Ngôn ngữ đời thƣờng mang âm hƣởng của cuộc sống (qua Mảnh đất lắm người nhiều ma )

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 94)

Đến với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, người đọc như có cơ hội nhận ra năng lực thể hiện ngôn ngữ của một nhà văn lớn. Bằng việc hướng ngòi bút của mình vào việc khám phá mọi mặt của cuộc sống hằng ngày, ngôn ngữ đời thường đã thể hiện rõ những ưu thế rõ rệt của nó. Bởi đây được coi là phương tiện tốt nhất để chuyển tải tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và đi sâu vào việc khắc hoạ tính cách cũng như thể hiện chiều sâu trong trong lí của con người. Tác giả đã mang đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ và khá toàn diện về những mặt của cuộc sống, với đầy đủ cách sống, cách cảm, cách nghĩ trong mỗi cá nhân con người như những gì vốn có. Qua đó thể hiện khát vọng được nói thật, nhìn thẳng vào sự thật của các nhà văn khi phản ánh, nhìn nhận lại nông thôn trong thời kì đổi mới.

Vốn xuất thân là một nhà văn quân đội nhưng với Nguyễn Khắc Trường luôn ý thức sâu về vai trò quan trọng của các câu thành ngữ, tục ngữ trong giao tiếp, trong việc phản ánh chúng trong sáng tác. Để miêu tả cuộc sống một cách chân thực nhất, trong tiểu thuyết này tác giả đã khai thác kho tàng thành ngữ, tục ngữ của nhân dân.

Trong phần đầu của tiểu thuyết, người đọc hẳn vẫn còn nhớ về lời dặn dò mà ông Trịnh Bá Hoành đối với người con trai cả Trịnh Bá Hàm: “Ở đời hòn đất ném đi, hòn chì ném lại. Có vay phải có trả…Đến đời anh anh phải nhớ. Chuyện thằng Phúc với con Son dạo trước, thầy biết cả! Tha thứ cho vợ là phải. Đấng nam nhi có khi lấy đĩ về làm vợ, nhưng không được lấy vợ về làm đĩ…[63]. Chỉ trong một câu văn mà tác giả đã sử dụng tới ba thành ngữ. Thành ngữ Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại có ý nghĩa nói về sự việc nói đi thì nhẹ, nói lại thì nặng, dễ dẫn đến bất hoà đã cho thấy mối thù hằn trong lòng giữa ông Hoành với chi họ Vũ Đình đã trở nên sâu sắc. Thành ngữ Có vay phải có trả nói về việc vay mượn, ân oán phải sòng phẳng, phân minh mới giữ được quan hệ lâu bền, tốt đẹp. Ở đấy nó có ý nghĩa nhắc nhở Trịnh Bá Hàm, buộc Hàm phải khắc cốt ghi tâm mối thù hằn giữa hai dòng họ, và quan trọng hơn lời dặn đó như có ý nghĩa rằng: những gì dòng họ Vũ đã gây ra cho họ Trịnh thì đến đời của ông- với trách nhiệm con trưởng, ông phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đòi lại cho hết những mất mát thiệt thòi mà dòng họ Trịnh đã phải gánh chịu. Thành ngữ Lấy đĩ về làm vợ không ai lấy vợ về làm đĩ thể hiện một quan niệm đạo đức sẵn sàng tha thứ cho người đàn bà có quá khứ không trong sạch, nhưng không thể chấp nhận người phụ nữ đã có chồng rồi còn có hành vi không đúng đắn, không chung thuỷ. Thành ngữ này xuất hiện trong văn cảnh trên thể hiện sự tha thứ, sự đồng thuận, chấp nhận của ông Hoành cho mối quan hệ nên vợ nên chồng giữa Hàm với Son mà vốn trước đây, Son đã từng yêu Vũ Đình Phúc, kẻ thù của dòng họ ông. Như vậy, với lời dặn dò của ông Hoành giành cho người con trai cả, cùng với đó là việc vận dụng các câu thành ngữ vào lời dặn đã có tác dụng làm cho lời căn dặn của ông như được khắc sâu thêm, mỗi lời dặn như những lời di huấn có sức mạnh, có sức ảm ảnh ghê gớm luôn in đậm trong tâm trí của Trịnh Bá Hàm.

