- Về phía gia đình:
3.2.1. Sử dụng trò chơi Toán học
Trò chơi Toán học là trò chơi trong đó chứa đựng một số nội dung Toán học nào đó. Nó có thể là trò chơi vận động, có thể là trò chơi trí tuệ. Cũng có thể kết hợp giữa trò chơi vận động và trí tuệ.
a. Mục tiêu: Thông qua trò chơi Toán học, các em lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập.
Trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên đưa ra những trò chơi toán học một cách khoa học thì chất lượng dạy học sẽ được nâng cao.
Khi thực hiện trò chơi, giáo viên tuyệt đối yêu cầu học sinh phải tuân thủ theo đúng luật chơi, điều đó góp phần hình thành tính kỷ luật, trung thực của trẻ
b. Tổ chức thực hiện.
GV nghiên cứu tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục, sách trò chơi Toán học…Chính sự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu giúp tiết học toán có sử dụng trò chơi đạt kết quả tốt.
Lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi học sinh. Đồng thời phải chọn thời điểm thích hợp để tổ chức trò chơi như: Sau khi hoàn thành một bài học, sau khi hoàn thành một chương…
Để trò chơi mang lại hiệu quả cao, khi thiết kế trò chơi giáo viên cần chú ý các nguyên tắc sau:
1. Trò chơi phải dựa vào nội dung bài dạy và thời gian tiết dạy. 2. Phải củng cố, khắc sâu được kiến thức và mang ý nghĩa giáo dục. 3. Phải gây được hứng thú cho học sinh.
4. Phù hợp với trình độ học sinh.
Trước khi thực hiện, giáo viên phải chuẩn bị kỹ đồ dùng phục vụ cho trò chơi. Hệ thống trò chơi Toán học rất phong phú và đa dạng, giáo viên có thể lựa chọn một số trò chơi tiêu biểu: Rung chuông vàng, câu cá, quay số, ong đi tìm nhụy…và một số trò chơi khác phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường.
c. Điều kiện thực hiện.
- Để trò chơi Toán học phát huy được hết tinh thần của nó, trước tiên phải có sự chỉ đạo sâu sắc từ phía cán bộ quản lí nhà trường.
- Giáo viên chủ nhiệm phải tâm huyết với nghề, hết lòng thương yêu học sinh. - Giáo viên phải có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện trò chơi hợp lí, Phát huy tối đa vai trò học tập của học sinh.
d. Quy trình tổ chức.
Đối với trò chơi diễn ra trong các tiết học trên lớp, tùy vào từng mục đích cụ thể mà giáo viên có thể lựa chọn trò chơi phù hợp. GV có thể tổ chức trò chơi vào đầu tiết học để giới thiệu nội dung bài học, đồng thời khơi gợi hứng thú học tập của học sinh. Hoặc trò chơi diễn ra cuối tiết học nhằm củng cố kiến thức đã học trước đó của học sinh.
Vì thời gian trong một tiết học có hạn nên giáo viên có thể linh động khi thực hiện trò chơi, đồng thời không cắt giảm thời gian truyền thụ kiến thức mới của học sinh.
Đối với hoạt động ngoài thời gian học trên lớp thì giáo viên có thể tổ chức theo quy trình như sau:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, đội hình tham gia. Hoạt động 2: Giới thiệu trò chơi.
- Giới thiệu về tên trò chơi, nội dung, mục đích, yêu cầu của trò chơi. - Nêu rõ cách chơi, luật chơi.
- Chơi nháp: GV “cụ thể” những điều mình nói bằng ví dụ, hành động để học sinh quan sát, theo dõi, nắm bắt cách chơi.
Hoạt động 3: Tiến hành chơi
Sau khi học sinh nắm rõ cách chơi, luật chơi, có thể giao vị trí quản trò cho một thành viên trong lớp. GV đóng vai trò tổ chức, trọng tài theo dõi cuộc chơi giữa các đội để đánh giá thắng – thua, đúng – sai. Từ đó nhận xét, kết luận, rút kinh nghiệm sau khi học sinh hoàn thành trò chơi.
Hoạt động 4. Rút kinh nghiệm, tổng kết trò chơi.
GV nhận xét về quá trình tham gia trò chơi của các thành viên, về kết quả đạt được, kiến thức cần rút ra từ trò chơi, động viên khích lệ tạo không khí phấn khởi, vui tươi, nhằm giúp các em có ấn tượng tốt, về những gì mình đã tham gia, kích thích tính tích cực, hứng thú của các em.
Ví dụ: Trò chơi “Đi tìm ẩn số”
a. Mục tiêu :
Củng cố phép cộng, trừ, nhân và chia. B. Chuẩn bị :
Giáo viên chuẩn bị 4 bảng kẻ ô số theo mẫu. Mẫu 1 : 2208 x 4 = X 6 x 670 = = X x 4 =
= X 5 = X 5 = Mẫu 2 : 1645 : 5 = + X 1500 - 765 = = = 801 X 4 = 3 = c. Cách chơi :
Phát cho mỗi nhóm 1 bảng kẻ ô số ( một trong hai mẫu trên ) và yêu cầu học sinh trong nhóm thực hiện phép tính và ghi vào ô trống. Nhóm thực hiện xong đính vào bảng được treo phía sau của nhóm. Đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình. Các thành viên trong nhóm kiểm tra bài làm của nhau
Nhóm có số bài đúng nhiều nhất là nhóm chiến thắng. Hoặc giáo viên có thể đưa ra trò chơi bạn chọn con gì? a. Mục tiêu :
Củng cố bài sau tiết học hoặc kiểm tra bài cũ. b. Chuẩn bị :
Giáo viên chuẩn bị một hộp giấy bên trong có hình các con vật, đằng sau mỗi con vật là một nội dung yêu cầu một bài tập.
c. Cách chơi :
- Lần lượt mỗi đội cử một người lên chơi. - Con vật sẽ được lấy ra khỏi hộp.
- Các bạn trong đội sẽ nói một câu gợi ý để bạn của đội mình đoán đúng con vật đã được chọn.
- Nếu đoán đúng mới được quyền tiếp tục giải toán ở phần sau, còn nếu đoán sai con vật thì phải nhường lại quyền chơi cho đội khác.