Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 26)

sinh lớp 4

Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học Toán của học sinh lớp 4 bao gồm có các yếu tố chủ quan, như: nhu cầu nhận thức, thái độ học tập,

trình độ phát triển trí tuệ của học sinh, ý chí, thói quen, năng lực... và các yếu tố khách quan như: đặc điểm của môn học, phương pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện, phương tiện học tập, bầu không khí tâm lý lớp học, thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của trẻ,...

1.3.4.1. Những yếu tố chủ quan bên trong người học.

a.Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 4:

Trình độ phát triển trí tuệ là một cơ sở cần thiết của sự phát triển hứng thú học tập Toán, đồng thời là một điều kiện quan trọng để bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán. Chỉ trên cơ sở cá nhân đã có được những tri thức ban đầu về đối tượng, những kỹ năng, kỹ xảo đơn giản và những thao tác trí tuệ nhất định cá nhân mới có thể có được thái độ nhận thức đối với đối tượng, mới hình thành được hứng thú.

Theo N.G. Marôcôva thì "trình độ phát triển trí tuệ trước hết giữ vai

trò nhất định trong việc hiểu biết giá trị và ý nghĩa của hoạt động để tạo nên những tiền đề của hứng thú, sau đó nó giữ vai trò nhất định trong việc giải quyết những vấn đề và nhiệm vụ nhận thức trong quá trình hình thành hứng thú riêng"[22, 36].

Khi cá nhân đã hiểu được toàn bộ ý nghĩa của công việc đã làm và đang làm thì sẽ nảy sinh thái độ tự giác, tích cực trong hoạt động. Chính thái độ tự giác tích cực là cơ sở củng cố cho hứng thú.

Trong quá trình giải quyết những vấn đề và nhiệm vụ học tập, những biểu tượng, những tri thức, những kỹ năng của học sinh được bổ sung, củng cố và được điều chỉnh khi cần thiết... và như vậy chúng mới trở thành chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển hứng thú. N.G.Marôcôva đã khẳng định: "Một vốn liếng tri thức nào đó chính là cơ sở cần thiết để nảy sinh những vấn đề (những câu hỏi) nhận thức khi va chạm những tri thức mới mâu thuẫn với những biểu tượng trước đây... Những câu hỏi như vậy thường kích thích học

sinh đi tìm cách giải quyết, đó là một trong những điều kiện cơ bản làm xuất hiện hứng thú nhận thức" [22, 45].

Mặt khác sự phát triển trí tuệ cá nhân còn là một cơ sở để tạo ra hứng thú và cùng với nó là xúc cảm của sự thành công. Quan điểm của các nhà tâm lý học hành vi- J. Piaget - thao tác là hành động chuyển vào bên trong. Chúng ta phải chuyển lượng kiến thức từ bài học vào bên trong tư duy của mỗi học sinh. Các nhà tâm lý học hành động - Vưgôtxki - Phải luôn tạo ra cho học sinh vùng phát triển gần nhất.

Không ai có thể đạt được thành tích, không ai có thể hành động có kết quả nếu như họ không có một trình độ phát triển trí tuệ, kỹ năng nhất định. Mà thành tích, kết quả là sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho hứng thú, tạo nên những rung cảm đúng đắn, trở thành nguồn kích thích và cổ vũ tính tích cực sáng tạo.

V.N.Xukhômlinxki khẳng định chỉ có trong điều kiện trí tuệ phát triển ở mức độ nào đó các em học sinh mới có thể tìm thấy được niềm vui trong học tập, còn hứng thú chỉ nảy sinh khi trẻ cảm thấy hào hứng do đạt được thành tích trong học tập.

Như vậy, sự phát triển hứng thú học tập trước hết phụ thuộc vào trình độ phát triển trí tuệ của trẻ, kinh nghiệm và tri thức của trẻ... yếu tố đó một mặt là mảnh đất nuôi dưỡng hứng thú, mặt khác lại tạo ra chất liệu cho hứng thú [22, 46].