Không chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong lời căn dặn của ông Hoành, tác giả còn dùng ngôn ngữ này để khắc hoạ tính cách nhân vật một cách hiệu quả. Có thể nói trong quá trình xây dựng nhân vật, Nguyễn Khắc Trường đã sử dụng nó như một trong những thủ pháp đắc địa nhất. Trịnh Bá Hàm- vốn là trưởng nam dòng họ Trịnh Bá- một con người ít học nhưng hết sức mưu mô và nham hiểm. Để khắc hoạ

tính cách nhân vật này, nhà văn đã để cho nhân vật sử dụng các câu thành ngữ, tục ngữ vào lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày. Nổi bật là trong cuộc bàn tính với người em Trịnh Bá Thủ, Hàm đã nói rõ âm ưu đảo mả cụ cố dòng họ Vũ Đình nhằm giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa hai dòng họ, sự việc này được Hàm cụ thể nói một cách rõ ràng: “Lấy độc trị độc, mớ nó rán nó! Lại dùng cách lão Phúc bắt các chú chôn đi chôn lại lão Quềnh…Nó muốn cưa đứt đục suốt thì sẽ được người ta cầy thẳng vào cây nóc nhà nó…”[67]. Chỉ bằng ba câu thành ngữ Lấy độc trị độc; Mỡ nó rán nó; Cưa đứt đục suốt đã cho thấy phần nào trong tính cách của Trịnh Bá Hàm, đó là con người nham hiểm, độc ác, làm việc rất dứt khoát và triệt để, không từ bất cứ thủ đoạn nào cho dù thủ đoạn đó không mang tính người để nhằm đạt được mục đích cuối cùng.

Với việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ vào trong các sáng tác nhằm biểu đạt tính cách nhân vật của mình, có thể nhận thấy Tô Hoài và Ma Văn Kháng cũng là số ít những nhà văn luôn có ý thức cao trong việc vận dụng cách thức sử dụng đó. Đặc biệt với Ma Văn Kháng, để khắc lên tính cách nhân vật của mình một cách có hiệu quả, nhà văn đã sử dụng nó như một trong những thủ pháp chủ yếu nhất.

Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm nguời nhiều ma, khi xây dựng nhân vât Thủ - một người có quyền lực cao nhất xã với cương vị Bí thư, một người được ăn học bài bản thì chỉ qua những thành ngữ, tục ngữ được tác giả vận dụng trong lời nói, suy nghĩ của Thủ cũng đủ giúp cho người đọc định ra tính cách của nhân vật này. Trong cuộc bàn định của hai anh em về việc đào mộ kia, Thủ đã có những suy nghĩ thật kín kẽ, bởi với Thủ “cũng muốn trừng phạt Phúc, cũng muốn cho Phúc xiêu điêu, liểng xiểng, nhưng người ra tay là ai chứ không thể là mình. Mình chỉ đóng vai toạ quan sơn hổ đấu mới sướng! Bây giờ ông Hàm xin lĩnh trách nhiệm, thực ra cũng chưa phải là hay, giá là người không có dây mơ rễ má gì với mình thì tốt… ”[69]. Hai thành ngữ Toạ quan sơn hổ đấu và thành ngữ Không có dây mơ rễ má gì đã cho thấy phần nào trong tính cách của Thủ. Trước sự việc đào mả, một mặt Thủ nhận thấy đây là một cơ hội tốt để triệt hạ tận gốc dòng họ Vũ Đình mà người đứng đầu là Vũ Đình Phúc- được coi là một trở ngại lớn trên con đường sự nghiệp của Thủ,

mà nếu triệt hạ được thì Thủ không những không mất chút công sức nào mà ngược lại sẽ được rất nhiều. Nhưng mặt khác, vì lợi ích và quyền lợi dòng họ, Thủ cũng nhận ra việc làm kia là một việc làm sai trái, thất đức nên nếu có thể để cho một người ngoài dòng họ Thủ gánh vác thì thực là tốt nhất.

Sự việc bị bại lộ, ông Hàm và đám con cháu bị bắt giải lên huyện. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến danh dự và uy tín của dòng họ Trịnh và đe dọa trực tiếp đến chiếc ghế Bí thư của Thủ. Trước tình thế này, Thủ đã nghĩ: “Lúc này một mình một ngựa, một mình một chiến trường…Vậy mà ông Hàm chơi cú này mất cả chì lẫn trài của dòng họ Trịnh Bá…Cánh lão Phúc nó cũng có sừng có mỏ chứ không phải dân ngu cu đen gì mà dễ bắt nạt”[121]. Với các thành ngữ trên được sử dụng đã cho thấy một tình thế hiểm nghèo mà dòng họ Trịnh đang phải đối mặt, mà trên hết sức nặng của nó đang từng ngày, từng giờ đè nặng lên đôi vai, lên tâm trí của Thủ, buộc Thủ tìm mọi cách phải giải quyết để vượt qua được khó khăn.

