Thực trạng hứng thú của họcsinh trong học Toán.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 42 - 47)

Để tìm hiểu về thực trạng hứng thú của học sinh trong học Toán chúng tôi đã dùng phiếu điều tra và đo được kết quả như sau:

2.2.2.1. Hứng thú học toán của học sinh lớp 4 so với các môn học khác.

Bảng 2.2: Hứng thú học tập của học sinh lớp 4 ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh.

T T Các môn học Rất thích/ điểm Thích/ điểm Bình thường/ điểm Không thích/ điểm Chán ghét/ điểm Tổng điểm/ Thứ bậc 1 Toán 38 76 77 77 13 0 17 -17 11 -22 114 5 2 T. Việt 48 96 70 70 21 0 10 -10 7 -14 142 4 3 Mỹ thuật 42 84 62 62 24 0 14 -14 14 -28 104 7 4 Đạo đức 41 82 68 68 19 0 12 -12 16 -32 106 6 5 Kỹ thuật 36 72 60 60 31 0 12 -12 15 -30 90 8 6 Âm nhạc 88 176 35 35 15 0 15 -15 4 -8 188 1 7 Thể dục 44 88 56 56 14 0 16 -16 26 -52 76 9 8 L.Sử&Đ.l ý 63 126 54 54 22 0 9 -9 8 -16 155 3 9 Khoa học 72 144 50 50 25 0 7 -7 2 -4 183 2

Kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy: Hứng thú của học sinh lớp 4 đối với môn Toán tương đối thấp so với các môn khác (đứng thứ 5 trong 9 môn học bắt buộc).

Trong khi đó HS lớp 4 có hứng thú cao với môn Âm nhạc và Khoa học, Lịch sử và Địa lý, vì các môn học này làm cho các em dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em.

Đối với 2 môn cơ bản là: Toán và Tiếng Việt, hứng thú ở HS không quá cách biệt (thứ 4 và thứ 5). Cả 2 môn tương đối thấp, nhưng hứng thú học tập môn Toán thấp hơn.

Học sinh lớp 4 ít hứng thú với môn Thể dục, Kỹ thuật, có thể các em còn ngại học, vì kỹ thuật động tác khó và phức tạp và phải rèn luyện bắt buộc.

2.2.2.2. Biểu hiện hứng thú học Toán của học sinh lớp 4

Chúng tôi đã khảo sát 156 em của 3 trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3: Biểu hiện hứng thú học Toán của học sinh lớp 4.

TT Các biểu hiện Thường

xuyên Ít biểu hiện Không b. hiện Tổng điểm/thứ bậc 1 Tích cực phát biểu ý kiến xây dựng

bài. 23 50 83 252 8

2 Làm đầy đủ các bài tập được giao. 42 70 44 310 3

3 Thích học môn Toán nhiều hơn. 57 52 47 322 2

4 Trong lớp hay ngồi im lặng để nghe

cô giảng bài. 85 27 44 353 1

5 Cứ đến giờ học toán là nét mặt, cử chỉ trở nên tươi vui, nhanh nhẹn hẳn.

24 82 50 286 5

6 Thích tranh luận cùng các bạn. 12 86 58 266 6

7 Hay nêu các thắc mắc trong giờ học

Toán. 12 116 33 301 4

8 Tham gia tích cực vào các cuộc thi tìm hiểu

Toán do lớp, hay nhà trường tổ chức...: 13 61 88 249 9 9 Sưu tầm để giải các bài toán khó,

toán nâng cao ở các tài liệu khác. 14 72 70 256 7 Số điểm bảng trên đạt được như sau:

- Thường xuyên giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài: 252/468 điểm=53,8%. (Điểm tối đa: 468).

- Làm đầy đủ các bài tập được giao: 310/468 điểm = 66,2%. - Thích học môn Toán nhiều hơn: 322/468 điểm = 68,8%.

- Trong lớp hay ngồi im lặng để nghe cô giảng bài: 353/468 điểm = 75,4%. - Cứ đến giờ học toán là nét mặt, cử chỉ trở nên tươi vui, nhanh nhẹn hẳn: 286/468 điểm = 61,1%.

- Thích tranh luận cùng các bạn: 266/468 điểm = 56,8%.

-Hay nêu các thắc mắc trong giờ học Toán: 301/468 điểm = 64,3%.

-Tham gia tích cực vào các cuộc thi tìm hiểu Toán do lớp, hay nhà trường tổ chức...: 249/468 điểm = 53,2%.

- Có sưu tầm để giải các bài toán khó, toán nâng cao ở các tài liệu, sách báo khác: 256/468 điểm = 54,7%.

Như vậy: Mức độ hứng thú của HS đạt trung bình khá từ 53,2- 75,4%. Cao nhất là HS im lặng để ngồi nghe giảng bài (75,4%). Yếu tố này không thể đánh giá hứng thú học tập cao được, vì có thể HS ngồi im lặng để nghe theo yêu cầu của GV. Theo kết quả này số HS có kết quả học tập môn Toán còn thấp tương xứng với mức độ biểu hiện hứng thú học tập môn Toán của HS và số này chiếm tỷ lệ dưới 30%. Nếu chúng ta không có biện pháp tích cực bồi dưỡng tinh thần học tập môn Toán tốt sẽ khó thu được kết quả cao. Sau đây là kết quả các yếu tố làm hạn chế mức độ hứng thú học toán của HS.

2.2.2.3. Các yếu tố làm hạn chế hứng thú học Toán của học sinh lớp 4:

a) Ý kiến của giáo viên dạy các lớp 4:

Nếu giáo viên cho đúng: 1 điểm; cho là sai: 0 điểm, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.4: Ý kiến của giáo viên về các yếu tố hạn chế học môn Toán của HS lớp 4.

