Phân tích đánh giá các dịch vụ VT của VNPTThanh Hóa hiện đang

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 62 - 66)

đang cung cấp, so sánh với các doanh nghiệp đối thủ

Các dịch vụ VT được cung cấp trên thị trường có mức độ cạnh tranh khác nhau. Có dịch vụ đang bị cạnh tranh mạnh, có dịch vụ sẽ bị cạnh tranh trong tương lai gần và có những dịch vụ ít bị cạnh tranh vì nó không mang lại lợi nhuận cao cho nhà cung cấp.

Do vậy nội dung báo cáo sẽ phân tích thị trường từng dịch vụ, nhóm dịch vụ VT khác nhau dựa trên mức độ cạnh tranh so với các doanh nghiệp cung cấp khác trên thị trường VT Thanh Hóa.

Dịch vụ điện thoại cố định PSTN

Phát triển thuê bao điện thoại cố định là công việc rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới doanh thu các dịch vụ nội hạt, nội tỉnh, liên tỉnh, quốc tế và góp phần lớn vào việc giành, giữ thị phần của Viễn thông Thanh Hoá. Số lượng thuê bao càng cao thì doanh thu Viễn thông càng tăng.

Điện thoại cố định cũng là nền tảng cơ bản để phát triển dịch vụ MegaVNN và các dịch vụ cộng thêm khác (tương tác với truyền hình, các dịch vụ giá trị gia tăng).

Dịch vụ điện thoại cố định là dịch vụ mang lại doanh thu cao, tính đến nay trên địa bàn Thanh Hoá ngoài Viễn thông Thanh Hoá còn có Viettel, EVN Telecom cung cấp dịch vụ này.

Với dân số đông, tốc độ phát triển kinh tế cao, thị trường dịch vụ điện thoại cố định trên địa bàn Thanh Hoá tính đến thời điểm này chưa đạt mức bão hoà mà còn nhiều tiềm năng để phát triển.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

So với 2 đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường dịch vụ điện thoại cố định là Viettel và EVNTelecom, Viễn thông Thanh Hoá có những điểm mạnh, yếu và những cơ hội cũng như thách thức trong việc chiếm, giữ thị phần. Thông qua việc phân tích ma trận SWOT ta sẽ thấy được điều này:

Tổng hợp bằng ma trận SWOT: Mạnh

- Nhà khai thác chủ đạo, tiềm lực mạnh, hình ảnh nổi tiếng; có nhiều kinh nghiệm khai thác mạng Viễn thông; Nguồn nhân lực mạnh.

- Mạng lưới đã được mở rộng, nền tảng cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại.

- Hệ thống kênh bán hàng rộng.

Yếu

- Là đơn vị phụ thuộcVNPT, quyền tự quyết trong hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều hạn chế.

- Công tác đầu tư gặp nhiều khó khăn.

Cơ hội

- Nhu cầu của thị trường cao.

- Đối thủ cạnh tranh chưa có khả năng mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ.

Nguy cơ

- Có khả năng bị thay thế bởi điện thoại di động.

- Cạnh tranh làm giá cước giảm, doanh thu giảm mạnh.

Dịch vụ điện thoại di động

Trên thị trường Thanh Hoá đã có những nhà cung cấp dịch vụ di động là VinaPhone - phối hợp kinh doanh với Viễn thông Thanh Hoá; MobiFone; ViettelMobile; VietNam Mobile. Và sắp tới là Gtel của Bộ Công an.

Với 4 nhà cung cấp, thị trường dịch vụ điện thoại đang có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt với 3 nhà cung cấp dẫn đầu là VinaPhone, MobiFone và Viettel. VietNam Mobile có nhiều hạn chế trong hoạt động bán hàng và đang cố gắng gia tặng phạm vi phủ sóng, còn EVN Telecom thì chất lượng dịch vụ không tốt, đang bị mất lòng tin từ phía khách hàng, đồng thời yếu kém trong các hoạt động Marketing.

Tuy nhiên, trong thời gian tới thì VietNam Mobile sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn. Đối tượng khách hàng mục tiêu VietNam Mobile hướng tới là giới trẻ từ thu nhập thấp đến sành điệu với nhiều gói cước hấp dẫn như VM One, VM24...

