Giọng điệu bi thảm

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 79)

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma, bên cạnh giọng điệu hài hước thì giọng bi thảm cũng được tác giả sử dụng như một trong những giọng điệu chủ đạo.

Giọng bi thảm trước nhất thể hiện rõ trong lời nói của cô Thống Biệu. Ở làng Giếng Chùa có cô Thống Biệu được coi là thầy cúng chuyên sống bằng nghề yểm tà trị quỷ cho những người dân ở trong xã. Ở cô có tài trị ma, nói chuyện với cõi âm nên được mọi người nể trọng. Biệu là tên cúng cơm. Cô thống là một từ chung để chỉ những người cúng bái. Đến nay đã gần 90 tuổi, tuổi xưa nay hiếm, non một thế kỉ đã đi qua cuộc đời của cô, cả cuộc đời làm nghề cúng bái, nhưng đến cuối đời, một con người vốn gắn liền với làng Giếng Chùa đã phải thốt lên rằng: “Đừng tưởng đất này đã hết ma. Ma còn đang đẻ sinh đôi sinh ba nửa cơ đấy...Chỉ sợ ma chứ ai sợ người, có phải không hở. Thế mà hôm nay tôi đi nhận ruộng hộ con cháu thấy hốt quá! Nhìn chả thấy người đâu, toàn ma! Những người thân ngồi đấy mà cấm có nhận ra ai nữa...Những con ma tham, ma ác từ đấy chui ra. Con nào cũng lành chanh lành chói mồm năm miệng mười, chả bùa đâu mà yểm cho xuể. Đấy, các người đừng có vội tí toét, ma nó vẫn ngủ gà ngủ gật ở ngay trong lòng các người”[15]. Lời nói của cô Thống Biệu thể hiện sự bi quan, bế tắc cùng với đó là sự bất lực trước một thực tế đang từng ngày tồn tại ở Giếng Chùa, đó là những con ma

đội lốt mặt người đang sống ở cõi dương gian. Nếu là những con ma ở cõi âm thì chắc chắn với tài lấy dương trị âm của cô Thống hẳn cô sẽ không phải khiếp sợ đến như vậy. Những con ma mà cô thống nói đến chính là phần tối trong mỗi con người, khi thường nó được ẩn lấp nguỵ trang dưới những vỏ bọc tinh vi mà bằng đôi mắt thường chúng khó có thể nhận biết, và trong những điều kiện thuận lợi thì phần tối đó (hay chính là những con ma theo cách nói của cô Thống) mới tự giác trỗi dậy

mà ngay đối với một thầy cũng lão luyện như cô Thống cũng đành phải bật lực, chỉ biết nhìn theo mà không cách nào hoá giải. Phải chẳng đó cũng chính là lời tác giả muốn nhắn nhủ, gửi gắm đến bạn đọc rằng trong mỗi chúng ta luôn tồn tại những khoảng tối tăm- những con ma vô hình. Bởi vậy, mỗi người phải luôn tỉnh táo, sáng suốt, luôn hướng thiện để chế ngự được con ma vô hình đó. Được vậy, chắc hẳn xã hội chúng ta đang sống, cùng với mối quan hệ giữa con người với nhau sẽ trở nên tốt đẹp, thân thiện và phát triển bền vững hơn.

Giọng bi thảm được tác giả tiếp tục sử dụng khi nói về cuộc đời và số phận của người đàn bà tên Son. Cuộc hôn nhân giữa Son và Hàm diễn ra đã không có được hạnh phúc, sung sướng như bao lứa đôi khác bởi ngay trong đêm tân hôn, cơn ghen vô cớ của Hàm đã khiến Son phải chịu nhiều đau khổ, uất ức và thiệt thòi. Giọng bị thảm được tác giả sử dụng như càng làm cho nỗi buồn, sự ngăn cách trong lòng Son và Hàm trở lên xa vời hơn: “Hàm nổi cơn lôi đình, giật tung chiếc chăn trên người Son. Cả khối ngọc ngà như trứng gà bóc, như đá tác trắng loá dưới ánh đèn. Nhưng Hàm chỉ thấy mình như bị khinh bỉ, bị thua thiệt…Hàm rút phắt tay thước quất hai cái như trời giáng xuống cặp đùi tròn mịn như bột lọc”[81], đáp lại hành động đó là lời phản kháng của Son: “Anh im lặng thì tôi nguyện làm con hầu con hạ cho anh suốt đời. Tôi cắn răng là vì thầy u tôi, chứ không bao giờ tôi yêu anh…Rồi tôi sẽ báo oán, sẽ vật anh chết theo”. Lời đáp lại của Son chứa đựng sự cam chịu nhưng cũng thật mạnh mẽ và quyết liệt, như hàm chứa một sự thật rằng rồi đây mối tình này mà kết quả cuối cùng của nó hẳn sẽ đưa đến kết cục buồn thảm.

