Phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của viễn thông thanh hoá

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 66 - 69)

được phát triển trên cơ sở khai thác năng lực của tổng đài số, không phải đầu tư nhiều nên nếu phát triển mạnh sẽ mang lại lợi nhuận cao. Vấn đề đặt ra là phổ biến rộng rãi dịch vụ đến khách hàng và khuyến khích khách hàng sử dụng

Hiện tại, Viễn thông Thanh Hoá chưa tìm được giải pháp kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, doanh thu bình quân phát sinh trên mỗi thuê bao điện thoại cố định đối với dịch vụ này rất thấp.

Dịch vụ nội dung.

Hiện nay, Viễn thông Thanh Hoá đã xây dựng hoàn thiện hệ thống phần mềm VNPT – School, cung cấp cho tất cả các trường học cấp II trên toàn tỉnh. Đồng thời đang triển khai hệ thống hạ tầng IDC (Internet Data center), public Website Viễn thông Thanh Hoá http://www.vnpt-thanhhoa.com.vn lên mạng Internet công cộng. Theo đó, Viễn thông Thanh Hoá sẽ ứng dụng hệ thống IDC, hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) trường học…để tiếp tục phát triển kinh doanh các dịch vụ nội dung đa dạng theo nhu cầu truy vấn thông tin, giải trí…của khách hàng.

Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Viễn thông Thanh Hoá trong lĩnh vực này là các doanh nghiệp tư nhân, thuê quảng cáo trên sóng TTV, các doanh nghiệp này đã có lịch sử cung cấp dịch vụ, có đội ngũ và phong cách kinh doanh chuyên nghiệp, đồng thời ngoài quảng cáo trên TTV họ cũng đã thực hiện nhiều phương án quảng bá như cẩm nang dịch vụ, thuê phát tờ rơi và truyền thanh. Tiếp đến là các đối thủ cạnh tranh trên toàn quốc, họ sẵn sàng chi những giải thưởng hẫp dẫn, thông tin đa dang, phong phú với những CSDL của các Công ty chuyên phát triển về lĩnh vực này, đặc biệt dịch vụ của họ được quảng bá trên các phương tiện truyền thông quốc gia (như VTV, VTC…) nên về cơ bản họ có thương hiệu hơn Viễn thông Thanh Hoá, khách hàng sẽ bị hấp dẫn hơn bởi những phần thưởng có giá trị cao.

2.5.6. Phân tích hiện trạng năng lực cạnh tranh của viễn thông thanhhoá. hoá.

2.5.6.a. Điểm mạnh.

- Là nhà khai thác chủ đạo, có tiềm lực mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong khai thác mạng viễn thông; là doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều dịch vụ chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường, qui mô hoạt động rộng khắp trên toàn tỉnh, các dịch vụ cơ bản ổn định phát triển, các dịch vụ GTGT phong phú, đa dạng.

- Mạng lưới đã được mở rộng, nền tảng cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

- Có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm, trình độ. Đội ngũ lãnh đạo sáng suốt, luôn được sự ủng hộ tin tưởng của tập thể CBCNV.

- Đa dạng hóa được nhiều hình thức kênh phân phối dịch vụ, kênh bán hàng rộng khắp toàn tỉnh.

- Đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế tỉnh, tham gia cung cấp và duy trì nhiều dịch vụ và hoạt động công ích cho xã hội.

- Là doanh nghiệp đi đầu trong công tác đa dạng hóa các dịch vụ.

- Hoạt động nghiên cứu thị trường dịch vụ đã bắt đầu được VNPT Thanh Hóa quan tâm thực hiện.

- Tốc độ tăng trưởng về sản lượng và doanh thu năm sau luôn tăng hơn năm trước, tạo vị thế trên thị trường viễn thông – CNTT Thanh Hóa.

- Phối hợp tốt với đài PTTH Thanh Hóa, tổ chức nhiều chương trình truyền hình trực tiếp, lễ ra mắt, tài trợ các chương trình truyền hình, nên hình ảnh của VTTH ngày càng được nâng cao, tạo lòng tin cho khách hàng.

- Quảng cáo và khuyến mại đang dần được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

- Chăm sóc KH bắt đầu được quan tâm thực hiện.

2.5.6.b. Điểm yếu.

- VNPT là đơn vị hạch toán phụ thuộc của VNPT, chưa được chủ sở hữu về vốn và tài sản, chưa được tự chủ về hoạt động thu chi tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, tổ chức quản lý và điều hành sản xuất cung cấp dịch vụ.

- Do qui mô mạng lưới rộng khắp nên tạo ra hạn chế cơ bản như: khó kiểm soát các hoạt động một cách thường xuyên, việc ứng cứu, xử lý thông tin khó khăn, lực lượng lao động tuyến đầu không quản lý tập trung, do vậy khó đảm bảo chất lượng dịch vụ theo đúng yêu cầu khách hàng.

