Qua các nhân vật chính của tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 40)

ma

Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), độc giả nhận thấy hiện lên nổi bật ở đây là một hiện thực nông thôn rùng rợn, xung quanh mối hận thù giữa hai dòng họ Trịnh Bá và Vũ Đình. Nó hết sức sâu sắc, quyết liệt, dữ dội và dai dẳng. Ý thức dòng họ đã chi phối hết thảy ý nghĩ và hành động của từng con người trong hai dòng họ này, nhất là hai nhân vật Trịnh Bá Hàm và Trịnh Bá Thủ.

Người xưa đã từng nói: Hôn nhân- điền thổ: vạn cố chi thù quả thực rất đúng và chính xác. Nó chính xác hơn cả khi ta nhìn vào mối thâm thù giữa hai dòng họ này. Nếu như đời của các cụ cố là chuyện đất cát, chuyện chức tước thì đến đời Trịnh Bá Hàm lại là chuyện tình. Như một sự sắp đặt trớ trêu của tạo hoá “hai dòng họ này cứ lừa miếng nhau không biết mệt”. Khi đó, con trưởng của dòng họ Trịnh là Trịnh Bá Hàm đã đem lòng thương nhớ và yêu đơn phương cô Son- một cô gái xinh đẹp có tiếng ở trong làng. Nhưng cô Son lại đem lòng yêu người con trưởng của dòng họ Vũ là Vũ Đình Phúc. Lúc này Phúc đã có vợ và có một đứa con. Vì là người có tính ganh đua và hiếu thắng nên Trịnh Bá Hàm vẫn một mực quyết định lấy Son về làm vợ ngay cả khi phát hiện, chứng kiến tận mắt cảnh Son và Phúc “tình cảm” bên nhau chỗ Vai Cày ngoài bờ sông. Và trong cái đêm động phòng của mình, Hàm tự thấy mình thật đau khổ bởi là kẻ chậm chân, bởi “cái trái cấm kia đã có kẻ bóc trước” nỗi ghen tức trong lòng Hàm đã bùng cháy lên như ngọn lửa bắt dầu. Đêm động phòng có mùi vị địa ngục ấy đã gần bốn mươi năm nay. Bây giờ, những chuyện này lại sống dậy trong Hàm. Hàm thấy lúc này đây là thời cơ tốt nhất để ra tay theo cách riêng của mình. Chỉ ra tay một lần mà đối phương phải lụi tàn từ gốc đến ngọn.

Hàm đã quyết định bàn bạc với Thủ (là em ruột- Bí thư Đảng uỷ xã) cách trả thù dòng họ Vũ Đình bằng việc đào mả cụ cố Đại mới chôn: “Đào lên, lấy ván, lật sấp bố nó xuống! còn cỗ dổi tôi sẽ đóng một bộ sa lông thật mốt, rồi tìm cách bán cho chính anh em họ hàng nhà nó.”[67]. Đây quả thực là một việc làm táng tận

lượng tâm. Chỉ vì nhằm phục vụ lợi ích cho bản thân mình, dòng họ mình, những con người kia đã sẵn sàng làm những việc mà ngay cả những người có mạnh mẽ đến mấy cũng cảm thấy phải lo sợ. Kế hoạch đào mộ được Hàm vạch ra rất chu toàn. Đó là việc lôi kéo Thó vào trong âm ưu của mình. Vì đã nắm được điểm yếu của Thó nên Thó chỉ còn nước là nghe theo lời ông Hàm. Và để Thó toàn tâm toàn ý với mình trong công việc này, Hàm còn dùng một chiêu hết sức hiểm độc: cố tình giúp người trong hoàn ảnh khó khăn để người ta phải mang ơn với mình, phải vì mình mà làm những chuyện thị phi. Hàm đã cho Thó vay một nồi thóc(chừng 30 cân), đến mùa mới trả- không lấy lãi, đã không hề gây ra sự ngạc nhiên nào với bà Son -vợ Hàm bởi bà hiểu rõ: “cái việc ông cho Thó vay mà không lấy lãi, bà biết chắc là ông không hớ. Thả con săn sắt bắt con cá rô, ông không được lãi thóc thì cũng phải lãi cái khác”[73]. Sau đó, ông Hàm còn dặn mọi người khi tiến hành việc đào mả bằng giọng thì thào từng người, từng việc hết sức cặn kẽ.

