Giọng điệu hài hƣớc

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 72)

Trong tiểu thuyết này, giọng điệu hài hước được tác giả vận dụng một cách triệt để, như một phương tiện hỗ trợ đặc lực trong việc phản ánh con người và hiện thực nông thôn ở làng Giếng Chùa.

Để phản ánh những con người trong tổ chức Đảng- một tổ chức luôn đi đầu, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng nhân dân, tác giả thể hiện thông qua cái nhìn hài hước. Với đồng chí Hùng Cường- với chức danh là đội trưởng đội cải cách ruộng đất ở xã, nhưng đồng chí không cho phép ai gọi mình là Đội Cường bởi theo đồng chí thì chỉ có thời phong kiến đế quốc mới có Cai, có Đội. Gọi như vậy là bôi nhọ thanh danh những người phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nếu chỉ dừng lại ở đây, chắc hẳn nhiều người sẽ đề cao phẩm cách của Hùng Cường bởi với Hùng Cường thì ngay trong cách gọi tên cũng luôn muốn giữ trọn thanh danh và cả khí tiết, luôn muốn đề cao tổ chức của mình đang phục vụ lên trên quyền lợi của cá nhân. Nhưng không, ngoài nguyên nhân kể trên, với giọng kể hài hước tác giả còn hé lộ cho ta biết còn có một nguyên nhân khác dẫn đến việc Hùng Cường không muốn mọi người gọi mình là Cai, Đội. Đó là vì những bậc thân sinh ra đồng chí là

những người ở bên kia sông chứ không phải ở đâu xa xôi. Hai ông bà là người tản cư lên đây dạo có nạn đói năm Dậu. Và nghe nói, quê của ông bà toàn đội đầu, từ thúng thóc, gánh lúa, đến việc thổ mộc là đào đất từ dưới ao lên, không gánh không vác mà đưa cả lên đầu. Hai ông bà đi đội thuê, đội mướn để kiếm ăn. “Vì thế bên xã ấy người ta quen gọi là ông Đội, bà Đội”[20]. Đến đây, sự thật trong cách bắt mọi người không được gọi mình là Cai, Đội được lộ rõ. Thì ra không phải là muốn bảo vệ thanh danh cho tổ chức Đảng, không phải xuất phát từ quyền lợi của cá nhân mình, mà trên hết và trước nhất là do Hùng Cường muốn chối bỏ quá khứ, không muốn có chút liên hệ, dây dưa với những người đã thân sinh ra mình. Phải chăng những con người khi có quyền và đặc biệt là khoác lên mình bộ áo Đảng viên trong thời cải cách đều phải vô tình hay cố ý buộc phải quên đi nguồn gốc xuất thân của mình?

Nói về công việc của Hùng Cường, không biết năng lực tài giỏi đến đâu, chỉ biết rằng, đồng chí luôn đi sâu đi sát vào quần chúng, đến bắt rễ với cô Tý con bà Tẹo ở cuối xóm. Nhà chỉ có hai mẹ con, bà Tẹo lại hỏng mắt lẫn hỏng tai, chỉ có cô Tý tuy xấu người nhưng phốp pháp dễ dãi. Họ bảo thấy “đồng chí Hùng Cường đến bắt rễ cốt cán để tìm hiểu tình hình của làng, đã ăn cơm thịt gà rồi ngủ luôn ở đấy đến sáng, hôm sau đi cổng ngách về trụ sở”. Giọng điệu hài hước của tác giả cứ đều đặn, nhẹ nhàng, nhưng đã giúp người đọc hình dung ra diện mạo của Hùng Cường, từ lời nói đến việc làm, từ cử chỉ đến hành động. Tiếng cười được bật ra có sức ám ảnh ghê gớm, bởi đằng sau tiếng cười kia là hiện trạng ở nông thôn trong thời cải cách. Liệu với những con người này, khi mà quyền lợi cùng những mưu cầu cá nhân được đặt lên hàng đầu thì sự nghiệp cách mạng kia sẽ đi về đâu? Đây là câu hỏi mà không dễ có lời giải đáp rành rọt.

