Trắc nghiệm IQ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 69)

- Về phía gia đình:

3.2.4.Trắc nghiệm IQ

Trắc nghiệm IQ là một hình thức để kiểm tra năng lực trí tuệ của con người. Trong dạy học, ngoài những nội dung bài tập thông thường, để học sinh bớt nhàm chán, giáo viên có thể đưa ra một số bài tập toán bằng hình thức trắc nghiệm IQ, điều này giúp học sinh thay đổi không khí học tập, làm thõa mãn trí tò mò và giúp học sinh thấy môn Toán không phải là một môn học khô khan. Ngược lại, nó vô cùng phong phú và thú vị.

- Cách thức thực hiện

Trắc nghiệm IQ trong Toán học có rất nhiều hình thức phong phong phú và đa dạng. Vì vậy, trong những buổi học trên lớp, ở các tiết sinh hoạt tập thể, hoặc trong những hoạt động GDNGLL giáo viên có thể lựa chọn những câu trắc nghiệm IQ phù hợp với nội dung Toán 4 để học sinh thử sức với hình thức bài tập mới, đòi hỏi các em phải suy nghĩ, phải tư duy mới làm đúng. Nội dung của những bài tập trắc nghiệm IQ bằng Toán học cũng cần phải phong phú đa dạng để nhằm hấp dẫn học sinh. Giáo viên có thể đưa ra một số dạng bài tập như: Đo trí thông minh, chọn số thích hợp, chọn hình thích hợp, nhìn hình điền số, khéo tay cộng giải, hoàn chỉnh bảng chữ…

Ví dụ: Chọn số thích hợp.

Bài 1 : Chọn số thích hợp điền vào dấu chấm hỏi

32 4 2 4 4 96 5 4 7 6 840 10 5 ? 15 9000

Kết quả

Hãy chọn số thích hợp !

Số ở nhụy hoa bằng tích bốn số ở bốn cánh hoa. Vậy số điền vào dấu ? trên cánh hoa là :

9000 : 10 : 15 : 5 = 12 ? = 12 ? = 12

Bài 2: Chọn hình nào đây ?

A B C` `

Bạn hãy chọn một hình bên dưới để đặt vào vị trí cuối cùng ở hình bên trên cho hợp lý.

Kết quả:

Dọc ngang đều có chúng mình.

Tròn vuông, tam giác, đẹp xinh không nào ? Màu son tô điểm đẹp sao

Hình “ C ” đáp án biết bao diệu kì. Bài 3: Trắc nghiệm điền số:

Điền các số từ 1 đến 9 vào ô trống để được phép tính đúng ( cả hàng dọc và hàng ngang ) Kết quả + - =2 + x + + - =4 : - : + : =2 =5 =4 =6 + - =2 + x + + - = 4 : - : + : = 2 =5 =4 =6 6 1 7 5 2 8 4 3 9 = 5 = 4 = 6 = 2

Biện pháp 3:. Tăng cường cơ sở vật chất trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm tác động vào việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán cho học sinh

* Mục tiêu

Để việc bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh thông qua hoạt động GDNGLL đạt kết quả cao thì cơ sở vật chất là một phần không thể thiếu. Vì vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên nên khai thác tối đa hiệu quả của cơ sở vật chất, nhằm nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho học sinh.

* Cách thức thực hiện.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là những thứ không thể thiếu trong bất kỳ tiết học nào, hoạt động tổ chức nào. Nó góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả của tiết dạy. Phương tiện dạy học hợp lí, khoa học sẽ tạo ra hứng thú học tập cho học sinh ở tất cả các môn học nói chung và môn Toán lớp 4 nói riêng. Phương tiện có rất nhiều loại, mỗi loại có tác dụng riêng trong việc tạo ra hứng thú học tập môn Toán lớp 4.

* Đối với các hoạt động GDNGLL

Tư duy của học sinh Tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh, những gì tác động trực tiếp vào học sinh thì sẽ đem lại sự hứng khởi và phấn khích cho các em. Chính vì vậy, trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì sân bãi, phòng ốc, âm thanh ánh sáng…là một phần không thể thiếu, các em sẽ thấy hào hứng hơn khi tham gia một sân chơi đầy màu sắc, luôn luôn có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và dụng cụ học tập, thiết bị hỗ trợ… đây là điều kiện cần để việc bồi dưỡng hứng thú học Toán cho học sinh đạt được kết quả cao.