Kế hoạch đào mả tưởng chừng không có sơ hở nào, không có sai xót gì thì thật trớ trêu bởi cũng cái đêm hôm ấy Tùng (con trai bà Sang, gọi Phúc bằng cậu) và Đào (con gái cả ông Hàm) đã đến chỗ hẹn như mọi khi (cách bãi tha ma không xa) đã nhìn được tận mắt và chứng kiến rõ cảnh ông Hàm cùng đám tay chân đang đảo mả cụ cố Đại. Tùng đã chạy về nói với bà Sang, để bà Sang báo cho Vũ Đình Phúc biết. Không khí đào mả đang diễn ra với người chủ mưu là Hàm không hề biết mệt, cứ lầm lì quả quyết như một gã phá huyệt chuyên nghiệp. Ngay lúc ấy, Vũ Đình Phúc từ phía sau vang lên như một tiếng thét, phá tan cái không khí tĩnh mịch của đêm khuya: “Tất cả đứng im, thằng nào chạy tao bắn. Đi liền với đó là tiếng gầm lên của Phúc: “Quân khốn nạn. Quân táng tận lương tâm. Quân…”. Sự việc bại lộ, ông Hàm và đám người làm đã bị bắt giam với hai tội danh tày đình là: phá mộ người chết và hành hung thân nhân người chết khi họ ra căn ngăn. Khi biết chồng bị bắt, bà Son cảm thấy đau đớn, nhục nhã và xót xa cho số kiếp của bản thân mình. Và phải nhờ đến “cái tài” của Thủ thì ông Hàm cùng với mấy thằng cháu kia mới được thả. Khi được thả về đến nhà rồi, trong con người Hàm lại nổi lên máu ghen tuông, bắt đầu cuộc chất vấn mà ông dành cho bà Son: “Tôi hỏi bà nói xấu tôi

những gì? Bà nghe rõ chưa?”. Đi liền với đó là lời diếc móc thậm tệ, từng lời ông Hàm như ngàn mũi kim đâm vào lòng bà Son. Tưởng rằng những lời chất vấn, những lời diếc móc kia giúp Hàm tỉnh táo, mạnh mẽ hơn, càng thương hơn cho số phận của người vợ. Nhưng không, với bản tính hiếu thắng, cùng với lòng thù hận ghen tuông chất ngất trong lòng, Hàm đã thêm một lần đồng ý, chấp nhận cùng bàn kế hoạch với Thủ dùng đến bà Son- người vợ duy nhất như một cứu cánh để giúp ông cùng dòng họ Trịnh Bá vượt lên trên dòng họ Vũ Đình. Ông Hàm đã vào hùa khi yêu cầu bà Son phải viết ra lá đơn tố cáo kia mặc dù ông biết nội dung trong đó là không đúng sự thật, mặc dù ông biết bà Son không muốn làm việc này, mặc dù kết quả của hành động này sẽ ảnh hưởng đến danh dư của vợ ông. Sự việc diễn ra không đúng theo dự kiến của Thủ, đã khiến bà Son phải tìm đến cái chết ở chỗ Vai Cầy bờ sông. Hàm càng đau đớn hơn bởi người đến trước, ngồi bên cạnh bà Son lúc này không ai khác chính là Vũ Đình Phúc. Bởi vậy, sự điên cuồng của Hàm lúc này không phải là cái chết của người vợ đẹp mà Hàm thấy “hoá ra bao giờ mình cũng là người đến chậm! Vũ Đình Phúc luôn đến trước, luôn hưởng trước ta!”[280]. Chứng kiến cảnh tượng này, con người thô lỗ, cục cằn cùng bản tính nóng nảy đã trở lại nguyên vẹn trong Hàm đã dẫn đến việc Hàm gầm lên, rồi vung tay lao vào người ông Phúc. Nếu không có sự căn ngăn của Tính (em rể ông Phúc) cùng với trung tá Chỉnh thì đã diễn ra cuộc ẩu đả giữa các ông trưởng thuộc hai dòng họ.

Như vây, với nhân vật Trịnh Bá Hàm, ta nhận ra đây là con người thô lỗ, cục cằn, chứa đầy sự thù hận trong lòng mà không kém phần nham hiểm. Chính con người này, vì lòng thù hận cùng với sự ghen ghét đố kị đã sẵn sàng đem vợ mình ra làm vật hi sinh, làm sự cứu cánh cho họ Trịnh Bá.

Khi nói về dòng họ Trịnh Bá, có một người mà ta không thể không nhắc tới, đó chính làTrịnh Bá Thủ- Bí thư Đảng uỷ xã, một con người có thể coi là bức tranh hoàn chỉnh về tính cách cho anh em nhà Trịnh Bá. Thủ là người “có mã, cao ráo trắng trẻo”, “vốn thuộc người cải lương, dễ bằng lòng và dễ chấp nhận”. Con người này hội tụ đầy đủ phẩm chất của con người có tài và có ác tâm. Điều này được thể hiện rõ qua việc Thủ lựa chọn và phân hoá kẻ đối nghịch với mình. Chính Thủ là

