho hắn được cuộc sống lo đủ- không phải chật vật kiếm từng bữa ăn. Nhưng giơ đây, khi mà nguồn gốc xuất thân được đặt lên hàng đầu, khi mà những cuộc đấu tố địa chủ xảy ra liên miên, lại thêm mối thù nung nấu bấy lâu trong Lẹp được trả thù ông Nghĩa đang bừng cháy cháy thì chắc chắn rằng thằng Lẹp kia sẽ không bào giờ thừa nhận nguồn cội của mình. Chắc hẳn người đọc không

sao quên được những lời nói của ông Nghĩa trước khi bị Lẹp xử bắn, những lời có ý nghĩa khuyên bảo, răn dạy cho con người sống sao cho đúng đạo, đúng phép tắc: “Các ông đừng cho đập phá đền thờ, miếu mạo, vì đó là tài sản cha ông để lại cho con cháu. Ông ơi, làm người cần phải dành chỗ để thờ, còn giữ cái để mà sợ”[218]. Như vậy, với ông Nghĩa một con người có tình yêu thương, luôn trăn trở làm sao tìm và cải tiến ra những giống cây trồng mới nhằm đem lại cuộc sống lo đủ hơn cho nhân dân, một con người luôn dẫn dắt phần hồn giúp cho người dân hướng thiện sống tích cực hơn thì trong cuộc cải cách này cũng phải hứng chịu với cái chết đầy bi thảm. Bị thằng Lẹp dí súng bắn vỡ đầu.

Cũng trong cuộc cải cách này, những con người được coi là cốt cán kia đã lợi dụng uy quyền của mình, lợi dụng chức danh của mình để gán gép, để trù dập, để ép buộc cưỡng bức buộc người ta phải chịu khuất phục theo ý của mình. Đó là tình cảnh của chị cả Thuần, vì bé Khuê khóc to trong cuộc đấu tố, vì nó dám nói sẵng với Lẹp một câu mà người ta gọi đó là “âm ưu phá hoại”, là “miệng lưỡi trẻ con chống phá cách mạng”. Chính vì điều này chị cả Thuần đã bị bắt về xã cùng hình phạt trói bó giò. Chúng ta hãy xem cách hỏi cung thẩm vấn của những con người vốn được coi là giữ chức trách. Với lão Râu Đen- người đã từng làm thuê ở lò mía nhà ông Quĩ Nhất thì giờ đây đã trở thành Phó chủ tịch kiêm công an xã, sau một loạt các câu hỏi, thì cái đích cuối cùng mà hắn hướng tới chị Thuần chính là: “Chị bằng lòng làm lẽ tôi thì sẽ được tha ngay sáng mai”, hay với Lẹp được coi là cán bộ cốt cán trong công cuộc mới này thì cái đích đạt tới cũng là: “Tôi cũng hẹn nhà chị như vậy, nhà chị có bằng lòng không thì bảo?”, và cuối cùng với sự coi thường pháp luật cùng bản chất thú tính sẵn có trong người, Lẹp đã bức hiếp chị cả Thuần mặc cho chị giẫy dụa, chống trả. Như vậy, nhìn vào thực tại trên, nhìn vào những con người cùng với những việc làm hành động trắng trợn, liều lĩnh bất chấp công lý, bất chấp những giá trị đạo đức như kia thì thử hỏi kết quả của công cuộc cải cách sẽ đi đến đâu? Người dân đón nhận nó như thế nào? Họ có cách nhìn ra sao với những người luôn tự coi là người cốt cán, những người lúc nào cũng nhân danh Đảng,

nhân danh Cách mạng. Phải chăng là vấn đề phẩm chất của người thực thi chưa được trú trọng?

Cũng hướng về miêu tả nông thôn trong công cuộc cải cách ruộng đất, tiểu thuyết “Ác mộng” của Ngô Ngọc Bội cũng đem lại cho ta một cái nhìn sinh động, chân thực về hiện trạng này. Ở Ác mộng, tác giả đã miêu tả đội cải cách đi tới đâu là không khí làng quê sôi lên đến đó, làng xóm sống trong sự phấp phổng lo lắng chỉ sợ ngày mai trong cuộc đấu tố sẽ tới lượt mình. Mọi người, mọi nhà luôn nhìn nhau bằng con mắt cảnh giác, dè chừng, bởi có những lí lẽ đưa ra ta muốn tin cũng không thể tin được: “Đã có nước thì phải có cá. Có nhân dân là phải có địa chủ” [4,40]. Bởi vậy, bất kỳ ai đó cũng có thể không may mắn mà rơi vào cái lí lẽ kia. Đáng cười hơn, trong tác phẩm này còn đề cập đến việc đấu tố địa chủ cũng theo chỉ tiêu giống như sự cố gắng để đạt được thành tích. Mà địa chủ không phải tự nhiên mà sinh ra được, nó có bản chất, có đặc điểm về giai cấp. Vậy mà cũng khoán cũng giao cho từng làng, từng thôn. Như thế vô hình chung đã đẩy người nông dân vào tình thế phải nhòm ngó nhau, sơ sẩy là có thể bị gán cho đầy đủ “tiêu chí” của một địa chủ để có thể đem ra đấu tố cho hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ mà cấp trên giao xuống. Không khí trong làng lúc nào cũng căng thẳng vì chưa lo đủ số chỉ tiêu địa chủ mà đội cải cách giao cho thì lo lắng, thao thức đứng ngồi không yên: “Xóm Thượng nhao lên vì còn thiếu hai địa chủ nữa, không ai tiện nói ra nhưng họ ngầm tính toán cho nhà kia rồi phán lung túng” [4,160]. Những người nghèo khổ túng bẫn luôn có thể trở thành kẻ bị bóc lột bởi những lời buộc tội được mớm sẵn trên môi. Và bất kỳ ai có chút của ăn của để cũng sẽ trở thành kẻ bóc lột, trở thành địa chủ để đem đi đấu tố. Đặc biệt, trong tác phẩm này xuất hiện những cảnh xử lý người có tội một cách tàn ác, dã man mất hết tính người: “Có người thì bị treo ngược lên xà nhà, đầu đập xuống nền nhà lổn nhổn cứt sắt, tựa như quả bóng cho những người tự cho mình là nạn nhân, đá qua đá lại”, cũng có những người chết thảm khốc như ở nơi trận mạc như trường hợp của Lý Đức, anh đã: “gục ngay xuống, mảnh xương sọ

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 54 - 61)