Sau cuộc hôn nhân có phần bế tắc mà người phải chịu nhiều thiệt thòi vốn là bà Son, đến khi dòng họ Trịnh Bá xảy ra việc có can hệ đến danh dự và uy tín thì người phải đứng ra cứu vợt lại vị thế của dòng họ này không ai khác cũng chính là bà Son- người phụ nữ vốn chịu nhiều tổn thương trong cuộc hôn nhân với trưởng nam Trịnh Bá Hàm. Ngay khi đón nhận tin dữ chồng bà- tức ông Hàm vì đào mộ tổ chi họ Vũ Đình mà bị bắt giam ở xã bà cảm thấy tan nát cõi lòng. Bà thầm suy nghĩ mình “mang tiếng là có chồng, có con nhà cửa đều huề, cả đời chưa biết đến cái đói rét, nhưng hỏi có bao nhiêu ngày bà cảm thấy sung sướng mãn nguyện? Có bao

nhiêu giờ phút bà được trôi nổi trong ngọt ngào mê đắm? Đã bao giờ bà thấy mình và ông Hàm là một đôi cá thờn bơn, mỗi người chỉ có một nữa tấm thân, một nửa cặp mắt nhìn, một nửa mang thở, nên lúc nào cũng hoà nhập, tuy hai mà một lúc nào cũng quấn quýt đắm say?..Đã bao giờ bà thấy mình là một cánh cây tầm gửi, và ông Hàm là cái cây vững chắc để bà búi vào, tựa vào?”[142], đáp lại tất cả câu hỏi ấy chỉ có một đáp án duy nhất, một câu trả lời duy nhất là chưa. Chưa bao giờ, chưa khi nào bà cảm thấy mãn nguyện, sung sướng, ngọt ngào mê đắm trong vòng tay của ông Hàm cả. Tất cả đối với bà lúc nào cũng chỉ là sự cam chịu, nhẫn nhịn, lúc nào cũng là người làm hết bổn phận của một người vợ tận tâm, tận lực mà thôi. Với giọng điệu bi thảm của mình, tác giả đã góp phần cho thấy cuộc sống cùng quấn, cam chịu có phần buồn tủi của bà Son. Và qua từng sự việc có liên quan đến bà Son, là mỗi lần giọng điệu bi thảm được tác giả sử dụng như để minh chứng cho những âm ưu, thủ đoạn mà anh em họ Trịnh đối xử với bà Son, đồng thời thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc của tác giả với những tủi nhục, xấu hổ mà bà Son phải gánh chịu.

Trước lời đề nghị của Thủ- em ruột Hàm về việc mong muốn bà Son đến gặp Phúc để xin rút lại lá đơn kiện bà Son đã đồng ý vì bà nghĩ đến cục diện chính, vì ân nghĩa vợ chồng, vì nghĩ đến dòng họ Trịnh, đồng thời bà cũng đã hiểu rõ rằng “Thủ muốn bà dùng hết cái tình xưa nghĩa cũ ra để thuyết phục ông Phúc. Còn một chút gì trong đáy lòng bà, bà phải vét nốt…Tình thế bắt buộc không thể chối từ”[175], nhưng bà Son không hề hay biết mình đang bị lợi dụng bởi một loạt âm ưu của những người trong dòng họ. Bởi ngay khi ông Hàm được thả ra, anh em nhà ông Hàm lại buộc bà phải viết ra lá đơn tố cáo với nội dung vu khống không đúng sự thực khiến bà vừa buồn tủi, vừa xấu hổ cho sự đồng loã xấu xa mà bà không thể làm khác. Bà Son buộc tìm đến nhà bà Cả tâm sự để nỗi lòng mình được nhẹ bớt. Giọng điệu bi thảm được sử dụng như càng làm đậm thêm những uất ức, tủi nhục ở trong lòng hai chị em: “Hai chị em cùng thở dài, và càng thấm thía cái họ Ngô nhỏ bé của mình đã ít cành đến đời này lại không có cả đàn ông để nối dõi…nhưng khi cần thì Ngô Thị Son vẫn phải đứng ra nhận phần thua thiệt, phải làm người ăn gian nói dối

để bù đắp thêm cho sự hùng mạnh của một dòng họ đã tự coi mình là “ông ba mươi” ở vùng này”.

Không dừng lại ở tờ đơn tố cáo, anh em nhà họ Trịnh cùng với sự đồng tình của người chồng- tức ông Hàm còn buộc bà Son phải tiếp tục lên xã để đối chứng với nội dung viết trong đơn. Bà Son cảm thấy cay đắng, uất nghẹn trong lòng bởi ngay người chồng của bà cũng muốn dùng bà làm tấm bình phong, là vật hi sinh, là vật thế thân để triệt hạ dòng họ Vũ Đình. Vì vậy bà Son đã tìm sự đồng tình, ủng hộ ở người em trai của ông Hàm: “Đấy chú xem, cái thân tôi trăm dâu đổ đầu tằm. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa dám hại ai, chưa ăn bớt của ai một xu một xèng; thế mà giờ ra đường người ta chửi là điêu toa, về nhà thì hết chồng đến anh em giày vò xui khiến! Tôi có liên quan gì đến việc thù hằn tranh chấp của họ này họ kia, mà làm tình làm tội tôi đến thế”, đó còn là lời trả lời thẳng thắn, quyết liệt trước lời truy bức của ông Hàm: “Ai dám bôi do trát trấu vào nhà họ Trịnh? Họ chỉ bôi do trát trấu vào mặt tôi thôi…Bắt tôi đối chất trước bàn dân thiên hạ thì tôi sẽ tung hê hết lên! Ra sao thì ra, đến đâu thì đến! Nói một lần, chứ nói dỗi mãi lại không phải tội rụt lưỡi vào”[257].

