+ Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Toán như: Sân chơi: Tuổi thơ khám phá. Biện pháp này các nhà trường thực hiện còn ít (xếp ở vị trí 7/9). Chứng tỏ các nhà trường chưa thật chú trọng trong hình thức học toán này.
+ Việc tổ chức học tập môn Toán ở nhà chưa được nhiều gia đình quan tâm. Một số GV thường giao cho HS tự kèm nhau trong lớp, cho HS sưu tầm thêm tài liệu như sách nâng cao theo mỗi lớp, giao bài tập cho HS làm thêm ở nhà... Với biện pháp này tính hiệu quả chỉ có ở 1 vài HS có hứng thú học toán cao và gia đình có điều kiện.
Như vậy: Các biện pháp bồi dưỡng của GV cả 6 trường nêu trên chủ yếu vào
việc dạy HS đội tuyển. GV chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán cho học sinh và các hoạt động bổ trợ ngoài giờ lên lớp: câu lạc bộ toán, trò chơi học tập môn Toán, dẫn đến kết quả học tập môn Toán chưa cao.
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học toán cho HS hứng thú học toán cho HS
Chúng tôi đã khảo sát GV về thuận lợi, khó khăn khi sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học Toán cho HS lớp 4, kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 2.7:Đánh giá của GV về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học Toán cho HS lớp 4:
Nội dung Đồng ý đồng ýKhông điểmTổng / Thứ
Số
phiếu Tỉ lệ
Số
A ) Thuận lợi
1. Nhà trường thường tổ chức các sân chơi, cuộc thi về Toán để gây hứng thú học tập môn Toán cho HS lớp 4,5.
17 34.0 33 66.0 17 4
2. Chương trình môn Toánđã tác động đến một phần các hứng thú học tập cho HS.
26 52.0 24 48.0 26 3
3. Đa số GV đã thường xuyên sử dụng các biện pháp gây hứng thú học tập môn Toán cho HS.
8 16.0 42 84.0 8 7
4. Chất lượng học tập môn Toán của HS đã được nâng lên trong những năm gần đây
11 22.0 39 78.0 11 5
5. Ý kiến khác: GV đã sử dụng các biện pháp tích cực với từng đối tượng HS trong lớp, GV đã có biện pháp gây hứng thú học toán khác. ....
7 14.0 43 86.0 7 8
B) Khó khăn
1. Đa số HS chưa có hứng thú học tập môn Toán vì gia đình chưa quan tâm tới việc học Toán của các em.
41 82.0 9 18.0 41 1
2. Chương trình môn Toán 4 tương đối khó với khả năng nhận thức của đa số HS.
33 66.0 17 34.0 33 2
3. Thời gian 1 tiết dạy học trên lớp ngắn nên không đủ cho GV sử dụng các biện pháp gây hứng thú học toán cho HS
15 64.0 18 36.0 15 6
* Về thuận lợi: Thực tế cho thấy, các nhà trường có quan tâm các hoạt động
chỉ quan tâm theo phong trào phát động, nên lúc có hoạt động, lúc không hoạt động.
+ Đa số GV ít quan tâm đến việc bồi dưỡng hứng thú học Toán cho HS vì cho rằng chương trình đã tác động đến hứng thú học Toán cho HS rồi (xếp thứ 7/8). Việc GV tác động đến từng đối tượng HS theo cuộc vận động: "Hai không" của Bộ GD&ĐT là nhằm dạy học sát đối tượng HS, bổ sung kiến thức cho HS, chứ không phải là biện pháp tích cực để nâng cao hứng thú học Toán cho HS.
* Về khó khăn: Qua việc khảo sát các khó khăn, chúng tôi thấy:
+ Gia đình cũng có ảnh hưởng đến hứng thú học tập toán của HS. Những gia đình có điều kiện, thường chăm lo cho con em, động viên con em, ngồi cùng quan sát con học, làm tăng thêm hưng phấn cho các em; số gia đình này ít. GV thấy rõ vai trò này qua 82% ý kiến đồng tình.
+ GV và HS cùng nhìn về mức độ chương trình môn Toán lớp 4 hiện nay, tương đối khó và thời lượng dành cho 1 tiết là ít. Nếu nhà trường không có điều kiện học 2 buổi/ngày thì việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho các em càng khó hơn.
2.3. Đánh giá thực trạng.
2.3.1. Nguyên nhânchủ quan của thực trạng
- Nhận thức của các em chưa đồng đều về môn Toán. Nhiều em cho rằng: Môn học này khô khan, chưa có sức lôi cuốn bản thân. Có thể thấy rõ HS chưa thấy được những điều lý thú hấp dẫn để say mê với môn học này.
- HS chưa hiểu được vị trí, tầm quan trọng của môn toán, dẫn đến kết quả học tập thấp. Nhiều HS có thái độ thờ ơ, có chú ý lên bảng trong tiết toán, nhưng không hiểu, chỉ chú ý theo yêu cầu của GV.
- HS chưa biết cách học Toán hiệu quả, chẳng hạn việc suy luận từ công thức chung đến với từng bài toán cụ thể với các em còn chậm. Việc đặt lời giải tìm đáp số với nhiều em còn lúng túng...
- Một số HS trí tuệ kém phát triển, nên tiếp thu bài học khó, số HS này không đông, chỉ chiếm từ 0- 3 em/ lớp.
2.3.2. Nguyên nhân khách quan của thực trạng- Về phía GV: - Về phía GV:
Theo chúng tôi việc GV chưa nhận thức đầy đủ vấn đề này là do:
+ Do trình độ và khả năng thực tế của GV chưa đồng đều và có phần hạn chế. Cách dạy của GV chưa có sức lôi cuốn HS. Hơn nữa cách dạy của GV trên lớp chưa đủ để GV gây hứng thú học tập môn Toán cho HS, chứ không hoàn toàn là do vấn đề về thời gian .
+ PP dạy học chậm được cải tiến. GV chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc hình thành hứng thú học tập cho HS, hầu hết GV chỉ dạy đủ bài và soạn dạy theo đúng thiết kế của sách giáo viên do Bộ cung cấp.
+ Hình thức dạy học của GV còn đơn điệu chỉ chủ yếu với giờ học trên lớp, còn hoạt động ngoài giờ với môn Toán hầu như ít GV quan tâm. Chỉ có GV dạy đội tuyển của trường mới yêu cầu HS mua thêm tài liệu và học thêm ở nhà....