Nói về những người trong tổ chức Đảng với một giọng điệu hài hước, hóm hỉnh không thể nào không nhắc đến nhân vật Xuân Tươi. Xuân Tươi vốn là cán bộ của phòng văn hoá nhưng phải về hưu non vì “nghe đâu năng lực không được dồi dào cho lắm, cả văn lẫn hoá cũng chỉ tạm dùng khi bấn người. Nhưng được cái lúc nào cũng hồ hởi lạc quan, cứ vui như tết”[183]. Xuân Tươi nổi tiếng với bài phát biểu

trong một cuộc họp mà không khí đang căng thẳng bởi vấn đề đoàn kết trong chi bộ chưa tốt, mâu thuẫn giữa các dòng họ đang trở thành vấn đề nổi cộm thì Xuân Tươi lúc ấy vốn chỉ là một đảng viên mới chuyển giấy sinh hoạt Đảng được vài tháng đã giơ tay xin phát biểu: “Anh nói làu làu tư duy mới là như thế nào, xu thế thời hiện đại hiện nay từ đối đầu sang đối thoại. Chiến tranh giữa các vì sao là như thế nào?...Các đồng chí! Chúng ta hãy nhìn xa trông rộng bằng đôi mắt đại bàng, chứ đừng nhìn thế giới bằng đôi mắt gà ri”[184]. Nhờ có bài phát biểu này, mà may mắn Xuân Tươi đã trúng với số phiếu cao, một Bí thư không có trong dự kiến của nhiệm kì mới. Và một phần nguyên nhân khiến Xuân Tươi có thể trúng cử là do anh là dân ngụ cư, không dính dáng đến dòng họ nào trong làng và theo cách nhìn nhận của họ thì Xuân Tươi “Chỉ là anh ba hoa chích chèo, không lợi không hại”, hơn nữa ở Xuân Tươi có cái tính ham vui, anh có thể la cà say sưa với bất cứ ai cùng những lời hứa hẹn chắc chắc như thể mình có quyền ban quyền phát lộc cho người khác, nhưng rồi anh lại không làm gì cả. Mà thực tế là anh không làm được gì cả, ngay “đến thảo nghị quyết và điều hành những cuộc họp có nhiều vấn đề phức tạp là Xuân Tươi như gà mắc tóc rối”, bởi anh chỉ quen với việc kẻ pa-nô, dán áp phích và chăng cờ kết hoa cho các hội nghị hơn là ngồi chủ toạ hội nghị. Từng ấy điều đã cho thấy chân dung Xuân Tươi được hiện lên rõ nét như nào.

Khi nói về làng xã ở nông thôn một trong những vấn đề nổi cộm thu hút sự chú ý của các nhà văn trong các trang viết là vấn đề ăn uống, tiệc tùng. Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong các sáng tác của các nhà văn thuộc trào lưu hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố (với Việc làng), hay Nguyễn Công Hoan (với Bước đường cùng)...Nổi bật trong các trang viết đó là việc tác giả miêu tả sắc nét cảnh tiệc tùng, đình đám xuất hiện nơi đình làng. Đến với Mảnh đất lắm người nhiều ma, cùng với một giọng điệu hài hước, tác giả đã cho người đọc thấy rõ sự chuyển biến trong cách thức tổ chức tiến hành các cuộc tiệc tùng ở làng xã nông thôn xưa. Việc tổ chức, ăn uống khi đón tiếp trọng khách không diễn ra ở nơi đình làng như trước mà được sơ tan về các gia đình. Địa điểm những cuộc ăn uống cũng không cố định, mà luôn luôn di chuyển. “Nay ăn ở nhà chủ tịch thì mai ở nhà phó bí thư, bữa khác

lại chuyển sang nhà văn hoá xã”. Và điều đặc biệt ở đây là người phục vụ chính là vợ con của gia chủ. Với giọng điệu hài hước, tác giả cứ nhẹ nhàng, từng bước hé mở cho người đọc hiểu rõ về cung cách tổ chức ăn uống tiệc tùng kia. Và theo như lời tác giả, nếu có khách ở xa về làm việc ở trên văn phòng, thì đến bữa sẽ có một người đến nhũn nhặn: “Mời đồng chí về nhà tôi nghỉ tạm, có gì ăn nấy, thông cảm với hoàn cảnh nông thôn”. Nhưng tới nơi, trái với tất cả những gì mà vị khách đã từng suy nghĩ “đã thấy đông đủ tất cả bộ sậu ở xã. Người thì đi cổng chính, người vào cổng sau, người đột nhập cổng nách, cùng một lúc hiện ra không thiếu một ai, cứ như lệnh nhà binh”. Còn các mâm cơm từ dưới bếp chờ sẵn được bưng lên. Chủ nhà thì xoa tay rằng đây chỉ là bữa cơm gia đình, tiện thể có đồng chí về công tác, nên mời cả mấy anh em hàng ngày làm việc cùng nhau đến cho vui vì chỉ thêm đũa thêm bát chứ không có vấn đề lớn lao gì.