Trong 1 năm gần đây dịch vụ di động liên tục được giảm cước và thay đổi phương thức tính cước (hiện tại tất cả các doanh nghiệp đã áp dụng phương thức

6”+1” và giá cước tương đối xấp xỉ nhau). Các nhà cung cấp liên tục khuyến mại -

đặc biệt là dịch vụ trả trước. Thiết bị đầu cuối đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu (Trung Quốc xuất khẩu điện thoại di động giá rẻ sang Việt Nam). Chính vì những

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

lý do đó, thị trường điện thoại di động Thanh Hoá với khoảng 3,9 triêu dân là thị trường rất tiềm năng, có nhiều cơ hội để phát triển.

Tổng hợp bằng ma trận SWOT: Mạnh

- Khả năng Roaming giữa VinaPhone và MobiFone. - Phạm vi phủ sóng rộng (27/27 Huyện, Thị xã, Thành phố). - Hệ thống kênh bán hàng rộng khắp - Các công ty chủ quản dịch vụ có tiềm lực tài chính mạnh. Yếu

- Hoạt động Marketing, chăm sóc khách hàng còn nhiều bất cập (VinaPhone).

- Chính sách phát triển Đại lý trực thuộc Công ty chủ dịch vụ song song với hệ thống kênh bán hàng của Viễn thông Thanh Hoá và Bưu điện tỉnh gây khó khăn khăn; đã có tình trạng Đại lý đầu cơ, khống chế thị trường.

Cơ hội

- Nhu cầu của thị trường cao.

- Điện thoại di động ngày càng trở nên là 1 nhu cầu tất yếu.

- Chính sách mở cửa làm cho giá thiết bị đầu cuối giảm.

Nguy cơ

- Mất thị phần khi đối thủ làm Marketing tốt hơn.

- Khuyến mại ồ ạt gây nên tình trạng khách hàng không trung thành, liên tục chuyển mạng.

- Công ty chủ dịch vụ không quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng hiện tại, đặc biệt là thuê bao trả sau, tình trạng thuê bao trả sau rời mạng đang phổ biến.

- HomePhone, Gphone, Ecom có thể thay thế dịch vụ di động (giá cước thấp) - nhất là đối với khách hàng ít di chuyển.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

Dịch vụ điện thoại VoIP.

Đây là dịch vụ hiện đang bị cạnh tranh mạnh trên thị trường BCVT Việt Nam nói chung và Thanh Hoá nói riêng. Tại Thanh Hoá đã có 4 nhà cung cấp dịch vụ VoIP là Viễn thông Thanh Hoá (171), Viettel (178), SPT (177), EVN Telecom (179). Tuy nhiên thị phần VoIP chiều đi của Viễn thông Thanh Hoá vẫn gần như tuyệt đối (khoảng 98%).

Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp Bộ thông tin và truyền thông cho phép tính cước VoIP liên tỉnh thống nhất theo phương thức 6”+1”. Giá cước dịch vụ VoIP giữa các doanh nghiệp không còn chênh lệch nhiều. Do vậy, quảng cáo và chăm sóc khách hàng tốt sẽ chiếm giữ được thị phần.

Tổng hợp bằng ma trận SWOT Mạnh

- Hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp, giành được thiện chí của khách hàng.

- Quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng tốt.

- Gọi 171 đã trở thành thương hiệu quá quen thuộc với khách hàng.

Yếu

- Công ty chủ dịch vụ (VTN) chưa thực sự quan tâm đúng mức đến kinh doanh dịch vụ, chưa có hoạt động Marketing đồng nhất làm cho Viễn thông Thanh Hoá phải giành nhiều chi phí cho hoạt động Marketing Gọi 171.

- Chưa làm tốt công tác tiếp thị trực tiếp đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng lớn.

Cơ hội

- Nhu cầu của thị trường cao. - Giá rẻ, dễ thu hút khách hàng.

- Khách hàng có tâm lý không muốn sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác vì phải thanh toán thêm hoá đơn cước. - Dễ quảng cáo (dán tem) trên thiết bị đầu cuối.

Nguy cơ

- Mất khách hàng lớn nếu đối thủ cạnh tranh làm tốt công tác tiếp thị trực tiếp.

Dịch vụ điện thoại thẻ (Cardphone)

Nhu cầu sử dụng của khách hàng rất thấp, nguyên nhân là do:

- Sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ thay thế, đặc biệt là dịch vụ điện thoại di động.

- Nhiều Box Payphone bị hư hỏng nhưng không được sửa chữa kịp thời. - Một số Box Payphone đặt ở vị trí không hợp lý (không phát sinh cước).

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

Các dịch vụ giá trị gia tăng

Các dịch vụ giá trị gia tăng của tổng đài (chuyển cuộc gọi, hiển thị số máy gọi

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 62 - 66)