người đã đề xuất ý kiến khi họp với chi bộ Giếng Chùa nên đề cử Tùng vào danh sách bầu Đảng uỷ mới, bởi Thủ thấy Tùng dám phê bình cả ông Phúc trong cuộc họp. Bởi vậy, Thủ nghĩ ngay đến việc phải lợi dụng ngay mối bất hoà này trong dòng họ Vũ Đình. Nhưng khi bỏ phiếu cho Tùng thì Thủ lại gạch tên anh đầu tiên bởi suy nghĩ của Thủ là “Tùng sao lại có thể ngồi chung chiếu với mình được”. Hay thông qua trường hợp của Trần Văn Sửu ta lại càng phần nào thấy rõ hơn sụ mưu mô, tính toán trong con người Thủ. Trần Văn Sửu vốn là dân ngụ cư ở xóm Trại, là người không thuộc phe cánh nào trong xã đã dễ dàng hưởng lộc của người đứng giữa nên trong cuộc bỏ phiếu Sửu đã trúng với số phiếu cao. Để chắc chắn cái ghế chủ tịch xã kia phải nằm trọn vào tay Sửu, Thủ đã suy nghĩ và tính toán một cách chắc chắn rằng, mình cần phải làm một cuộc vận động để Sửu trúng cao trong cuộc bầu cử hội đồng nhân dân. Đến khi cái ghế chủ tịch kia nằm gọn trong tay Sửu rồi, thì không riêng gì Sửu mà cả xóm Trại kia cũng sẽ biết công ơn to lớn của Thủ. Vậy là, Thủ đã đạt được âm ưu là không để cái ghế chủ tịch rơi vào phe cánh nhà Vũ Đình, đồng thời với riêng Sửu, Thủ coi mình là người làm ra ơn huệ, có thể buộc Sửu hoàn toàn nghe theo sự sai khiến của mình.

Sự mưu mô, tính toán của Thủ còn được thể hiện qua vụ việc lấy Luyến về làm vợ. Ngày ấy, Thủ làm bí thư xã đoàn, một bí thư được coi “là đẹp trai và hào hoa”. Rồi Thủ bị đồn thổi là đã say cô Luyến như “cóc ngậm thuốc lào”. Mà cô Luyến này được xếp vào hạng “mặt thì rỗ hoa, nước da thì bánh mật”. Quan niệm của con người lúc này coi việc yêu đương thầm lén là sự vi phạm đạo đức, vi phạm phẩm chất cực kỳ ghê gớm và nghiêm trọng. Dù trai chưa vợ, gái chưa chồng cũng cấm chỉ thì thụt, hẹn hò. Thủ bây giờ đang là đối tượng Đảng, không cẩn trọng trắng tay. Bởi vậy, búa rìu dư luận đang quan sát, đang theo dõi xem anh sẽ có động thái như nào trước việc kia. Sự quyết định của Thủ bằng việc lấy Luyến lúc bấy giờ đã gây ra nhiều bất ngờ sửng sốt, nó bất ngờ ngay cả với bố mẹ Luyến. Bởi trong suy nghĩ của mọi người việc Thủ lấy Luyến vì đã “quá mù ra mưa”, bởi Thủ nhìn thấy ở Luyến là sự “lúng la lúng liếng” bày ra ở trước mắt, không nỡ để phí của giời, chỉ muốn cải thiện tí cho vui, chứ không nghĩ đến việc “bách niên giai lão”.

Giờ mà Thủ đánh bài chuồn thì coi như cánh cửa đến với Đảng của Thủ sẽ chấm dứt. Thế mới biết sức mạnh của hai chữ “đảng viên” thật có sức hút mạnh mẽ đến đến nhường nào. Nó có thể khiến cho con người ta không cần suy nghĩ đến hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc riêng tư- vốn là những thứ hết sức thiêng liêng, hết sức cao đẹp trong cuộc sống của mỗi người.

Thủ không chỉ là con người âm mưu với đầy toan tính mà ở con người này, năng lực trong việc giải quyết các công việc ở xã cũng được Trần Văn Sửu thừa nhận. Nó được thể hiện qua lời nhận xét của Bí thư Trần Văn Sửu: “Thủ cao kiến hơn hẳn mình một cái đầu. Mình đúng là óc đậu phụ”[232]; qua cách mà Thủ giải quyết các công việc (với một vẻ mặt vãn tỉnh như không) vốn mang lại cho Sửu sự hốt hoảng bất an. Từng công việc một được Thủ hoá giải một cách gọn ghẽ, nhanh chóng đầy biến hoá nhưng chứa đựng ở sâu bên trong là sự hợp lý và khoa học.

Vậy, con người với những năng lực, với những mưu cao thủ đoạn như vậy, lại được nguỵ trang dưới mác Đảng viên sẽ có lợi thế gì cho Thủ trong cuộc đấu tay đôi giữa hai dòng họ này?

