Xuất với VNPTThanh Hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 100 - 103)

Để có thể khai thác tối đa điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tạo lợi thế cạnh tranh và vượt qua những khó khăn, thách thức trong kinh doanh đối với VNPT Thanh Hóa, đề tài xin kiến nghị một số nội dung xuất phát từ việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp như sau:

- Mọi cán bộ công nhân viên trong VNPT Thanh Hóa cần được quán triệt nhận thức, tư tưởng về cạnh tranh và hội nhập để có thể chủ động trong điều kiện cạnh tranh của doanh nghiệp, thay đổi những lối suy nghĩ thụ động. Và việc nâng cao nhận thức cần tiến hành thường xuyên bên cạnh việc cải tiến cơ chế trả lương, thưởng nhằm phát huy hiệu quả đòn bẩy của nó.

- Lấy thái độ làm việc để đánh giá phẩm chất, lấy hiệu quả công việc để phân phối thu nhập là động lực khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ về mọi mặt.

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, với chính quyền địa phương, với khách hàng và với đối thủ cạnh trên thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương III: Một số biện pháp nâng cao NLCT của VNPT Thanh Hóa trong cung cấp dịch vụ VT

- Nghiên cứu đưa ra các bước đi thích hợp về phát triển kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mạng lưới.

- Xác định mức độ tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cho từng dịch vụ trong từng giai đoạn, căn cứ vào các cam kết quốc tế về lĩnh vực viễn thông của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa. Để thực hiện một cách có hiệu quả những giải pháp VNPT Thanh Hóa cần phải thực hiện một cách đồng bộ, có những giải pháp linh hoạt, thay đổi hợp lý khi các yếu tố, điều kiện của môi trường thay đổi. Từ đó VNPT Thanh Hóa mới có thể nâng cao năng lực để cạnh tranh, phát triển và giữ vững vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học. Kết luận

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của đất nước sau những năm đổi mới, ngành Bưu chính Viễn Thông Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Mạng lưới cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia đã được xây dựng hiện đại, có khả năng cung cấp các dịch vụ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội, đồng thời tạo ra một môi trường hoạt động cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp BCVT ở Việt Nam. Đặc biệt là từ khi có sự tham gia cùng khai thác, kinh doanh các dịch vụ BCVT của các doanh nghiệp mới. Các loại hình dịch vụ Bưu chính trên thị trường phong phú đa dạng hơn. Nhu cầu khách hàng đòi hỏi ngày cành cao hơn, và sự cạnh tranh cũng luôn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.

Cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông, Công nghệ thông tin ngày càng khốc liệt, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế và áp lực tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. VNPT Thanh Hóa đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ của các đổi thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và tương lai là cả các doanh nghiệp viễn thông quốc tế. Trước tình hình đó, việc đánh giá năng lực cạnh tranh và tìm ra những biện pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh là việc làm thiết thực và có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Với kết cấu gồm 3 chương đề cập các nội dung chung nhất về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, về thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa trong hoạt động cung cấp dịch vụ, khóa luận cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa. Các giải pháp tập trung chủ yếu vào việc đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, đào tạo phát triển và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện chính sách marketing, nâng cao thương hiệu uy tín của doanh nghiệp và hoàn thiện cơ cấu tổ chức.

Với khả năng nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế, chắc chắn bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Philip Kotler - Marketing căn bản

2. TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến - Marketing dịch vụ

3. TS. Nguyễn Thị Minh An, Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, Hà Nội, 2008 4. GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong, Quản trị kinh doanh viễn thông theo hướng

hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Bưu điện. 2006.

5. Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh sản xuất kinh doanh năm 2011, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của VNPT Thanh Hóa.

6. Báo cáo tóm tắt thực hiện kế hoạch năm 2011, phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2012 và chiến lược đến năm 2015 của VNPT.

7. Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn BCVT VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” – Bùi Thị Sao.

8. Luật Viễn Thông số 41/2009/QH12.

9. Thông Tư Phân loại các dịch vụ Viễn Thông – Số 05/2012/TT-BTTTT. 10. Nguyễn Xuân Vinh, Chiến lược thành công trong thị trường viễn thông cạnh

tranh, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội, 2004.

11. Tạp chí Bưu chính Viễn Thông và CNTT, bộ TTTT.

12. Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Định hướng phát triển Bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2015, Hà Nội, 2005.

13. Garry D.Smith, Danny R.Arnol, Bobby G.Bizzell, Chiến lược và sách lược

kinh doanh, Nhà Xuất bản thống kê, 1997.

14. Raymond Alain, Thietart, Chiến lược doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

niên 1999. 15. Các website: - http://www.vnnic.net - http://mic.gov.vn/ - www.tapchibcvt.gov.vn - http://www.vnptthanhhoa.vn/

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 100 - 103)