Như vậy, với việc sử dụng giọng điệu bi thảm đã góp phần thể hiện rõ nét số phận có phần cay đắng, tủi hổ của bà Son. Đồng thời với giọng điệu này đã hỗ trợ đắc lực cho tác giả trong việc vạch trần âm ưu thủ đoạn của anh em nhà Trịnh Bá. Trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma, giọng điệu bi thảm còn tiếp tục được tác giả thể hiện lời phát ngôn của nhân vật Tùng. Một thanh niên ở xóm Giếng Chùa, là người có nhiều ước mơ, khát vọng hoài bão lớn, là thế hệ trẻ kệ cận với lớp đảng viên hủ cựu ở xóm Giếng. Vốn là cháu ruột của Vũ Đình Phúc- dòng họ đối nghịch với dòng họ Trịnh Bá, nhưng với Tùng trong công việc không bao giờ có sự thù hằn riêng tư, không bao giờ Tùng để tình cảm (sự thù hằn giữa hai dòng họ) lấn át công việc. Bởi vậy, trong cuộc họp Đảng với nội dung triển khai Nghị quyết 04, Tùng đã đứng lên phát biểu với tư cách là một đảng viên trẻ: “Vừa qua vì nghe bàn tán nhiều, nên tôi đã lần theo một vài đường dây để tìm hiểu về những vụ việc mà dư luận đang xì xào. Càng tìm hiểu càng thấy nhiều quá…Mới

nhìn qua thấy ai cũng hăng hái đấu tranh, nhưng sự thực lại cùng nhau né tránh, không động đến những nguyên nhân cơ bản, cứ như là một cam kết ngầm phải chừa cái góc cấm ấy ra, vì nếu khơi vào những điểm chính yếu thì cả hai sẽ ra đi… Một trong những khó nhất của cán bộ bây giờ là phải công khai. Ở đây chúng ta rất yếu về tính công khai…, và ai muốn phấn đấu vào Đảng nếu không có họ hàng thân thích với những người đang nắm quyền, thì phải là những người được thu nạp vào trong vây cánh mới có điều kiện để phấn đấu! Còn nếu không muốn thành cán bộ Đảng viên thì phải đi ra ngoài.! Cứ như Đảng ở đây có một thứ điều lệ riêng, một quy định riêng… ”[341]. Như vậy, chỉ qua lời phát biểu của một Đảng viên trẻ như Tùng thì hiện thực nông thôn với muôn mặt đời sống được hiện lên một cách rõ nét, sinh động, chân thực và một thực tế vẫn luôn tồn tại đáng buồn đến nhường nào. Đó chính là cung cách làm ăn sai trái trong kinh tế ở xã, đó là sự đấu tranh không thẳng thắn, luôn tìm cách né trách giữa những người Đảng viên- những người giữ chức vụ, trọng trách ở làng xã, và nguy hiểm hơn, nổi cộm hơn cả là hiện tượng chia bè, kết phái, hiện tượng đấu đá tranh chấp uy quyền giữa các dòng họ có thế lực lớn trong xã…mà kết quả tất yếu của nó là đến bài trừ đảng viên, người có năng lực, có trình độ, muốn vào Đảng để đóng góp công sức của mình cho làng xã nếu không thuộc bè cánh nào thì những khó khăn vô cớ tìm đến với họ thật nhiều biết nhường nào.Buộc họ phải chùn chân, nhường bước trên con đường mà họ tự nguyện theo đuổi. Vây, thử hỏi với một thực tế tồn tại đáng buồn như này thì liệu rằng sự phát triển, lớn mạnh ở làng xã sẽ đi tới đâu?

Với giọng điệu bi thảm được sử dụng, đã góp phần hỗ trợ tác giả rất nhiều trong việc đưa lại cái nhìn chân thực, sắc nét về một xã hội thu nhỏ là làng Giếng Chùa với biết bao tranh chấp, trục lợi vì mục đích mưu cầu riêng. Nói là ra những điều này, không phải tác giả thể hiện một cái nhìn bi quan, tiêu cực, một thái độ lệch lạc, sai trái mà vượt lên tất cả, đó là sự phản ánh một cách chân thực những số phận bi cực của những kiếp người, những mảnh tối vẫn luôn tồn tại đâu đó trong xã hội ta, để từ đó, mỗi chúng ta biết chấp nhận, dũng cảm dám nhìn thẳng vào những sự thật

để từ đó biết cách sửa sai, không phải mắc lại những sai lầm cố hữu đó nữa, góp phần vào việc thúc đẩy xã hội phát triển đi lên.

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)