Để thuyết phục, lôi kéo bà Son vào trong những âm ưu, tính toán của mình, Thủ đã đưa ra những lí lẽ, sức nặng của ngôn từ cùng với việc vận dụng các thành ngữ, tục ngữ vào trong lời nói buộc bà Son phải nghe theo: “Bây giờ chỉ có bá là dẹp yên được vụ này…Lúc ấy nhà mình mạnh, huyện với xã là một nên dù có kiện nữa cũng là con kiến kiện củ khoai…Họ đang muốn mượn gió bẻ măng nên ta phải thu xếp gấp rút vụ này… Bây giờ ta đang ở thế yếu, nên không thể dùng đòn rắn, đòn cứng để chọi lại, mà phải dùng đòn mềm, lạt mềm buộc chặt. Phải dùng tình cảm để thuyết phục”[173-174]. Như vậy, chỉ bằng lời nói cùng với việc sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đã giúp Thủ tạo ra sức nặng trong lời nói của mình, đồng thời với những thành ngữ ấy, đã thêm một lần giúp người đọc hiểu hơn tính cách của Thủ. Đó là sự mưu mô, cùng với đó là sự tính toán kĩ càng, biết phân hoá và hiểu rõ đối tượng mà mình đang thuyết phục là người như thế nào và đang cần những gì. Chính điều đó đã giúp Thủ dễ dàng thuyết phục được bà Son, buộc bà Son phải chấp nhận nghe theo những tính toán sắp xếp của mình.

Đến với tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, người đọc rất ấn tượng với một nhân vật nữ, đó chính là bà Son. Một người phụ nữ với sắc đẹp ngay từ lúc trẻ

đã vang khắp cả vùng, lấy chồng làm con dâu cả của một dòng họ có tiếng ở xã. Những tưởng cuộc sống sẽ gặp nhiều được nhiều hạnh phúc, may mắn, nhưng số phận cũng thật trớ trêu bởi và bất hạnh bởi những ngày sống cuối cùng của cuộc đời, bà lại bị chính chồng và những người bên nhà chồng lợi dụng, dồn đẩy bà vào thực hiện những âm ưu, những toan tính mà đối với họ, sự hi sinh của bà chỉ như một quân bài giúp họ thực hiện triệt để những toan tính mà thôi. Bởi vậy, bà Son với sự cam chịu, chỉ biết phân trần với người người em của ông Hàm: “Đấy chú xem, cái thân tôi trăm dâu đổ đầu tằm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa dám hại ai, chưa ăn bớt của ai một xu một xèng”. Tiếp đó là lời của bà với ông chồng Trịnh Bá Hàm: “Ai dám bôi gio trát trấu vào nhà họ Trịnh? Họ chỉ bôi gio trát trấu vào mặt tôi thôi! Vì họ Ngô không có đàn ông đàn ang nên mới khổ thế này”[257]. Những thành ngữ, tục ngữ mà bà Son sử dụng lời nói của mình như Trăm dâu đổ đầu tằm; Bối gio trát trấu như có ý nghĩa nói tới một cuộc sống mà bà đang hằng ngày phải chịu đựng. Đó là sự cam chịu, nhẵn nhục, là sự tủi hổ, xót xa cho số kiếp của chính bản thân. Với bà Son, chỗ dựa tinh thần mà bà có duy nhất chính là từ người chị mà bà vẫn quen gọi là bà Cả. Đây là con người ngay thẳng, tính tình bộc trực và thương em hết mực. Bởi vậy, khi biết những tủi nhục mà người em phải gánh chịu, bà chị Cả đã buông lời trách móc ông Hàm: “Tôi nói cho dượng biết nhé, làm thế nào thì làm, ngày mai mà con mẹ Dần réo thầy u tôi, réo em tôi ra mà chửi, mà anh em nhà dượng vẫn im như hến là không xong với tôi đâu! Cứ cái kiểu người ăn hét, kẻ đào giun là không xong đâu! Quýt làm cam chịu, em tôi nó nghe anh em nhà dượng xui khôn xui dại, để bây giờ rước vạ vào thân. Tình nghĩa vợ chồng mà dượng để vợ mang tai mang tiếng thế à?”[259]. Trong lời nói của bà Cả với ông Hàm, có tới 4 thành ngữ được sử dụng, mà mỗi thành ngữ được vận dụng vào trong văn cảnh như trực tiếp thể hiện sự trách cứ, thái độ bàng quan, không có trách nhiệm của ông Hàm với người vợ của mình. Những thành ngữ đó như nói lên rằng tất cả mọi lỗi lầm, mọi việc làm đều từ một mình bà Son gây ra, do đó mà bà Son phải tự chịu trách nhiệm về những việc làm ấy, mà lẽ ra với vai trò trách nhiệm của một người

chồng, ông Hàm phải là chỗ dựa để động viên, chia sẻ với những tủi nhục mà bà Son đang đối mặt.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 94)