Khi lớp hoặc nhà trường tổ chức một câu lạc bộ Toán tuổi thơ hoặc một sân chơi về Toán học. Ngoài việc chuẩn bị nội dung dạy học toán đa dạng để dùng cho việc tổ chức trò chơi thì cần phải chuẩn bị một số trang thiết bị hỗ trợ khác để dùng cho cuộc thi hoặc sân chơi Toán học mà nếu thiếu nó thì cuộc thi đó sẽ diễn ra tẻ nhạt và không đem lại kết quả cao.

Ví dụ:- Phông màn, đền màu phát sáng trang trí cho cuộc thi.

- Dụng cụ loa máy để phát một số bài hát phù hợp khi thực hiện trò chơi hoặc lồng vào giữa cuộc chơi để thay đổi không khí cho các em.

- Đồng phục cho các đội dự thi: Đây cũng là một trong những yếu tố bước đầu kích thích sự hào hứng tham gia cuộc thi của học sinh.

Hoặc có một số tiết học trên lớp, giáo viên có thể thực hiện dưới hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Ví dụ: Ở tiết học luyện tập thực hành về Dấu hiệu chia hết cho 5 giáo viên có thể tổ chức cho học sinh dưới hình thức hoạt động GDNGLL và sử dụng thảm số màu làm trọng tâm để thu hút học sinh.Trên thảm số đó chứa các số tự nhiên từ 0 -9.Tiết học này giáo viên có thể sử dụng phòng học chức năng hoặc sân trường để làm địa điểm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cách thực hiện: Giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội và chuẩn bị 2 nội dung bài tập để 2 đội thi đua với nhau. Lần lượt từng đội sẽ thi đấu, khi giáo viên đọc nội dung câu hỏi: ví dụ: 46 : 5 = ? khi nghe xong câu hỏi, một thành viên trong đội sẽ chạy vào thảm số và đứng trên số chứa đáp án đúng, nếu kết quả có dư thì thành viên tham gia phải hô to số dư đó.

Với những tiết học luyện tập thế này, nếu giáo viên biết cách sáng tạo sẽ giúp tiết học sinh động và sôi nổi hơn. Các em vừa được tham gia trò chơi để thay đổi không khí học, vừa được luyện tập củng cố kiến thức. Cách học này giúp các em cảm thấy hào hứng và tạo cho các em cảm giác nhẹ nhàng, không áp lực khi học Toán.

Trên đây là một số hình thức học tập mà nếu giáo viên biết khai thác tối đa hiệu quả của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thì sẽ đem lại hiệu quả cao cho những giờ học Toán. Vì vậy khi tổ chức hoạt động GDNGLL giáo viên và cán bộ quản lí nên chú ý đến điều này, tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất để phát huy tối đa hiệu lực của nó. Nhà trường cũng cần có kế hoạch sử dụng một cách hợp lí, hiệu quả cơ sở vật chất hiện có ở nhà trường. Bên cạnh đó cũng phải biết tận dụng sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư vào các hoạt động giáo dục, đặc biệt là các hoạt động GDNGLL.

Biện pháp 4: Nâng cao trình độ và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp môn Toán cho giáo viên.

* Mục tiêu

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2020 đã đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục trong đó “Củng cố và phát triển giáo viên” là giải pháp trọng tâm. Vì vậy, việc nâng cao trình độ và năng lực tổ chức các hoạt động GDNGLL cho giáo viên là việc làm cần thiết nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên có năng lực giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên.

* Cách thức thực hiện.

Trình độ và năng lực tổ chức các hoạt động GDNGLL của người giáo viên được hình thành trong giai đoạn ban đầu ở trường sư phạm, được củng cố và phát triển trong quá trình hoạt động sư phạm ở nhà trường Tiểu học. Chính vì thế muốn nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì cán bộ quản lí cần đặc biệt quan tâm đến công tác bồi dưỡng trình độ và năng lực tổ chức các hoạt động GDNGLL cho giáo viên.

- CBQL cần tổ chức định kỳ các buổi bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên Tiểu học bao gồm: Kiến thức cơ bản môn Toán, kiến thức về tâm lí học

sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học sinh Tiểu học, kiến thức về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Đồng thời cũng phải quan tâm đến bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên như: Lập kế hoạch dạy học, biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới, tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động, sáng tạo của học sinh, công tác chủ nhiệm lớp, cách thức tổ chức các hoạt động GDNGLL, rèn luyện hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi dạy học trên lớp cũng như trong cuộc sống hằng ngày.

- CBQL cần thường xuyên tổ chức các buổi học tập chuyên đề về môn Toán cho giáo viên Tiểu học. Trong các buổi chuyên đề đó giáo viên cần cố gắng tích lũy kiến thức môn Toán thông qua việc dạy mẫu, bổ sung và góp ý của các giáo viên khác. Đồng thời học tập những giáo viên có kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học môn Toán để chuyên môn của mình được vững vàng hơn.