- Việc sắp xếp, phân bổ lao động còn chưa hợp lý; đội ngũ lao động các khâu tiếp thị trực tiếp, tiếp nhận và cài đặt dịch vụ còn ít, hạn chế về khả năng giao tiếp với Khách hàng, nhiều lao động thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về dịch vụ.

- Chưa đẩy mạnh tiếp thị dịch vụ tận nơi, chưa đẩy mạnh hợp tác với các công ty tin học, nhà cung cấp thiết bị. Cơ chế hoa hồng, chiết khấu đại lý, phát triển kênh bán hàng còn cứng nhắc, chưa thật sự linh hoạt dẫn đến việc phát triển hệ thống kênh bán hàng còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển dịch vụ.

- Hoạt động nghiên cứu thị trường dịch vụ chưa chuyên nghiệp, bài bản; địa bàn nghiên cứu thị trường còn bó hẹp, phương pháp nghiên cứu chưa đa dạng, tần suất thực hiện cỏn ít. HTTT phục vụ NCTT thiếu, chưa đầy đủ, bộ phận NCTT chưa chuyên nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

- Công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị cho dịch vụ chưa mang lại hiệu quả cao thể hiện ở mức độ nhận biết của KH về dịch vụ còn chưa nhiều, nhiều dịch vụ mới đưa ra mà KH không biết. Hoạt động khuyến mãi đôi khi thực hiện tràn lan dẫn đến nhiều địa bàn không đáp ứng kịp nhu cầu của KH, chưa đánh giá được hiệu quả của các đợt quảng cáo.

- Hoạt động CSKH chưa được các đơn vị thực sự quan tâm, chú trọng. Cơ sở dữ liệu KH chưa đầy đủ và chưa thống nhất dẫn đến các chính sách CSKH bị hạn chế.

2.5.6.c. Cơ hội:

- Chính trị ổn định, hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp và được pháp luật bảo vệ.

- Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ viễn thông. Nhu cầu thị trường dịch vụ viễn thông còn nhiều tiềm năng.

- Sự phát triển công nghệ tạo cơ hội cho doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hội tụ giữa điện tử - viễn thông – công nghệ - tin học – truyền thông.

- Năng động trong quảng bá, tuyên truyền dịch vụ, CSKH và phát triển thương hiệu của VNPT Thanh hóa đi vào lòng dân, vượt lên tất cả các doanh nghiệp khác nên có nhiều thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại giúp doanh nghiệp phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Nhu cầu khách hàng phong phú giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tạo ra nhiều gói dịch vụ tăng lợi thế cạnh tranh.

- VNPT Thanh Hóa đang phối hợp rất tốt với Đài phát thanh truyền hình Thanh Hóa thực hiện việc quảng bá hình ảnh của Viễn thông Thanh Hóa.

- Là đơn vị tiên phong, chủ động gắn kết chặt chẽ với ngành GD – ĐT, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục, tạo cơ hội cho Viễn Thông Thanh Hóa phát triển các dịch vụ nội dung.

* Những cơ hội cho VNPT Thanh Hóa khi hội nhập nền kinh tế khu vực và

thế giới.

- Trong một thập kỷ qua, tốc độ phát triển VT – CNTT ở Việt Nam đều tăng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng mạnh như hiện nay.

- Cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, mạng truyền thông quốc gia và qua đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân.

- Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến, tiếp nhận chuyển giao các công nghệ, hiện đại để ứng dụng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Chương II: Thực trạng cạnh tranh của VNPT Thanh Hóa

- Tạo động lực đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Cơ hội đào tạo nguồn nhân lực.

- Thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại tổ chức quản lý với co chế còn nhiều khía cạnh mang tính bao cấp sang một cơ chế dựa trên tiêu thức hiệu quả, năng động linh hoạt.

2.5.6.d. Thách thức của VNPT Thanh Hóa.

- Có thể giảm thị phần, mất khách hàng do các đối thủ có sức cạnh tranh cao hơn về tiềm lực hoặc được ưu đãi hơn.

- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu buộc doanh nghiệp tìm mọi cách tăng lượng người sử dụng, tăng lưu lượng sử dụng dịch vụ.

- Hệ thống pháp luật ngày càng chặt chẽ buộc doanh nghiệp phải tuân thủ, làm giảm tính linh hoạt trong các kế sách kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sự phát triển công nghệ, dịch vụ và sự cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng bán hàng tốt, phải có sự bố trí nguồn nhân lực tốt.

- Khách hàng ngày càng yêu cầu cao đối với dịch vụ buộc doanh nghiệp phải có tiềm lực để nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển thêm các dịch vụ GTGT mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT thanh hóa trong cung cấp dịch vụ viễn thông (Trang 66 - 69)