Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 92)

Ngôn ngữ nghệ thuật là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện được sử dụng trong một ngành nghệ thuật, một sáng tác nghệ thuật. Chúng ta đều biết rằng, mỗi loại hình nghệ thuật đều có một ngôn ngữ nghệ thuật làm phương tiện thể hiện riêng. Vì vậy, có thể coi ngôn ngữ nghệ thuật chính là “một hệ thống các phương thức, phương tiện tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật”[12,185].

Nhà văn M.Gorki đã từng khẳng định “ngôn ngữ nghệ thuật là yếu tố thứ nhất của tác phẩm văn học”. Nó là công cụ giúp nhà văn xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống con người trong tác phẩm. Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn là công cụ tư duy, là phương tiện truyền đạt tư tưởng, thái độ, tình cảm…của nhà văn thông qua mỗi hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Ngôn ngữ nghệ thuật là loại ngôn ngữ đặc biệt, hoàn toàn khác biệt với khẩu ngữ và từ ngữ trong giao tiếp hằng ngày.

Theo nhà nghiên cứu Phương Lựu, ngôn từ văn học là “ngôn từ của một tác phẩm văn học, của thế giới nghệ thuật, kết quả sáng tạo của nhà văn. Đó là ngôn từ giàu tính hình tượng và giàu sức biểu hiện nhất, được tổ chức một cách đặc biệt để phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm và tác động thẩm mỹ tới người đọc”[12,185]. Tác giả Huỳnh Như Phương trong Lý luận văn học vấn đề và suy nghĩ cũng quan niệm: “ngôn từ trong tác phẩm văn học là kiểu lời nói nghệ thuật do nhà văn sáng tạo trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ của xã hội mà ông ta tiếp thu được”[12,170].

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật do nghệ sĩ sáng tạo theo quy luật chung của nghệ thuật. Văn bản nghệ thuật phải truyền đạt một ý nghĩa mà “không một phát ngôn nào thay thế được” (G.V.Xtapanôp). Ngôn ngữ nghệ thuật có nhiệm vụ thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm. Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ nghệ thuật là chức năng thẩm mỹ. Chức năng này được xác định trong hệ thống các hình tượng tác phẩm và phong cách tác giả, bởi ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện tài năng của nhà văn.

Như vậy, ngôn từ muốn hoàn thiện thành ngôn ngữ nghệ thuật phải nhờ khả năng lao động sáng tạo của nhà văn. Khác với ngôn ngữ toàn dân, ngôn ngữ văn học mang một dấu ấn màu sắc riêng, nếu không tạo được điều đó nhà văn sẽ bị chìm khuất trong đám đông. Ngôn từ nghệ thuật không chỉ là những từ mang giá trị tự thân mà còn là một đơn vị lời nói mang phẩm chất thẩm mỹ. Vì thế, M.Gorki đã cho rằng: Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhà văn Nga V.Kôrôlenkô đã tâm sự: “Tôi muốn

rằng mỗi một từ, một câu phải đúng với giọng điệu, phải đúng chỗ và trong mỗi câu, thậm chí nếu có thể được, trong câu tách riêng ra, có thể lắng nghe thấy được tâm trạng trung tâm, nếu có thể nói như vậy được”[27,192]. Bởi vậy ngôn ngữ nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó là yếu tố “vật chất” duy nhất của tác phẩm văn học. Qua ngôn ngữ, người đọc khám phá thế giới hình tượng, tư tưởng, quan niệm…mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ nghệ thuật lại chứa đựng cả thế giới nghệ thuật mà nhà văn sáng tạo từ con người đến cốt truyện, kết cấu cho đến chủ đề…Trong mối quan hệ chặt chẽ ấy, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành phương thức tồn tại, phương thức biểu hiện nội dung, đồng thời có thể biểu hiện trực tiếp và rõ nét tài năng của nhà văn. Sau đây chúng tôi sẽ phân tích một số đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật tiêu biểu.

3.2.1. Ngôn ngữ đời thƣờng mang âm hƣởng của cuộc sống (qua Mảnh đất lắm người nhiều ma )

Một phần của tài liệu tiểu thuyết về nông thôn sau đổi mới (qua mảnh đất lắm người nhiều ma của nguyễn khắc trường và dòng sông của đào thắng) (Trang 92)