Ngôn ngữ mang tính biểu cảm dung dị mà tự nhiên (qua Dòng sông

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 99)

mía)

Ngôn ngữ mang tính biểu cảm dung dị mà tự nhiên là nét chung cho hầu hết các tác phẩm viết về nông thôn nói chung và hai tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều maDòng sông mía nói riêng. Ở đây luận văn tập trung vào phân tích loại ngôn ngữ này trong tiểu thuyết Dòng sông Mía của Đào Thắng. Ngôn ngữ trong

Dòng sông mía của Đào Thắng trước hết được biểu hiện ở biệt tài quan sát của nhà văn, khi mang đến cho người đọc những hiểu biết thú vị về nghề làm mía đường ở xã Thanh Khê nói riêng cũng như nghề làm mía đường nói chung ở các làng xã nông thôn trên cả nước trong giai đoạn trước.

Trước hết, xung quanh vấn đề làm mía, nhà văn đã đem đến cho người đọc sự hiểu biết về khái niệm “cầm cây” trong quan hệ với nghề làm mía. Trong tác phẩm, thằng cu Lẹp nhờ có tài bơi lặn đã vớt được rất nhiều cây mía ở dưới sông nên đã được lòng bà chủ lò mía. Bà Quyền đã đồng ý cho nó lên “cầm cây”. Được cầm cây tức là “bắt đầu làm nhà chè, được ngồi cạnh hàng ông, hàng bà, đâm mía cây vào ép nước”[74]. Cũng là một cách người ta công nhận nó bắt đầu làm người lớn, làm chính thức và bà chủ phải tính công.

Nghề làm mía đường thông qua con mắt của tác giả còn hiện lên qua việc miêu tả cái máy ép mía. Đó là “những đôi hàng đá không biết xuất thân từ đâu, to lớn nặng nề, như một sự hiện diện của rừng thiêng, núi chúa, hết vụ mía, ngả xuống nằm cạnh nhau, được che đậy cẩn thận…Vào vụ đường, ông bà được đứng dậy đứng uy nghi giữa lò, quay chầm chậm theo bước trâu đi, trở nên thiêng liêng và đượm màu sắc bí ẩn, rùng rợn. Người ta đã đục sẵn các vú đá có khe nhỏ rất đều nhau, bằng dụng cụ chuyên dùng, lắp vào các “vú” gỗ độ chính xác cao, khít khịt, để khi cần kéo bằng cây gỗ to, dẻo quánh, do con trâu mộng kéo, làm quay “hàng ông” các vú đó truyền lực sang hàng bà, đưa bà kin kít quay theo”[80-81]. Thông qua việc miêu tả chiếc máy ép, đã hiện lên hàng loạt các từ ngữ có phần rất riêng và

đặc biệt mà theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ điển tiếng Việt gọi đó là nhóm từ nghề nghiệp: “là những từ biểu thị công cụ lao động, sản phẩm lao động và sản xuất của một nghề nào đó, thường chỉ được những người trong ngành đó biết và sử dụng”. Chỉ trong một đoạn văn ngắn kia thôi, nếu không có sự am tường thấu đáo về kho từ nghề nghiệp phong phú, sẽ là rất khó để cho nhà văn có thể miêu tả một cách chân thực, sinh động, vừa in đậm dấu ấn của một làng nghề làm mía truyền thống như làng Thanh Khê.

Tác giả tiếp tục đưa đến cho người đọc những hiểu biết về nghề làm mía đường khi chiếc máy ép mía bị hỏng buộc phải sửa chữa. Với người thợ để sửa chữa máy ép mía cũng có những điểm được quy định bắt buộc hết sức lạ lùng, khác xa so với những người thợ mộc và có phần rất mê tín. Đó là những người thợ sửa chữa “không được uống rượu khi làm, quần áo sạch sẽ và đặc biệt kiêng kị đồ ô uế”. Với người thợ phụ luôn đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ trong việc moi được cổ hàng ông đã bị gẫy, còn với người thợ chính hay còn gọi là thợ cả, lại có những quy định rất chặt chẽ: không được mó tay vào đục đẽo. Bữa ăn phục vụ cho những người thợ ấy phải “kiêng kị thịt vịt, cá mè, thịt chó không được phép đưa tới gần, nấu nướng kén các cô gái tân”[83]. Người thợ cả trong ngày sửa chữa hôm đó phải mặc một bộ nâu sồng, đứng chụm chân, ngửa mặt khấn lễ đã thể hiện rõ một sự linh thiêng, quyền uy trong việc đọc ra bài khấn lễ để cho hàng ông, hàng bà được khớp vào nhau:

“Lạy ông linh thiêng Lạy bà linh thiêng Mía bãi Bạch Sa Mật bến sông Châu Đường thơm núi Đọi Dâng ông dâng bà ...Con là thợ cả Cúi đầu khấn xa ! ”

Cả bài khấn như để tạo ra sức mạnh, sự chính xác với một không khí linh thiêng nhằm giúp thêm người thợ cả trong việc phát lệnh “vào cổ” - tức hàng ông, hàng bà được khớp vào nhau. Và như vây, công việc sửa chữa được coi là hoàn tất.

