CON NGƢỜI TRONG HAI TIỂU THUYẾT
Đã từ lâu, con người là đối tượng nghiên cứu, khám phá của nhiều ngành, nhiều bộ môn khoa học. Sự khác biệt về không gian văn hoá (phương Đông- phương Tây), thời gian lịch sử (cổ điển - hiện đại) đã đem lại tính phong phú cho quan niệm về con người.
Nhà văn Nga M.Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Thật vậy, xét từ thủa sơ khai cho đến ngày nay, con người vừa là điểm xuất phát, vừa là cái đích cuối cùng mà văn học hướng tới. Phạm vi biểu hiện rộng lớn ấy đã góp phần tạo nên những quan niệm hết sức đa dạng về con người trong văn học. Mỗi nhà văn khi sáng tác đều xuất phát từ một cảm nhận, một biểu hiện nhất định về con người và sử dụng các phương tiện, phương thức nghệ thuật tương ứng để miêu tả, thể hiện con người theo cảm nhận, hiểu biết ấy. Theo Giáo sư Trần Đình Sử thì “Quan niệm về nghệ thuật con người là sự ký giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó” [46,55].
Vì vậy, với ý nghĩa là “hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật”[44,275], quan niệm nghệ thuật về con người là hạt nhân của tư duy nghệ thuật. Chỉ khi nào quan niệm về nghệ thuật của con người thay đổi thì một thời kỳ văn hoá mới được ra đời. Ở đấy, con người mới có thể là con người ra đờì trong hoàn cảnh lịch sử mới, có thể là con người được đổi mới từ các góc độ nhìn nhận là lý giải khác nhau như là sự biểu hiện sự kết tinh của những quan hệ người trong đó. Trong tác phẩm, con người như vậy trở thành hạt nhân làm nên những sự biến đổi trong cấu trúc nội tại của văn học. Vì thế,
xét ở mọi khía cạnh, lịch sử văn học có thế xem là lịch sử của những quan niệm khác nhau về con người.