Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 31 - 33)

Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 150 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km về hướng Bắc. Đây là một tỉnh lớn của Việt Nam, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương, cũng là một trong

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt.

Thanh Hoá là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Bắc trung bộ nằm dọc trên quốc lộ 1A, đường Hồ chí Minh và đường sắt thống nhất, là cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam. Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Ðông đến 106°05′ Ðông. Phía Bắc tiếp giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình; phía Nam và Tây Nam giáp Nghệ An; phía Tây giáp nước CHND Lào với đường biên giới 192 km với 3 cửa khẩu Quốc tế là cửa khẩu Na Mèo (huyện Quan sơn), cửa khẩu phụ Tén Tằn (Huyện Mường lát) và cửa khẩu Bát Mọt (Huyện Thường xuân); Phía đông Thanh Hoá mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Ðông với bờ biển dài hơn 102 km. Dân số 31/12/ 2007 trên 3,7 triệu người, bao gồm 7 dân tộc anh em là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao, Khơ mú; Mật độ dân số trung bình là 328 người/km2, được phân bổ trên toàn vùng lãnh thổ bao gồm 01 thành phố(đô thị loại 2), 02 thị xã, 24 huyện với 634 xã, phường, thị trấn. Có diện tích tự nhiên là 11.168 km2đứng thứ 4 trong cả nước, chia làm 3 vùng: Đồng bằng ven biển, trung du và miền núi khai thác mạng Bưu chính trên địa bàn tỉnh; kinh doanh các dịch vụ Bưu chính và cung cấp các dịch vụ Bưu chính công ích của Tập đoàn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được ngày càng cao sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là mục tiêu của Bưu điện tỉnh Thanh Hóa.

Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc Nam, với các vùng trong tỉnh và đi quốc tế. Hiện tại, Thanh Hóa có sân bay Sao Vàng và đang dự kiến mở thêm sân bay quốc tế sát biển phục vụ cho Khu kinh tế Nghi Sơn và khách du lịch. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện miền núi Thanh Hóa. Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ.

- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với 9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển các loại hàng hoá và hành khách. - Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào.

Về bưu chính – Viễn Thông: Thanh Hóa có mạng lưới điện thoại, internet nối liền tỉnh lị với các huyện thị trong tỉnh, liên lạc được với tất cả các địa phương khác trong và ngoài nước.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 31 - 33)