Đánh giá chung về quy mô, mạng lưới, năng lực của các nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 44 - 47)

cấp dịch vụ VT – CNTT trên thị trường Thanh Hóa.

a) Mạng điện thoại cố định

Hiện có 03 doanh nghiệp xây dựng hạ tầng mạng và cung cấp điện thoại cố định hữu tuyến và cố định vô tuyến trên địa bàn tỉnh, trong đó:

- Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến: Viễn thông Thanh Hoá và Chi nhánh Thanh Hoá - Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).

- Cung cấp điện thoại cố định vô tuyến: Viễn thông Thanh Hoá; Chi nhánh Thanh Hoá - Tổng Công ty Viễn thông Quân đội và Trung tâm Viễn thông Điện lực (EVN).

Mạng điện thoại cố định hữu tuyến do Viễn thông Thanh Hoá xây dựng và phát triển là chủ yếu, mạng được phủ đến tất cả các vùng, miền trên địa bàn tỉnh bằng 02 hệ thống chuyển mạch chính gồm 01 HOST đặt tại TP Thanh Hoá và 01 HOST đặt tại huyện Thọ Xuân với trên 350 trạm viễn thông lắp đặt các tổng đài vệ tinh, tổng đài độc lập và điểm truy nhập; dung lượng lắp đặt trên 456.000 lines, hiện dung lượng sử dụng trên địa bàn tỉnh là 370.000 máy điện thoại.

Kết nối từ các tổng đài HOST đến mạng quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống truyền dẫn quang và các tuyến truyền dẫn dự phòng bằng vi ba số dọc tuyến Quốc lộ 1A.

Kết nối từ các tổng đài HOST đến các tổng đài vệ tinh và các tổng đài độc lập tại các huyện được tổ chức qua các tuyến truyền dẫn cáp quang và thiết bị vi ba số, một số trạm vùng núi cao được sử dụng thiết bị dự phòng bằng VISAT-IP

Mạng cố định hữu tuyến của Viettel được xây dựng và phát triển ở phạm vị hẹp; mạng phục vụ chủ yếu cho một số khu vực tại Thành phố Thanh Hoá, một số xã thuộc huyện Quảng Xương. Trên toàn mạng có 01 tổng đài vệ tinh và 38 điểm truy nhập; với tổng dung lượng lắp đặt trên 13.500 lines.

Mạng cố định vô tuyến của các doanh nghiệp được xây dựng và phát triển trên hệ thống các trạm thu, phát sóng thông tin di động của các mạng VinaPhone, ViettelMobile, EVN-Telecom với 709 trạm BTS; trong đó Viễn thông Thanh Hoá phát triển mạng G-Phone, Chi nhánh Viettel Thanh Hoá phát triển mạng Home- Phone, Trung tâm Viễn thông điện lực Thanh Hoá phát triển mạng E-Com.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

b) Mạng thông tin di động:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 06 mạng điện thoại di động, trong đó có 04 mạng sử dụng công nghệ GSM và 02 mạng sử dụng công nghệ CDMA, phủ sóng đến 27/27 các trung tâm huyện, thị xã và thành phố các khu công nghiệp các khu kinh tế, các xã khu vực đồng bằng trung du và hầu hết các xã khu vực các huyện miền núi.

- Mạng Vinaphone có 06 trạm BSC đặt tại TP Thanh Hóa, Bỉm sơn, Thọ Xuân, Tĩnh gia và 326 trạm BTS, phủ sóng đến 302/635 xã, phường, thị trấn.

- Mạng MobiFone do Công ty Thông tin di động có 04 trạm BSC đặt tại TP.Thanh Hóa, Huyện Triệu sơn và 194 trạm BTS, phủ sóng đến 174/635 xã, phường, thị trấn;

- Mạng ViettelMobile có 325 trạm BTS, phủ sóng trên địa bàn 283/635 xã, phường, thị trấn;

- Mạng di động Vietnamobile của Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Ha Noi Telecom) có 13 trạm , phủ sóng đến 13/635 xã, phường, thị trấn;

- Mạng di động Sfone của SPT có 20 trạm BTS, phủ sóng đến 20/635 xã, phường, thị trấn;

- Mạng di động Công ty Thông tin Viễn thông điện lực (EVN Telecom) có 58 trạm BTS, phủ sóng đến 56/635 xã, phường, thị trấn.

c) Mạng truyền dẫn.

