Khi thể hiện con người ở nông thôn, một trong những khía cạnh mà các tác giả thường quan tâm, đề cập tới đó là số phận của những người phụ nữ. Cuộc sống nơi làng quê với bao ràng buộc, quan niệm, người phụ nữ bao giờ cũng nhận lấy những thiệt thòi bất hạnh, chịu nhiều khổ đau trong xã hội. Trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, một tiểu thuyết trên 400 trang, người đọc khó quên được chân dung nhân vật Son- một con người từ khi con trẻ đến lúc chết đã phải chịu nhiều bất hạnh. Ngay từ thời còn trẻ, Son đã được coi là người đẹp nhất làng. Mặt hoa da phấn, thắt đáy lưng ong. Đi một bước là có người theo, một bước là có người ghẹo. Nhưng chưa có ai lọt vào mắt xanh của cô cả. Thế rồi người trong cả làng Giếng Chùa đã đồn rằng cô phải lòng giáo Phúc. Son đến với Phúc bằng tình yêu chân thành, bằng sức sống mãnh liêt của tuổi trẻ. Bởi vậy, Son đã đem sự trong trắng đời con gái của mình cuồng nhiệt trao cho Phúc. Và khi gia đình bắt cô phải thành hôn với Trịnh Bá Hàm- con trưởng nhà Trịnh Bá, Son đã tìm đến quãng vai cày bờ sông để gặp Phúc, để nói rõ suy nghĩ, những điều ấp ủ trong lòng. Đặt trong hoàn cảnh thời bấy giờ, khi mà tư tưởng phong kiến vẫn còn sức nặng toả triết trong lòng xã
hội thì lời nói của Son với Phúc thật tiến bộ và có có ý nghĩa lớn lao. Để được sống cùng người mình yêu, để tạo dựng được hạnh phúc của bản thân mình Son đã chủ động đưa ra lí lẽ thuyết phục, mạnh mẽ vượt lên mọi thành kiến lễ giáo của xã hội thì lẽ ra con người này xứng đáng được hưởng trọng vẹn niềm hạnh phúc. Thế nhưng đáp lại lời nói của Son, cô chỉ nhận được lời nói lẩm bẩm như người mất hồn của Phúc: “Nhưng biết đi đâu bây giờ? Sểnh nhà ra thất nghiệp”. Lời nói của Phúc như một gáo nước lạnh dội thẳng vào người Son, đến lúc này cô đã hiểu rõ thì ra con người mà bấy lâu nay cô vẫn yêu thương và ngưỡng mộ kia, con người mà cô nghĩ có thể là chỗ dựa vững chắc cho mình trong nửa phần đời còn lại, con người mà cô đã không tiếc sẵn sàng hiến dâng thứ quý giá nhất của đời mình cho hắn, thì giờ đây, đổi lại cô được nhận những gì? Trong suy nghĩ của Son lúc này Phúc chỉ là người “hèn nhát”, “chỉ gan cái lỗ mồm”, “chỉ biết đến cái thân”. Quá thất vọng với mối tình đầu, mối tình mà Son đã đặt cả niềm tin và số mệnh của mình trong đó, nhưng kết quả lại không như mong đợi, Son đã chiều theo ý gia đình mình để đến với Hàm. Ngay sau đó một tuần, Son đã làm lễ thành hôn với Trịnh Bá Hàm- một người mà cô không hề yêu. Hôn lễ của Son và Hàm được tổ chức linh đình với. Số phận của Son cũng thật đắng cay và chịu nhiều tủi nhục. Người mà cô yêu thì không đến được với nhau. Còn người yêu cô thì ngay trong đêm tân hôn đã dở máu ghen tuông, khiến cho Son phải cuốn chăn quanh người, ngồi co vào góc giường, nước mắt chảy ngoằn ngoèo trên má. Cuộc sống của Son với Hàm cứ thế dần trôi đi trong yên ấm cùng với ba đứa con được sinh ra, và nếu không có sự việc tai hại kia thì có lẽ số phận của Son cứ bình lặng trôi đi theo năm tháng một cách yên ổn. Sự việc được nói đến kia chính là việc ông Hàm