- Nâng cao vai trò tự học, tự bồi dưỡng: Tự học, tự bồi dưỡng là yêu cầu khách quan xuất phát từ nghề nghiệp của người thầy, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nội lực của bản thân. Là biện pháp để bồi dưỡng năng lực chuyên môn, sư phạm của từng giáo viên và được xác định là nhiệm vụ thường xuyên được tiến hành có kế hoạch của từng cá nhân và theo định hướng của nhà trường.

Hiện nay, đối với nhiều giáo viên việc sắp xếp thời gian cũng như các việc khác của bản thân để theo học các lớp tập trung là rất khó. Trong hoàn cảnh như vậy, việc tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn là một giải pháp có tính khả thi cao. Hơn nữa, xã hội hôm nay đang hướng tới một xã hội học tập và học tập suốt đời thì việc tự bồi dưỡng là một điều tất yếu và nó đã trở thành nhu cầu thường xuyên của mỗi cá nhân.

Thực tế hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ nhanh. Vì vậy những gì mà giáo viên được học, được trang bị sẽ nhanh chóng bị lạc hậu nếu không được nâng cấp và bổ trợ thường xuyên. Do đó vấn đề đặt ra là phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực của giáo viên. Có như vậy giáo viên mới có thể đáp ứng được yêu cầu mà ngành giáo dục đã đề ra.

Ví dụ: Ở bài học “ Góc nhọn, góc tù, góc bẹt” (SGK Toán 4, trang 49) Đối với bài này, khi giáo viên hình thành kiến thức mới cho học sinh, ngoài việc dạy chay trên lớp, nếu giáo viên có năng lực tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc có những sáng tạo mới thì sẽ tổ chức theo hình thức như sau :

1. Cho học sinh ra ngoài sân trường.

2. Chia lớp thành 3 nhóm và hình thành kiến thức mới cho học sinh thông qua trò chơi.

3. Giáo viên đưa ra yêu cầu.

- Cho học sinh quan sát góc vuông thông qua bảng phụ và đưa ra gợi ý để học sinh tìm góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

Gợi ý: Góc nhọn là góc bé hơn góc vuông, thông qua gợi ý đó các nhóm học

sinh sẽ tự tìm ra góc nhọn qua hình thức dùng chính các thành viên trong nhóm để xếp thành các góc.

- GV đưa ra luật chơi: sau khi cô đưa ra khẩu lệnh “xếp góc” và trong vòng 2 – 3 phút các nhóm hãy xếp thành góc nhọn cho cô, nhóm nào xếp nhanh, đúng nhóm đó sẽ thắng.

- GV đánh giá, nhận xét và chốt “ góc nhọn là góc bé hơn góc vuông”.

Các góc còn lại giáo viên thực hiện tương tự. Sau khi học sinh nhận diện được các góc “góc nhọn, góc tù, góc bẹt” thì giáo viên có tổ chức củng cố kiến thức cho học sinh thông qua mô hình:

Góc nhọn Góc tù Góc bẹt

Giáo viên đưa tay lên cao để tạo thành các góc như trên và yêu cầu học sinh hô to góc đó. Thông qua việc làm này, học sinh sẽ ghi nhớ các góc nhanh hơn, kiến thức được khắc sâu hơn và gây được hào hứng đối với học sinh.

Thông qua một bài học cụ thể như thế này, chúng ta có thể nhận thấy rằng: Nếu giáo viên có năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL thì sẽ làm tốt các khâu hình thành kiến thức và củng cố kiến thức cho học sinh. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò bó, ép buộc. Nó khác xa với việc nếu giáo viên không có năng lực tổ chức hoạt động GDNGLL thì với bài học này giáo viên chỉ cho học sinh quan sát hình trên bảng để nhận diện các góc thì ngay lúc đó học sinh có thể ghi nhớ được, song việc ghi nhớ đó không bền, không gây hứng thú được cho học sinh và cũng có thể dẫn đến tình trạng học sinh nhầm lẫn giữa các góc với nhau.

Như vậy, việc nâng cao trình độ và năng lực tổ chức các hoạt động GDNGLL môn Toán cho giáo viên là một việc làm rất cần thiết. việc làm này giúp giáo viên tự tin hơn khi lên lớp, có những sáng tạo mới trong dạy học, nhằm giúp học sinh cảm thấy yêu thích, hào hứng với môn Toán hơn..

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 69)