- Mạng truyền dẫn liên tỉnh: Hiện trên địa bàn tỉnh có 05 tuyến truyền dẫn quang liên tỉnh và 01 tuyến truyền dẫn dự phòng bằng các tuyến Viba số, các tuyến này được tổ chức điểm rẽ để kết nối với mạng truyền dẫn nội tỉnh tại TP Thanh Hoá và huyện Ngọc Lặc; mạng truyền dẫn liên tỉnh này đang chuyển tải các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh và truyền hình đi liên tỉnh và quốc tế. Cụ thể các tuyến truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay:

+ Tuyến cáp quang Backbone (dọc quốc lộ 1A theo trục Bắc – Nam); tuyến cáp quang quốc tế CSC, tuyến cáp quang dọc đường Hồ Chí Minh do VNPT quản lý khai thác.

+ Tuyến cáp quang trục dọc đường sắt Bắc Nam do Viettel quản lý khai thác. + Tuyến cáp quang treo trên đường dây 500 KV Bắc – Nam sử dụng chung cho các doanh nghiệp là VNPT, Viettel và EVN.

+ Tuyến vi ba số 34Mbps dọc Bắc - Nam, do VTN quản lý, chủ yếu dùng làm dự phòng cho mạng truyền dẫn liên tỉnh, quốc tế của VNPT.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

- Mạng truyền dẫn nội tỉnh: Mạng được các doanh nghiệp xây dựng và phát triển chủ yếu là cáp quang được tổ chức độc lập với nhau dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường liên huyện, liên xã. Mạng quang nội tỉnh được các doanh nghiệp xây dựng đến tất cả các trung tâm huyện, thị, thành phố sử dụng công nghệ SDH với tốc độ truyền dẫn từ 155 Mbps – 622 Mbps, mạng được tổ chức thành các RING nội tỉnh để đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác. Mạng quang cũng được tổ chức đến xã, chủ yếu sử dụng các điểm rẽ trên RING nội tỉnh và các tuyến quang nhánh, các tuyến cáp quang xã được sử dụng bằng các công nghệ SDH và PDH với tốc độ truyền dẫn từ 4Mbps đến 34 Mbps. Mạng truyền dẫn quang nội tỉnh đang chuyển tải chủ yếu là các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin. Các tuyến quang nội tỉnh chủ yếu của các doanh nghiệp:

+ Viễn thông Thanh Hoá: Xây dựng các tuyến cáp quang chính dọc Quốc lộ 15, Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Quốc lộ 217, Quốc lộ 10 và đường Hồ Chí Minh, doanh nghiệp đã tổ chức các tuyến quang này tạo thành các RING nội tỉnh. Xây dựng tuyến quang nhánh đến 356 xã.

+ Viettel: Xây dựng các tuyến cáp quang nội tỉnh dọc Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, Quốc lộ 217 và các tuyến truyền dẫn quang dọc theo Tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã; một số tuyến dùng chung với công ty Thông tin viễn thông điện lực.

+ EVN tổ chức bằng cáp quang đi chung với mạng quang vận hành bảo dưỡng tại các trạm điện của Điện lực, một số tuyến đi chung với Chi nhánh Thanh Hoá - Tổng công ty Viễn thông quân đội.

+ Mạng truyền dẫn của công ty Thông tin di động (VMS chủ yếu sử dụng chung các tuyến cáp quang với Viễn thông Thanh Hoá

- Mạng truyền dẫn nội tỉnh, ngoài truyền dẫn quang, hiện trên địa bàn tỉnh còn sử dụng hệ thống truyền dẫn Vi ba số có tốc độ truyền dẫn từ 2Mbps – 34 Mbps cho một số các trạm viễn thông dung lượng nhỏ, trạm BTS chưa tổ chức được truyền dẫn quang và để dự phòng cho các nút viễn thông chính; trong đó mạng truyền dẫn của công ty Cổ phần Viễn thông Hà nội (VietnamMobile), Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn (SPT) chủ yếu sử dụng các tuyến Vi ba số.

b. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của Viễn thông Thanh Hoá gồm có các doanh nghiệp có khả năng sẽ kinh doanh dịch vụ VT-CNTT tại Thanh Hoá:

−Công ty Viễn thông Bộ Công an (G-Tel).

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

−Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nội dung, doanh nghiệp nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 44 - 47)