Ngôn ngữ biểu cảm thông qua việc miêu tả nghề làm mía đường được tác giả tiếp tục dùng đến khi nói về bí quyết làm nghề mía. Với nghề mía đường, điều quan trọng nhất là làm sao với mỗi mẻ đường được làm ra, cánh đường phải mỏng và trong, như vậy mới có giá cao. Để làm được điều này, phụ thuộc rất lớn vào người trông lò với những bí quyết riêng. Lão Bếp Rỗ là người được ông chủ Quĩ Nhất giao cho nhiệm vụ quan trọng trên và lão rất có ý thức trong việc giữ gìn bởi nghề nấu bếp, nấu đường cũng được cha truyền con nối. Và theo lão, để đường đạt được chất lượng tốt phụ thuộc lớn vào việc dùng vôi. Vôi cần cho vào “trong lúc nước mía đang sôi, khi đó sẽ giúp nước mía sẽ chuyển từ mầu xanh sang màu vàng”. Và một chút ít “mỡ lợn được cho vào lúc mẻ đường bắt đầu giật, sau khi bồi thượng, bồi cao nhất, có khi tràn ra ngoài miệng bếp, một giật thành những núm nhỏ vàng sậm, đều đặn và hấp dẫn như một kiểu sóng”[93].

Như vậy, với việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm thông qua việc miêu tả nghề làm mía đường đã cho thấy sự sinh động, chân thực trong bức tranh làng nghề mía đường. Nó chứng tỏ một sự quan sát tỉ mỉ, một sự thâm nhập sâu vào trong đời sống của những người dân vùng mía, cùng với đó là việc vận dụng từ ngữ nghề nghiệp mang dấu ấn đặc thù đã thể hiện tấm lòng gắn bó của tác giả với quê hương, sự trân trọng tự hào với truyền thống văn hoá dân tộc của Đào Thắng.

Ngôn ngữ mang tính biểu cảm dung dị tự nhiên ngoài việc được thể hiện ở miêu tả nghề làm mía còn được tác giả sử dụng trong việc giải thích về các loài cá- vốn là thứ rất gần gũi với sông nước nói chung và vùng Châu Giang nói riêng. Trước tiên, khi nói về loài cá lẹp, tác giả đã miêu tả: “đây là một giống cá ăn nổi trên mặt nước sông Châu, nó thường bám vào rỉa thây chó, xác mèo, gà con chết, phân trâu, phân người, nổi lều bều trên mặt sông, chúng còn có gan kéo cả đàn đến rỉa người tắm trên bến sông để ăn ghét”. Với các bà nạ dòng, các cô gái tơ ra sông tắm thường không bơi, chỉ đứng một chỗ kỳ cọ, được làn nước che, áo yếm xoã ra

thì “bọn cá lẹp lỉnh vào những chỗ kín mà rỉa, khiến các bà các cô vừa nhột vừa sợ, nhẩy ùa lên, miệng kêu oai oái”[8]. Loài cá này cũng chính là tên của một nhân vật trong tiểu thuyết. Đó chính là thằng Lẹp, mà mỗi lần nhắc đến là mỗi lần hiện lên trong người đọc về một chuỗi các tội ác kinh hoàng ở Thanh Khê mà thằng Lẹp như hiện thân của những tội ác kinh hoàng đó. Phải chăng đây chính là một dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Ngôn ngữ mang tính biểu cảm của tác giả ngoài việc đưa đến cho người đọc những hiểu biết về cá lẹp còn mang đến cho người đọc có những hiểu biết về cá kìm và cá ngần. Cá kìm là những con cá “to bằng một chiếc thuyền nhỏ, có sức mạnh ghê gớm, với cái mõm nhọn lởm chởm răng, nó đã đuổi bắt thì chẳng giống cá nào chạy thoát và không lưới nào chịu nổi một lao thúc của nó”[124], còn cá Ngần được nhà văn miêu tả : “là thứ cá đặc biệt chỉ có trên sông Châu. Những chú cá nhỏ chỉ bằng đầu chiếc đũa làm bằng cây len đun bếp lò mềm mượt, trắng muốt. Cá ngần không xương, chỉ có một dây sống, thịt nạc như giò lụa, cá ấy đem kho với tương đặc, rắc với gừng làm món ăn thanh thú đặc sản một miền quê. Nếu đem băm nhỏ cá ngần, trộn với trứng gà nêm gia vị, đem rán ta sẽ được một món chả cá ngon không thứ chả cả nào sánh bằng”[160].

