Chuyện kể Toán học

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 63)

- Về phía gia đình:

3.2.2. Chuyện kể Toán học

Chuyện kể Toán học là những câu chuyện về thân thế, những giai thoại, những sáng tạo khoa học, những đóng góp to lớn của các nhà Toán học nổi tiếng của Việt Nam và trên thế giới bằng các câu chuyện nhỏ, vui hóm hỉnh mà ý nghĩa. Thông qua đó, giáo dục các em bằng phương pháp nêu gương, giúp các em học hỏi được những phẩm chất tôt đẹp, có thêm hiểu biết về các nhà Toán học và những phát minh khoa học. Mặt khác, hình thành thái độ biết tôn trọng, ngưỡng mộ những người tài giỏi, kể cả những gương bạn học giỏi mà mình biết, giúp kích thích và tạo động cơ, hứng thú học Toán ở các em. Đồng thời góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em, chắp thêm cho các em những ước mơ, những hoài bão để trở thành những “nhà Toán học tương lai”. Đây là nội dung tương đối đơn giản nhưng nếu biết cách tổ chức hợp lí thì nó lại có ý nghĩa vag đem lại hiệu quả to lớn.

- Cách thức tổ chức.

Trong các tiết học trên lớp hoặc tiết hoạt động giáo dục ngoại giờ lên lớp, chuyện kể Toán học có thể được kể bằng lời của giáo viên hoặc dưới dạng tiểu phẩm mà các “diễn viên” là những thành viên trong lớp. Cũng có thể những câu chuyện được kể là câu chuyện do các em chuẩn bị và trực tiếp kể trước lớp. Trong đó, những câu chuyện được kể phải là câu chuyện liên quan đến nội dung, kiến thức, chương trình học, hoặc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và nhu cầu nhận thức của các em, đáp ứng được tính tò mò, khám phá của các em về các nhà Toán học, các phát minh khoa học nổi tiếng.Sau khi

kết thúc câu chuyện, GV cần giúp học sinh làm sáng tỏ những điều cần nhận thức, cần lĩnh hội từ câu chuyện đó.

Ví dụ: Câu chuyện: “Cậu bé nhanh trí”

Lương Thế Vinh là một danh sỹ thời vua Lê Thánh Tông, cách đây khoảng năm trăm năm. Ông đỗ trạng nguyên khoa Quý Mùi ( 1463) khi 23 tuổi. Ông rất giỏi Toán nên được mọi người yêu quý gọi ông là Trạng Lường. Ngay từ thời niên thiếu ông đã nổi tiếng là người thông minh.

Một lần cậu bé Lương Thế Vinh cùng các bạn trong xóm chơi đá bóng ( Bóng là một quả bưởi ) rất vui. Không ngờ một bạn đá rất mạnh khiến cho trái bóng lăn xuống một cái hố sâu ở gần gốc một bụi tre và biến mất.

Bọn trẻ kiếm mãi mới phát hiện ra quả bóng đã lăn xuống hố sâu. Cả bọn loay hoay, đứa thì thò tay xuống cái hố để lấy bóng nhưng hố sâu quá không với tới được. Đứa thì lấy gậy dài để khều bóng lên nhưng bóng cứ bị trượt hoài ; Đứa thì đem cuốc, xẻng để đào hố rộng ra cho dễ lấy bóng nhưng rễ cây đan chen chằng chịt không cuốc được.

Thấy vậy Lương Thế Vinh bèn lấy mấy chậu nước đổ xướng hố. Nước dâng lên đầy hố đẩy quả bóng nổi lên, lấy bóng ra thật dễ dàng. Mọi người đi qua thấy vậy ai nấy đều tấm tắc khen cậu thật nhanh trí.

Qua câu chuyện này, học sinh có thể biết được một giai thoại của danh sĩ Lương Thế Vinh, một nhà Toán học xuất thân rất đỗi bình thường nhưng với trí thông minh và lòng hiếu học, ông đã trở thành một người có ích cho xã hội.

Hoặc câu chuyện: “Truy tìm thủ phạm”

Một ông chủ xưởng đúc tiền có 100 người thợ. Mỗi sáng ông đưa ra 1 kg vàng để đúc lấy 100 đồng tiền vàng, mỗi đồng nặng 10 gam ( mỗi người thợ đúc 1 đồng ). Sau khi quan sát một vài ngày ông nhận thấy có một người

thợ nào đó đã đúc mỗi đồng tiền vàng chỉ có 9 gam. Số vàng lấy được anh ta giấu đi.

Sau khi suy tính, ông liền

triệu tập số thợ lại và tuyên bố : Tôi biết ở trong chúng ta có người rút bớt vàng ở đồng tiền để làm của riêng. Nhưng tôi muốn đề cao tinh thần tự giác. Vậy ai đã trót làm thì hãy chấm dứt ngay đi. Nếu còn tiếp tục, tôi chỉ cần một lần cân thì phát hiện ra người đó ngay. Đến khi đó thì đừng có trách.

Người thợ đã rút bớt vàng khi đúc tiền không tin là giữa 100 người mà ôngchủ lại có thể tìm nổi được thủ phạm sau 1 lần cân nên cứ tiếp tục ăn bớt vàng trong khi làm. Anh ta đâu có ngờ mình đang phải đối đầu với một ông chủ giỏi về toán học.

Ông chủ theo dõi mấy ngày tiếp theo vẫn thấy vàng bị ăn bớt, ông liền đem cân ra đặt trước mặt mọi người và thực hiện đúng một lần cân để tìm thủ phạm.

Đầu tiên ông đánh số thứ tự tất cả các thợ từ 1 đến 100. Sau đó, yêu cầu ai mang số nào thì lấy từng đó số đồng tiền do mình làm ra đưa cho ông để thu thập tất cả lại rồi cân kiểm tra ( Ví dụ : Người thợ mang số 5 thì lấy 5 đồng tiền vàng do anh ta làm ra đưa cho ông chủ ).

Như vậy, nếu tất cả mọi người thợ đều làm ra đồng tiền vàng đúng quy định thì khi cân sẽ được tổng số vàng là :

( 1 + 2 + 3 +... + 100 ) x 10 = 50500 ( gam ).

Nhưng khi cân một lần tất cả số tiền vàng này, ông thấy chỉ được có 50495 gam.

Như vậy, số vàng bị thiếu là : 50500 – 50495 = 5 (gam)

Nếu mỗi lần đồng tiền vàng bị lấy bớt đi 1 gam thì số đồng tiền vàng này đã bị lấy bớt là : 5 : 1 = 5 (đồng)

Vậy người thợ mang số 5 chính là người đã lấy bớt vàng.

Tất nhiên sau khi phát hiện ra điều này, người thợ bị xử lí sẽ phải “ tâm phục khẩu phục ’’ ông chủ giỏi toán của mình.

Tình tiết của câu chuyện sẽ giúp các em thấy mình giống như một nhà thám tử đang đi tìm thủ phạm, điều này phù hợp với tâm lí thích khám phá của các em. Giáo viên có thể kể cho các em đến đoạn “Ông chủ theo dõi mấy ngày tiếp theo…và thực hiện đúng một lần cân để tìm ra thủ phạm” và yêu cầu học sinh đưa ra cách giải. Sau khi học sinh đưa ra cách giải quyết của mình, giáo viên sẽ tổng hợp, sau đó đưa ra cách giải quyết của ông chủ để tìm ra thủ phạm. Học sinh sẽ thấy thú vị hơn khi những bài học trên lớp của mình có thể áp dụng được vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w