Trình độ phát triển trí tuệ của HS Tiểu học được chia ra làm 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn l: Giai đoạn lớp 1,2,3 là giai đoạn mang nặng nhận thức cảm tính: HS chỉ tri giác được trên nhóm đồ vật cụ thể.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn lớp 4,5. Trong giai đoạn này tư duy trừu tượng của HS đã bắt đầu phát triển. Các em đã có nhận thức không chỉ các dấu hiệu

bề ngoài riêng lẻ của các sự vật hiện tượng cụ thể, mà các em còn nhận biết được những dấu hiệu bên trong: những dấu hiệu bản chất, có tính quy luật của sự vật hiện tượng.

Chẳng hạn: Khi học về hình chữ nhật: học sinh lớp 4 không chỉ vẽ hình theo kích thước đơn giản mà các em còn có thể hiểu được công thức tính chu vi, tính diện tích của hình chữ nhật bất kỳ lớn hơn như những mảnh ruộng hình chữ nhật, sân bóng hình chữ nhật... Các em còn có thể vẽ theo tỉ lệ phóng to thu nhỏ và tính diện tích theo những cách tính khác nhau (công thức tính này thì không thay đổi theo đơn vị đo xác định). Như vậy trình độ và khả năng tư duy của HS lớp 4 đã phát triển cao hơn: tư duy trừu tượng phát triển đã dần thay thế cho tư duy hình ảnh cụ thể, nhưng không phải biến mất hoàn toàn.

Chính vì vậy, việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán cũng phải tính đến mức độ phát triển trí tuệ của học sinh. Trong việc bồi dưỡng hứng thú học Toán cho học sinh lớp 4 cần phải chú ý bồi dưỡng khả năng độc lập, sáng tạo giải quyết các tình huống đặt ra trong môn toán; nghĩa là GV cần phát huy tư duy trừu tượng đã được hình thành ở các em để giúp HS lớp 4 có kỹ năng tự chiếm lĩnh tri thức toán học, có kỹ năng tính toán hơn so với giai đoạn đầu cấp ở bậc Tiểu học.

b. Thái độ với học tập Toán

Thái độ đúng đắn đối với đối tượng được xem là một yếu tố cần thiết của hứng thú nhận thức, hứng thú học tập. Những nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học cho thấy thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thể hiện ở hai mặt:

- Thái độ xúc cảm đúng đắn với đối tượng, - Thái độ có ý thức đối với đối tượng.

Hai mặt này luôn luôn tác động qua lại với nhau và tạo thành cơ sở quan trọng của sự phát triển hứng thú học tập:

+ Thái độ xúc cảm đúng đắn với đối tượng của hứng thú là tổ hợp những rung cảm đúng đắn có liên quan tới những gì diễn ra, đồng thời với quá trình lĩnh hội một môn học nào đó, một chương hoặc một bài nào đó. Sự hình thành thái độ xúc cảm đặc biệt cần thiết, nhất là khi ở học sinh chưa có hứng thú học tập. Đó là điều kiện cần thiết không chỉ trong quá trình dạy học, mà còn của cả sự hình thành hứng thú học tập.

+ Thái độ có ý thức với học tập là sự hiểu biết về ý nghĩa xã hội, ý

nghĩa cá nhân của môn học là tiền đề quan trọng của sự hình thành hứng thú học tập.

Đây là một trong hai con đường để hình thành hứng thú học tập. Con đường này đôi khi đi sau con đường thứ nhất, nhưng chúng gắn bó với nhau chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, bổ sung cho nhau. A.G. Côvaliôp đã nhận xét: "Hứng thú có thể được hình thành một cách tự phát và không có ý thức, do sự vật có hấp dẫn về tình cảm, sau đó mới dẫn đến nhận thức ý nghĩa cần thiết của đối tượng. Quá trình hình thành hứng thú có thể theo hướng ngược lại: từ chỗ ý thức về ý nghĩa của đối tượng đến chỗ bị đối tượng hấp dẫn.