đã to gan đào mả ông Vũ Đình Đại. Sự việc bị phát giác, ông Hàm cùng mấy thằng cháu đã bị bắt vào tù. Để gỡ thế bí bách này, bà Son đã đồng ý làm theo Thủ để cứu chồng mình. Nhưng bà Son không thể ngờ rằng việc mình nhận lời gặp ông Phúc để nhờ ông Phúc rút đơn kiện kia lại là bước chuẩn bị cho một âm ưu mới tiếp theo mà nạn nhân không ai khác chính là bà. Trong đêm tối sau buổi họp Đảng uỷ xã, bà Son đã gặp lại ông Phúc. Bà không biết rằng cuộc nói chuyện của mình với ông Phúc đã bị Thủ và Cao nghe lén. Bao nhiêu
tâm sự, bao nhiêu nỗi niềm giữ kín trong lòng bấy lâu của bà đến giờ mới được nói ra một cách thoải mái, không chút vướng bận. Lòng bà Son cũng nhẹ vơi bớt đi phần nào khi người ngồi nghe đối diện kia chính là ông Phúc. Đúng lúc ấy, khi ma hai người đang xoá nhoà những ngăn cách để bộc bạch nỗi niềm không dễ nói với ai thì cũng là lúc chú cháu nhà Thủ-Cao xuất hiện. Mặc dù rất bất ngờ và không đồng tình với hành động này của Thủ, những trong chừng mực nhất định bà Son chấp nhận bởi điều quan trọng nhất sau sự việc này là ông Phúc sẽ rút đơn kiện, bà sẽ cứu được ông Hàm, cứu được uy tín và danh dự mà dòng họ Trịnh Bá đang phải đối mặt. Nhưng điều bà Son không đồng tình, không bằng lòng và thêm phần buồn tủi hơn chính là việc cả hai anh em nhà Trịnh Bá lại ép buộc bà phải viết ra một lá đớn không đúng sự thật với nội dung tố cáo Vũ Đình Phúc đã cưỡng bức bà nhằm triệt hạ danh dự của trưởng nam dòng họ Vũ. Điều bà Son càng cay đắng và tủi hổ hơn chính là việc ông Hàm- người chồng vốn đầu gối tay ấp cùng bà sau bấy nhiêu năm sẵn sàng dùng bà làm vật hi sinh, làm bia đỡ đạn, như một thứ cứu cánh cho dòng họ Trịnh Bá mà không hề nghĩ đến ân nghĩa vợ chồng đã chung sống bấy lâu. Cuộc sống của bà Son lúc này chẳng khác nào địa ngục, bà luôn cảm thấy xấu hổ, tủi nhục cho số kiếp của mình. Và với Thủ, dường như không có điểm dừng nào là điểm dừng cuối cùng, hết bắt bà Son phải gặp Phúc, viết đơn tố cáo Phúc và giờ đây là buộc bà phải lên trước xã để đối chất với những nội dung bà viết trong đơn. Và để cho bà Son thêm thù hận Vũ Đình Phúc, bọn Thủ - Cao còn giở trò đồi bại với bà (trên đường bà từ nhà chị gái trở về nhà) hòng vu oan lần lữa cho Vũ Đình Phúc. Giờ đây, bà Son cảm thấy uất ức, sự chán ngán đã lên đến cực điểm vì bị làm nhục. Kẻ bị vu vạ và người được vu vạ đều hùa vào nhau làm nhục bà, khiến bà không còn thiết gì, không còn sợ gì nữa. Và điều gì đến cũng đã đến, bà Son quyết định giải thoát cho mình bằng con đường tìm đến với cái chết. Bà đã nhảy xuống sông tự tử ở chỗ Vai Cày. Chắc chắn rằng, sự ra đi của bà Son là không hề thanh thản mà chứa đựng nhiều ấm ức, tủi nhục trong lòng nhưng có lẽ cái chết đó cũng phần nào được vơi đi ít nhiều bởi khi chết bà lại được trở về trong vòng tay của ông Phúc, trở về với tình yêu thủa ban đầu .
Đến với Dòng sông mía, số phận những người phụ nữ có nhiều bất hạnh, gặp trắc trở trong cuộc sống được tác giả Đào Thắng gửi gắm và thể hiện rõ qua hai nhân vật là bà Mến và chị cả Thuần, đặc biệt là số phận của nhân vật bà Mến.