Như vậy, bằng việc miêu tả trong cung cách tổ chức tiệc tùng- ăn uống, tiếng cười được toát ra nhằm gây ấn tượng trong người đọc. Thông qua tiếng cười, tác giả đã phơi bày một hiện thực ở nông thôn trong thời kì trước, vẫn là các cuộc nhậu nhét, tiệc tùng linh đình, nhưng không còn tổ chức ở giữa đình làng như trước mà đã biến hoá tinh vi chuyển đến luân phiên từng gia đình quan chức ở làng xã, từ đó tránh được tai mắt của dân, tránh được búa rùi dư luận, sự đả kích của nhân dân trong thời buổi “cái đói giáp hạt này lại có đủ móng vuốt nhảy xổ vào cả cái xóm Giếng Chùa, xóm vẫn quen đứng đầu về cái sang cái giàu toàn xã”. Phải chăng đó là sự thích ứng của những con người gánh trên vai trách nhiệm đứng đầu làng xã khi hoàn cảnh đã có nhiều thay đổi?

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, giọng điệu hài hước được tác giả tiếp tục sử dụng đắc dụng trong việc đề cập đến các vấn đề ở làng xã.

Đầu tiên là sự xuất hiện lá đơn tố cáo của Vũ Đình Phúc viết lên huyện nhằm tố cáo việc lão Quềnh bị chết nhưng chỉ được chôn cất bằng một bó chiếu, và lên án đó là hành động dã man trong thời buổi hiện nay, mà lại chôn một cách dấm dúi như một việc làm vụng trộm. Người viết đơn còn nêu rõ trách nhiệm của Đảng uỷ, uỷ ban và ban quản trị hợp tác xã coi việc nghĩa tử nghĩa tận của nhân dân như thế nào.

Sự quan tâm đối với người cô quả ra sao. Giọng điệu hài hước được thể hiện một cách hình ảnh qua lá đơn tố cáo rằng “ngân quỹ của xã không phải là nghèo. Một bữa “cơm thƣờng” khi họp Đảng uỷ, khi họp hội đồng nhân dân, khi tiếp mấy anh điện cao thế, là có thể chôn cất được mấy người như lão Quềnh một cách tươm tất”. Một bữa cơm thường mà có thể chôn cất được mấy người như lão Quềnh thì quả thực người viết lá đơn kia thực cao tay. Một mũi tên mà đích đến thực không chỉ có một. Nó vừa tố cáo nạn tiệc tùng bừa phứa, biết bao tốn kém ở xã-mà tiền của không đâu khác chính là từ người dân mà ra, mặt khác lại nhằm thẳng đến người giữ chức vụ cao nhất ở xã là bí thư Trịnh Bá Thủ- một đối thủ không đội trời chung

với dòng họ ông. Nhưng đồng thời cũng góp phần tạo dựng được lòng tin, sự ủng hộ ở quần chúng nhân dân khi ông là người dũng cảm đứng ra tố cáo việc làm sai trái ở xã.

Giọng điệu hài hước tiếp tục được tác giả sử dụng khi nói về việc lão Quềnh được chôn cất lại. Nhờ có lá đơn tố cáo kia mà những người có trức trách ở xã buộc phải tìm cách chôn lại lão Quềnh cho đúng với nghi thức, cho đúng với sự quan tâm của làng xã đối với số phận của những người cô quả, tránh sự lên án, đả kích kịch liệt trong quần chúng. Một chiếc áo quan mới được xã mua để chôn cất lại lão Quềnh. Tiếng cười được bật lên thành tiếng qua giọng điệu tác giả đã lựa chọn: “Vậy thì lão Quềnh được ưu đãi hay lão phải chết hai lần? Chôn xuống lại moi lên là điều là điều xưa nay người ta cấm kị. Nhưng lão Quềnh ơi! Để được nằm trong bộ áo quan, nghĩa là được chết bình đẳng như những người chết khác, lão phải vui lòng nhận thêm sự một sự vất vả khi đã nhắm mắt xuôi tay. Nghĩa là lão phải hi sinh một lần nữa để cứu vớt danh dự cho những người khác đấy! Sứ mệnh của lão thế mà to! Thôi thì đại xá cho sự thông minh của người đời, lão Quềnh ạ!”[57]. Cả một đoạn văn chất chứa bao nhiêu điều. Cười đấy mà cảm thấy đau lòng, cười đấy mà sao trong lòng không thấy chút thoải mái, thanh thản. Tiếng cười như có giá trị làm tăng thêm sự chua chát, cho thấy rõ hơn sự xuống cấp trầm trọng trong phẩm cách của con người. Phải chăng đây chính là hồi chuông cảnh báo giúp chúng ta thức tỉnh hơn trong cách đối xử, trong mối quan hệ giữa người với người.