Thái độ nhận thức - xúc cảm thật sự xuất phát từ chính sự nhận thức, từ khát vọng có động cơ trực tiếp muốn nắm lấy tri thức và từ sự độc lập tìm tòi cái mới. Nhưng nếu không có các yếu tố đi trước này (thái độ xúc cảm đúng đắn và thái độ có ý thức với đối tượng) thì khó có thể bồi dưỡng được hứng thú học tập. Còn nếu ở học sinh lại có thái độ xấu với việc học tập nói chung và với môn học nói riêng thì không thể hình thành được hứng thú học tập.

Từ sự phân tích trên cho thấy, để phát triển hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cũng như phụ huynh cần chú ý áp dụng các biện pháp giáo dục cho học sinh có được một thái độ xúc cảm và có ý thức đúng đắn đối với môn Toán.

Ngoài các yếu tố quan trọng đã kể ở trên, sự hình thành và phát triển hứng thú còn phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý cá nhân khác, ví dụ như nhu cầu, năng lực...

+) Nhu cầu nhận thức:

Hứng thú có liên quan chặt chẽ với nhu cầu. Hứng thú học tập được nảy sinh từ nhu cầu nhận thức - nhu cầu hiểu biết - một loại nhu cầu cơ bản nhất của con người.

Nhu cầu nhận thức được thể hiện ở tính ham hiểu biết. Mọi đứa trẻ phát triển bình thường đều ham hiểu biết. Nhưng ở những đứa trẻ khác nhau tính ham hiểu biết có những mức độ biểu hiện khác nhau: mạnh mẽ hoặc yếu ớt và cùng với sự lớn lên của đứa trẻ tính ham hiểu biết đó có thể tắt lụi đi hoặc được phát triển mạnh mẽ hơn. Điều đó phụ thuộc không ít vào người lớn khi tiếp xúc với trẻ. Nhiệm vụ của các nhà giáo dục là phát triển tính ham hiểu biết ở trẻ.

+) Năng lực học tập:

Năng lực học tập là khả năng vốn có được phát huy trong mỗi người trong giải quyết các nhiệm vụ học tập để tạo ra sự phát triển.

Hứng thú học tập của trẻ được phát triển trong mối liên quan qua lại chặt chẽ với năng lực học tập của chúng.

Mối liên quan giữa năng lực và hứng thú là ở chỗ, năng lực là cơ sở, là điều kiện để thành công trong hoạt động; và thành công là tiền đề nảy sinh hứng thú. Còn hứng thú lại phát huy năng lực vì chính hứng thú thường chỉ thể hiện ở phạm vi nào mà cá nhân có ít nhiều năng lực. Hứng thú đối một lĩnh vực tri thức nào đó hoặc một phạm vi hoạt động nào đó là dấu hiệu chứng tỏ người đó có khả năng phát huy năng lực của mình ở đó. L.X. Xôlôvâytrich đã nhận xét: "Hứng thú đến mức mãnh liệt, đắm say thường là dấu hiệu của

những năng lực to lớn. Và ngược lại, tài năng thường kèm theo hứng thú mạnh mẽ đối với hoạt động".

+) Ý chí học tập: Là sự quyết tâm của con người trong quá trình giải quyết

các nhiệm vụ học tập, sự vươn lên trong học tập không ngại khó khăn, gian khổ. Ngoài ra hứng thú còn được phát triển trên cơ sở thúc đẩy của ý chí, thói quen...

1.3.4.2. Những yếu tố khách quan:

a. Phương pháp dạy học Toán lớp 4.

Phương pháp dạy học là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò. Trong đó dưới tác động của thầy, học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nhằm hoàn thành mục tiêu của bài học.

Có rất nhiều phương pháp để thực hiện trong dạy học môn Toán lớp 4; song ở đây chúng tôi chỉ nêu một số phương pháp thường hay áp dụng là:

* Nhóm phương pháp dùng lời truyền thống gồm có: Phương pháp giảng giải; phương pháp thuyết trình; phương pháp vấn đáp...