Nói về bà Mến, đây là người đàn bà đẫy đà, tính nết tộc tuệch, bỗ bã, xởi lởi, sống tran hoà và luôn yêu thương mọi người. Bà là cứu cánh cho đám phụ nữ trẻ ở cái xã Thanh Khê này vì bà là mụ đỡ đẻ cho cả vùng. Cuộc sống của bà cùng với người chồng là ông Chép cũng không có được hạnh phúc trọn vẹn vì sau bao nhiêu năm chung sống giữa hai người không có lấy một mụn con. Bởi vậy, khi biết ông Chép có ý định đi bắt cá thần ở Vực Diễm bà đã ra sức căn ngăn: “Ông ơi là ông, tôi van ông, lạy ông, ông đừng có báng bổ thần thánh. Dù có là cá thì sống lâu như thế nó cũng thành tinh rồi. Vợ chồng ăn ở với nhau từng ấy năm trời chưa có lấy một mụn con. Ông to đầu mà ông dại”. Đáp lại những lời can ngăn của bà, ông Chép vẫn một mực quyết tâm nhảy xuống sông hòng bắt cho được cá thần. Kết quả của sự liều lĩnh, của sự báng bổ thần thánh kia là cái chết của ông Chép, để lại bà Mến với cuộc sống cô quả, không nơi nương tựa khi tuổi già đến gần. Trong cái đêm mà lão Chép bị chết ấy, bà Mến đã không ngừng trách cứ, không ngừng tủi hờn cho số kiếp mình: “Tôi đi đỡ đẻ cho bao nhiêu người. Người ta đẻ ra con đàn cháu đống, dòng dõi đuề huề, duyên cớ làm sao ông không cho tôi được mụn con. Tôi sẽ là gái già cô độc. Tôi làm người ở goá”. Những lời than vãn kia lúc thì như trách cứ, khi thì thì mê sảng đã khiến cho bà Mến mệt dã dời, ngủ thiếp đi. Và chính lúc này, khi mà danh giới giữa tỉnh - mê, giữa hư - thực khó phân biệt được thì bà đã càm nhận thấy có con cá phủ lên người bà. Một cái gì đấy to lớn, nỏng bỏng, dội lên trong người. Bà mặc kệ cho đấy là cái gì bởi dẫu sao “cái đấy” đã giúp bà được hưởng sự sung sướng mê mụ, một cảm giác mà đã rất lâu rồi ông Chép đã không mang lại cho bà. Việc thắng Lẹp được sinh ra là kết quả của cái đêm hôm đấy. Thằng Lẹp là nguồn vui, là sức mạnh động viên tinh thần mà bà Mến đã trông đợi bấy lâu. Nó là chỗ dựa giúp bà Mến vựơt qua những khó khăn, trắc trở của cuộc sống. Bởi vậy, bà hết mực thương yêu, dầy công chăm sóc lo lắng cho nó. Lòng bà Mến đã trở nên đau xót biết bao khi hay tin thằng con trai duy nhất của bà đã bị cụt mất hai tay
trong ngày đầu tiên làm việc ở nhà ông Quĩ Nhất. Lòng bà mẹ càng trở nên quặn thắt chết lặng khi chứng kiến cảnh ông Quĩ Nhất chuẩn bị dùng dao chém thằng Lẹp bởi nó và cô Bé yêu nhau. Bà hiểu rằng nếu để sự việc này xảy ra thì người có tội lớn nhất chính là bà vì hữu ý hay vô tình không nói ra cái sự thật đáng sợ kia nên đã đẩy hai hai cha con ông Quĩ Nhất- Lẹp vào cảnh cha giết con. Bởi vậy, bà đã ra sức căn ngăn quyết không để sự việc đau lòng này xảy ra. Sự việc này được giải quyết xong thì bà lại phải đối diện với một thực tế hết sức nghiệt ngã: tình yêu giữa Lẹp và cô Bé. Làm sao bà có thể chấp nhận được mối quan hệ loạn luân này bởi chúng là anh em của nhau, khi một đứa là con riêng của ông Quí Nhất còn đứa kia lại là con ngoài giá thú của bà với ông Quĩ Nhất. Bởi vậy, bà Mến đã quyết định nói ra sự thật kia với cô Bé để cô từ bỏ mối tình với Lẹp. Còn với Lẹp bà quyết định đưa nó về quê ông Chép một thời gian để chia tách hai đứa. Có thể thấy, đây lây là cách giải quyết sai lầm khi bà Mến không nói cho Lẹp biết được sự thật mà chỉ nói riêng cho cô Bé, bởi biết đâu, nếu sự thật kia Lẹp biết được thì những tội ác đau lòng, thương tâm do Lẹp gây lên sau này sẽ không thể xảy ra. Bà Mến cũng không thể ngờ rằng, thằng con trai mà bà đã dầy công thổn thức mong đợi, hy vọng ở nó nhiều thứ thì giờ đây, chỉ sau cái đêm hôm nay thôi, nó sẽ là hiện thân của một chuỗi các tội ác ở xã Thanh Khê này.