Ngay khi sự việc đào mả cụ cố nhà Vũ được ông anh cả thông báo tới mình, Thủ đã không có thái độ phản đối gì. Lẽ ra, với tư cách là một đảng viên, hơn nữa lại giữ chức vụ quan trọng ở xã, nên khi nghe đến việc ông Hàm bàn việc đào mộ, nếu như sáng suốt, không bị lòng thù hận, sự đố kị làm cho mờ mắt, Thủ sẽ phải là người đầu tiên căn ngăn ông anh mình, bởi lẽ hơn ai hết, Thủ hiểu rõ tác hại ghê gớm của hành động này. Nó không chỉ là hành động đáng bị lên án mà với hành động này, chắc chắn sẽ gây ra nhiều thứ mà người trong cuộc không thể lường hết được. Nhưng Thủ vốn là người đa mưu, trong đầu chứa đầy sự tính toán của kẻ có học thức, bởi vậy ngay trong đêm ông Hàm quyết định đào mộ, Thủ đã chọn cho mình con đường rút lui êm đẹp bằng cách tạo ra chứng cứ ngoại phạm, cho dù kế hoạch đào mả có bị bại lộ thì Thủ cũng không phải là người liên quan, không biết tí gì. Có thể thấy, kế hoạch của Thủ rất chu toàn, không hờ thấy chút sơ hở nào. Nhưng thật không may cho anh em nhà họ Trịnh, bởi kế hoạch vạch ra dù đã rất tỉ mỉ nhưng cuối cùng vẫn bị phát giác. Và kết quả là Trịnh Bá Hàm bị bắt và giải lên

xã. Đứng trước hoàn cảnh này, dù đã được chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng Thủ vẫn “rã rời như chỉ muốn đổ sập xuống khi cái đám đông rước đèn đuốc cứ rừng rực, rùng rùng những mặt người phừng phừng vừa đi vừa hô hoán”[105]. Nhìn thấy ông Hàm trong tình cảnh này, lòng Thủ bỗng quặn lại, thương ông anh khốn khổ. Mồ hôi vã ra trong lòng bàn tay. Nỗi đau của tình máu mủ dội lên trong người Thủ. Uất ức đến nghẹn ứ lên. Thủ phân vân không biết có lên lộ diện trong hoàn cảnh như thế này không, cuối cùng trước sự áp đảo của chi họ Vũ cùng những người dân trong xã, Thủ đã quyết định lộ diện, bởi việc xử lý tình huống của Sửu không đưa lại kết quả như anh mong đợi. Thủ đã rất tỉnh táo, khéo léo và tế nhị khi giải quyết tình huống này bằng những lời nói mềm mỏng và nhũn nhặn bởi Thủ nghĩ được rằng, trong sự việc kia, họ nhà mình nắm chắc phần sai. Bởi vậy, việc cốt yếu lúc này là phải giải tán được đám đông kia, hạ hoả trong đầu những con người kia bộc phát kia, nếu không sẽ gây ra bạo loạn, việc cứu vớt tình thế sẽ trở nên thêm khó khăn gấp bội.

Sự việc trên đã khiến cho Thủ bị mất uy tín trầm trọng, dù không phải là người trực tiếp tham gia, nhưng vì có người nhà làm ra những việc động trời như vậy nên con đường công danh của Thủ cũng gặp không ít trở ngại. Ngay đến cái chức bí thư mà anh đang có kia cũng chưa chắc đã giữ vững. Bởi vậy, trong suy nghĩ của Thủ việc xoay chuyển cục diện lúc này là việc cốt tử, mang ý nghĩa tồn tại hay không tồn tại. Uy tín và vị trị của chính Thủ, uy tín của cả dòng họ Trịnh Bá lúc này được đặt lên đôi vai của Thủ. Thủ đã suy nghĩ rất kỹ lưỡng, không có con đường lui cho mình lúc này. Khi nghĩ ra được người có thể cứu cánh cho mình và dòng họ mình là nhờ đến một người phụ nữ- là bà Son (vợ của ông Hàm), Thủ cũng không ngần ngại sử dụng. Thủ đã đến gặp bà Son và yêu cầu sự giúp đỡ từ phía bà: “Bây giờ chỉ có bá là dẹp yên được vụ này! Bá nghe em nói đã, vụ này không thu xếp được thì sẽ nguy đến cả họ nhà ta”. Và để tạo thêm phần éo le, trắc trở Thủ đã đánh trúng điểm yếu của bà Son. Bà Son càng sợ hãi, Thủ càng vờ đi như không để ý nhằm làm cho sự lo lắng, sợ hãi trong lòng bà Son tăng lên, buộc bà Son không có con đường nào khác là phải nghe theo sự sắp xếp của mình. Kế hoạch được đưa ra là bà Son phải

gặp ông Phúc theo sự sắp xếp của Thủ, dùng tình cảm để thuyết phục ông Phúc rút

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 40)