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, giọng điệu hài hước còn được tác giả sử dụng khi từng bước nêu rõ hiện trạng làm ăn ở hợp tác xã khi đã có chính sách khoán. Chính vì chính sách này mà đã tạo nên cảnh “thằng còng làm thằng khưỡn ăn”, khiến cho số người thoát ly đồng ruộng ngày càng nhiều. Mang tiếng là nông dân nhưng khối anh lại không phải chân lấm tay bùn bởi vì “ở trên có văn phòng uỷ ban, văn phòng Đảng uỷ thì ở dưới có văn phòng hợp tác xã và ban chỉ huy đội sản xuất”[127]. Giọng điệu hài hước tiếp tục được phát huy khi tác giả nói cụ thể hiện trạng ở vùng đất này. Rằng ở đây còn chơi trội hơn cả nơi khác là ở xã có cả một tổ truyền thanh tách khỏi sản xuất để phục vụ loa đài cho các cuộc họp vì “không mấy ngày ở xã mà không có các cuộc họp”, vì “người ta thích nghe giọng nói của mình được khếch đại qua những tiếng lào xào của cơ khí, có thế nó mới nổi mùi khoa học kĩ thuật”. Thành ra ở xã người cứ ràn rạt, nhênh nhang mà lại làm ra vẻ tất bật. Ai cũng cho mình quan trọng không thể thiếu được. Trước hiện thực này, tác giả đã sử dụng hình ảnh để diễn tả: “nông dân mà chán đất thì khác gì người sống bổng dở chứng chán cơm! Khác gì người lính chán vũ khí, chán binh nghiệp. Người lính chán binh nghiệp thì dễ chiến bại khi xung trận, còn nông dân chán đất thì quanh năm có giặc đói ngồi chồm chỗm trong nhà”[128]. Giọng văn hài hước đã thể hiện rõ sự mâu thuẫn có phần phi lí giữa con người và sự việc được nhắc tới. Đó chính là hiện tượng người nông dân chán đồng ruộng, bởi xưa nay giữa người nông dân luôn gắn kết với đồng ruộng, đồng ruộng là nguồn sống thiết yếu của người nông dân. Bởi vậy, với người nông dân thì ruộng đồng là tất cả. Nhưng ở đây, tác giả lại nói rằng người nông dân chán đồng ruộng. Thì ra nguyên nhân chính là do chính sách Khoán kia. Vì nó mà đã gây ra tâm lí hoang mang, không thoải mái trong người nông dân, vì nó mà những người nông dân hiểu rằng dù họ có cam chịu vất vả, lam lũ nhiều hơn nữa thì họ vẫn cứ không đủ miếng ăn như thường, bởi thành quả mà họ phải đồ mồ hôi làm ra đâu chỉ dành riêng cho mình họ, nên việc họ chán đồng ruộng là điều đương nhiên.

Giọng điệu hài hước được tác giả sử dụng khi nói về sự đồng tình của anh em nhà Trịnh Bá với người đàn bà làm thuê. Sau cái chết của bà Son được, cái chết

được coi sự chấm dứt, sự kết thúc với vai trò là tấm bùa cứu cánh cho cả dòng họ Trịnh Bá, là chỗ dựa vững chắc nhất đã khiến cho bao toan tính của Thủ giờ đây đã không thể trở thành hiện thực. Trái lại, cả dòng họ Trịnh Bá lúc này đang lâm vào hoàn cảnh khốn đốn, bị chính những người trong dòng họ mình vạch tội. Vì vậỵ, Thủ cùng những người trong dòng họ buộc phải ngồi lại bàn bạc với nhau hòng cứu vớt lại tình thế. Biết được điều này, người đàn bà làm thuê đã có lời mong muốn được giúp gia đình chóng qua cơn hoạn nạn. Cách mà người làm thuê kia định sử dụng là lên cơn đồng nhập trong đám ma cô Thống Biệu: “Có vía cô che chở, em sẽ nói vài câu có lợi cho hai ông! Em biết mình lúc nói chẳng ai thèm bỏ vào tai, nhưng lời lúc ấy là lời thánh, thánh đã phán thì người ta không dám coi nhờn đâu ạ”[367]. Tiếp đó chị ta còn thuyết phục hai anh em nhà Trịnh Bá rằng: “mong hai ông cứ yên tâm, em sẽ cố hết sức để giải cơn hạn cho hai ông. Ngày mai

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)