TT Các yếu tố hạn chế Tổng điểm Điểm

TB

Thứ bậc 1 Môn Toán khô khan, không hấp dẫn. 41 0.82 2

2 Nội dung khó, phải suy nghĩ nhiều. 21 0.42 8

3 Khó đạt điểm cao. 25 0.5 7

4 Chương trình môn Toán nặng. 40 0.8 3

5 HS chưa biết cách học môn Toán. 37 0.74 5

7 GV cho nhiều bài tập nhưng dành ít thời gian chữa bài.

5 0.1 12

8 GV không thường xuyên kiểm tra bài làm của HS.

8 0.16 11

9 GV ít tạo tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ.

45 0.9 1

10 GV dạy chưa hấp dẫn. 38 0.76 4

11 GV ít quan tâm động viên học sinh. 11 0.22 10

12 GV đánh giá HS chưa chính xác, thiếu công bằng.

0 0 13

13 Gia đình thiếu quan tâm động viên HS học Toán.

29 0.58 6

* Kết quả bảng trên cho ta thấy những mặt hạn chế cơ bản của GV ở đây là: - GV chưa quan tâm đến dạy học nêu vấn đề - vị trí thứ 1; cùng với quan niệm môn Toán khô khan với HS và chương trình môn Toán nặng ( xếp thứ 2 và thứ 3). - GV dạy chưa hấp dẫn - xếp vị trí thứ 4.

- Chương trình môn Toán được đánh giá là tương đối khô khan và không hấp dẫn lắm với HS.

- Nhiều gia đình HS chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em. Nhưng yếu tố này không phải là sự quyết định đến hứng thú học Toán của HS ở đây. - Chưa có nhiều HS biết cách học môn Toán.

* Những ưu điểm cơ bản ở đây là:

- GV đánh giá học sinh tương đối khách quan, chính xác và công bằng.

- GV không ra nhiều bài tập quá mức với HS và tương đối thường xuyên chữa bài cho các em.

- Môn Toán là môn học không khó đạt điểm cao với HS.

Như vậy, ngoài quan niệm cho rằng chương trình nặng và nội dung môn Toán khô khan, thì yếu tố cơ bản làm giảm hứng thú của học sinh lớp 4 thuộc về

GV: GV chưa quan tâm nhiều đến các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, như: tạo tình huống có vấn đề, trò chơi trong học toán... để tạo không khí học tập môn Toán thoải mái hơn với HS. Cách làm của GV trong dạy học Toán đôi khi còn hơi cứng nhắc. Dưới đây là ý kiến của HS về vấn đề này: b) Ý kiến của học sinh lớp 4 về môn Toán.

Bảng 2.5: Ý kiến của học sinh về các yếu tố hạn chế hứng thú học môn Toán

TT Các yếu tố hạn chế Tổng

điểm Điểm TB Thứ bậc 1 Môn Toán khô khan, không hấp dẫn 112 0.71 6

2 Nội dung khó, phải suy nghĩ nhiều 95 0.60 8

3 Khó đạt điểm cao 122 0.78 4

4 Chương trình môn Toán nhiều quá. 115 0.73 5

5 Em chưa biết cách học môn Toán. 128 0.82 3

6 Em chưa có phương tiện học tập. 44 0.28 11

7 Thầy (Cô) cho nhiều bài tập nhưng

dành ít thời gian chữa bài. 108 0.69 7

8 Thầy(Cô) không thường xuyên

kiểm tra bài làm của em. 22 0.14 12

9 Thầy (cô) chưa tạo cho các em tình huống để lôi cuốn các em tự giải quyết các nội dung bài học.

135 0.86 1

10 Thầy (Cô) dạy chưa hấp dẫn, còn khó

hiểu. 131 0.83 2

11 Thầy (Cô) ít quan tâm động viên

các em khi học Toán. 92 0.58 9

12 Thầy (Cô) đánh giá chúng em

chưa chính xác, thiếu công bằng. 14 0.09 13 13 Gia đình thiếu quan tâm động viên

Kết quả bảng trên cho thấy:

* Những điểm hạn chế cơ bản tác động đến hứng thú học Toán của HS ở đây là: + Thầy, cô dạy chưa hấp dẫn và chưa tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để lôi cuốn các em tự giải quyết các nội dung của bài học hình thành kiến thức một cách chắc chắn ( xếp ở vị trí thứ 1 và 2) - Ý kiến này gần tương đồng với kết quả khảo sát trên của chúng tôi.

+ Các em cho rằng môn Toán khó đạt điểm cao với em, điều này gần với đánh giá của GV.

+ HS chưa biết cách học môn Toán thế nào cho hiệu quả (xếp ở vị trí thứ 3). * Các tác động ít ảnh hưởng đến HS là:

+ Sự quan tâm của gia đình HS.

+ Thầy cô có quan tâm đến HS trong giờ học toán và đánh giá HS tương khách quan, chính xác.

Vì vậy, hệ quả tất yếu là các em chưa biết cách học môn Toán, cũng như khó đạt điểm cao trong môn Toán (vị trí thứ 3 và 4)

Như vậy, cả ý kiến của GV và HS đều cho rằng, yếu tố cơ bản làm giảm hứng thú học Toán của HS là: Chương trình môn toán hơi nặng, khá khô khan, chưa hấp dẫn HS. GV chưa áp dụng nhiều các PP dạy học tích cực, khi dạy chưa lôi cuốn được HS. Đa số GV và HS ở đây đều đồng tình gia đình HS chưa thật quan tâm.

2.2.3. Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp để bồi dưỡng hứng thú học Toán cho học sinh

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 42 - 47)