Nhờ có sự quen biết và vị nể bà Mến, ông Nghệ đã đồng ý cho hai đứa con của mình là Bê Con và Bê Lớn giúp đưa thằng Lẹp về quê ông Chép lánh lạn. Sự việc thằng Lẹp báo tin về rằng: Bê Con đã chết bởi cảm lạnh còn Bê Lớn đã đồng ý theo hắn để làm vợ đã khiến bà Mến phải suy nghĩ nhiều, phải day dứt nhiều. Bởi suy cho cùng là vì bà, vì đứa con của bà mà một lúc, gia đình ông Nghệ đã mất đi cả hai đứa con: một đứa thì bị chết không chỗ dung thân, một đứa thì bị ẹp lấy thằng Lẹp. Thấm thoát thời gian trôi đi, ngày Lẹp ra đi giờ là lúc Lẹp trở về để trả thù, trả thù dòng họ Đoàn khi thời cuộc đã thay đổi. Lòng bà Mến đau xót khi nhìn cảnh hai vợ chồng Lẹp trở về xã Thanh Khê trong bộ dạng rách rưới, trong bộ dạng cô Bê Lớn bụng mang dạ chửa. Lòng bà mẹ quặn thắt, tủi nhục cho số kiếp của đứa con vì cưới xin không được chu đáo, đoàng hoàng nhưng dẫu sao trong bà cảm xúc mừng có.
tủi có, vui có, buồn có cứ đan xen nhau vì giờ đây người phụ nữ kia cũng đang mang trong mình dòng máu của đứa con bà.
Bấy giờ, không khí cải cách đang sục sôi ở các làng xã. Việc đấu tố địa chủ luôn diễn ra căng thẳng. Hai vợ chồng Lẹp được coi là cán bộ cốt cán trong công cuộc này. Bà Mến đóng vai trò đại diện cho chi hội phụ nữ ở xã. Chị cả Thuần đã không may mắn bị bắt về xã, bị bức cung tra hỏi. Hết ông Râu đen- phó chủ tịch kiêm công an xã, đến thằng Lẹp đã thay nhau bức cung chị Thuần. Mà sự việc cuối cùng chính là chị Thuần bị thằng Lẹp cưỡng bức đến mức chết ngất đi. Sáng sau bà Mến đã chứng kiến cảnh tượng mà trong suốt thời gian đỡ đẻ bà cũng chưa từng thấy bao giờ: “Cả Thuần không mặc quần. Chiếc quần thâm rạch toạt ướt lầy nhây máu và nước bẩn vứt sát bên người. Đàn kiến vàng bâu đặc xung quanh mớ vải ướt và bâu vàng hai bên đùi chị”. Với bản chất thuần phát, hiền lành, bà Mến đã đoán định sự việc xảy ra kia là gì, quá bức xúc, không kìm được cơn giận giữ ở trong lòng mình, bà đã gào lên chửi rủa: “Ối làng nước ơi, ối giời cao đất dầy ôi! Bọn mù vô lương tâm…Hỏi khắp thế gian, hỏi khắp gầm giời này có còn ai như thế nữa không? Hả giời”[245], và bỏ mặc ngoài tai lời căn ngăn của đứa con dâu bởi hành động của bà rất có thể bị coi là hành động phá hoại, chống đối cách mạng, đồng nghĩa với việc bà bị bắt và tra hỏi, bà vẫn tiếp tục chửi cho vơi đi cơn giận trong lòng mình: “Tao điên đấy! Tao điên đấy! Đã đến nước này thì cái thân già tao đếch sợ đứa nào hết…Mang mà bắn tao đi để tao khỏi thấy quỷ sa tăng hiện hình. Sao nó ác thế không biết, sự ác bao trùm lên khắp gầm giời này”. Những câu chửi của bà Mến từng lời, từng lời một như chứa đựng sự căm phẫn, sự phản kháng bùng lên một cách mạnh mẽ nhằm tố cáo cái thực trạng đen tối kia vẫn từng ngày, từng giờ tồn tại một cách đương nhiên đã khiến cho cuộc sống của biết bao con người phải đi vào con đường cùng, phải đi vào ngõ cụt. Lúc này đây bà Mến đã khóc và khóc rất nhiều bởi sự buồn đau khôn nguôi cùng với nỗi ghê sợ đang chất chứa trong trái tim ngày càng già nua của bà. Cũng bởi điều này, thằng Lẹp đã từ mặt bà, không muốn dính dáng liên quan gì đến bà nữa vì nó sợ bị liên luỵ nên bà đã một mình lầm lũi ở trong túp lều cũ. Thời gian này, bà Mến đã bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng, bà
suy nghĩ nhiều điều. Đang trong cơn suy nghĩ miên man thì bà bị đánh thức bởi một người trong hội phụ nữ đến báo con dâu bà đang đau bụng trở dạ đẻ ở xã. Với kinh nghiệm lâu năm của mình, bà Mến động viên con dâu giúp nó đẻ dễ dàng hơn. Và chính lúc này đây, khi những cơn đau đẻ quằn quại đến một cách liên tiếp thì cũng