Như vậy, qua ngôn ngữ biểu cảm của tác giả, từng loài cá được hiện lên một cách rất riêng, mang những đặc điểm về loài cùng những tập tính mà nếu không có sự gần gũi với cuộc sống vùng nông thôn nơi sông nước thì sẽ rất khó có những dòng miêu tả chính xác và sinh động đến vậy.

Phát huy triệt để khả năng tự miêu tả và biểu cảm của ngôn ngữ, Đào Thắng còn đưa người đọc đến với những hình ảnh so sánh mà với năng lực của mình, những hình ảnh so sánh đó đã để lại ấn tượng trong lòng độc giả. Hình ảnh của bà Nghệ- một người phụ nữ vốn quanh năm sống với vùng sông nước được hiện lên thông qua cái nhìn của Khuê sau bao nhiêu năm xa cách: “Khuôn mặt bà cụ Nghệ teo tóp như quả xoan khô cuối mùa đông không kịp rơi xuống đất, treo lơ lửng trên cành cao, mặc cho gió bấc quăng quật, phủ phàng. Những nếp nhăn sâu như những đường rãnh mía dọc theo má kéo trễ cả cặp môi. Vầng trán thấp, khía ngang những

rãnh nhớ sâu hoáy của thời gian, đôi mắt thời gian phủ một lớp mờ mờ sông nước”[291].

Hình ảnh “quả xoan khô” một lần nữa được tác giả sử dụng khi nói về những ngày tháng cuối đời của bà Cả Thuần: “khuôn mặt trái xoan một thời đẹp lộng lẫy giờ teo tóp như quả xoan khô trên cành cây cao trong mùa gió bấc”[480]. Cả hai nhân vật, với số phận và tính cách khác nhau nhưng đều được tác giả thống nhất trong cách lựa chọn khi miêu tả khuôn mặt khi đã xế chiều. Hình ảnh “quả xoan khô” là hình ảnh rất đối quen thuộc đã đưa lại sự ám ảnh nhất định trong lòng độc giả bởi đây không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên, tuỳ hứng mà nó là một sự biểu hiện ý thức cao trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

Hình ảnh so sánh thông qua ngôn ngữ mang tính biểu cảm được tác giả một lần nữa sử dụng khi nói về sự việc có liên quan đến nhân vật tên Khuê. Khuê lúc đó còn là một cậu học sinh với lực học rất giỏi. Khuê thường giúp cho những người bạn của mình ôn luyện để có thể đủ lực thi kì thi tốt nghiệp. Với con người học giỏi, cùng với những đức tính đáng quý như trên, lẽ ra đã có thể trở thành một mầm tương lai tương sáng của của xã, nhưng vì một sự đố kị, lòng thù hận riêng tư mà lão Quýt- tức lão Râu Đen đã phê vào lí lịch của Khuê những dòng khiến Khuê không đủ tiêu chuẩn để đi thi đại học- một cơ hội tốt giúp Khuê có thể đạt được những ước mơ. Trước sự việc này, tác giả đã dùng một hình ảnh so sánh: “ghi vào lí lịch những dòng chẳng khác gì múc gáo mật nóng trong bếp đổ lên da người”[315]. Đây là hình ảnh so sánh hết sức sáng tạo, và độc đáo. Chính hình ảnh này đã đưa đến cho chúng ta hiểu về mức độ tai hại trong việc làm của lão Râu Đen là như thế nào. Nó có thể không giết chết được con người ta, nhưng vì hành động đó mà có thể gây ra những di chứng, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến suốt quãng đời còn lại. Như vậy, đây chẳng phải là một hành vi gián tiếp giết người hay sao!.

Như vây, với việc sử dụng ngôn ngữ nội tâm nhân vật và ngôn ngữ mang tính biểu cảm trong tiểu thuyết này, đã cho thấy một Đào Thắng tài năng, nhạy bén trong cách vận dụng và sử dụng ngôn ngữ. Và chính với ngôn ngữ này, nhà văn đã đem lại cho những sự sự việc, con người mà mình miêu tả một sức sống mãnh liệt, để lại

ấn tượng trong lòng độc giả. Và đây cũng chính là phương tiện tốt nhất để chuyển tải tư tưởng và bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của con người. Đào Thắng là một trong số ít các nhà văn có ý thức trong việc phát huy triệt để khả năng tự miêu tả và biểu hiện của ngôn ngữ

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 99)