* Nhóm phương pháp trực quan gồm có: Phương pháp trực quan; phương

pháp quan sát...

* Nhóm phương pháp thực hành gồm có:Phương pháp luyện tập thực hành;

phương pháp giải quyết vấn đề; phương pháp trò chơi; phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ....

Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu nhược điểm riêng, việc vận dụng linh hoạt để tạo không khí học tập sôi nổi kết quả cao là nghệ thuật sư phạm của mỗi GV. Phương pháp giảng dạy của giáo viên là yếu tố khách quan tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển hứng thú của học sinh. Nó có khả năng chi phối tất cả các yếu tố ảnh hưởng của hứng thú. Khả năng chế biến tài liệu học tập của giáo viên làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn và làm cho phù hợp với trình độ trí tuệ và năng lực nhận thức của học

sinh. Cách khai thác vấn đề và kỹ thuật dạy học của giáo viên để hình thành nhu cầu nhận thức của học sinh. Hình thức dạy học và cách đánh giá của giáo viên - tăng cường bầu không khí học tập - sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển hứng thú học tập của học sinh. Đối với học sinh lớp 4, trong dạy Toán giáo viên cần chú ý đến các phương pháp dạy học tích cực như: Trò chơi học tập nhằm gây hứng thú học tập cho HS.

b. Hình thức, phương tiện, điều kiện dạy học môn Toán lớp 4.

+) Hình thức dạy học toán 4.

Hình thức dạy học trong lớp: Mỗi tiết học chiếm thời gian tối đa 40 phút. GV và HS tiến hành trong không gian lớp học theo quy định của Bộ GD&ĐT về không gian lớp học chỗ ngồi, ánh sáng.. ..

Dạy học trong lớp gồm loại bài khác nhau: Dạy bài học mới, dạy bài thực hành, ôn luyện (một phần, một chương) theo chương trình thống nhất 175 tuần áp dụng cho tất cả vùng miền.

Môn học Toán là môn thường được áp dụng đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10.

Như vậy, hình thức dạy học là một trong những yếu tố khách quan có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành hứng thú học toán của học sinh.

+) Phương tiện dạy học Toán 4:

Phương tiện dạy học toán 4 là tất cả những đồ dùng trang bị cần thiết để thực hiện nội dung chương trình khung do Bộ quy định:

- GV có bài soạn, có bộ đồ dùng dạy học Toán tương ứng cho mỗi lớp, có sách giáo khoa lớp 4 riêng do Bộ GD&ĐT biên soạn. Các loại tài liệu tham khảo cho GV.

- HS có bộ đồ dùng Toán theo lớp, vở bài tập in hoặc bài tập viết. Mỗi HS có SGK riêng trong 1 cuốn/ lớp. Các sách tham khảo cho HS, như: Toán tuổi thơ, sách Toán nâng cao lớp 4...

Phương tiện dạy học có thể coi là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến hứng thú học toán cho HS lớp 4.

+) Điều kiện dạy học môn Toán lớp 4:

- Điều kiện vật chất cần thiết: Lớp học đủ bàn ghế, phòng học đủ ánh sáng, bảng...

Với GV là: Bài soạn, đồ dùng dạy học, sách và tài liệu.

Với HS như: sách giáo khoa vở bài tập, đồ dùng học tập Toán...

- Điều kiện về trình độ: GV phải được đào tạo Trung cấp sư phạm trở lên.

- Điều kiện về năng lực sư phạm: GV phải có kỹ năng sư phạm cần thiết để dạy học sinh theo tiêu chuẩn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Tức là phải có kỹ năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các cách ứng xử sư phạm tốt để hoàn thành nội dung bài dạy.

Điều kiện vật chất là điều kiện cần, nhưng không phải là yếu tố cơ bản quyết định hứng thú. Hứng thú học tập được tạo ra chính là điều kiện về trình độ và năng lực sư phạm của GV, được thể hiện cụ thể ở việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học Toán của giáo viên.

c. Tập thể học sinh:

Tập thể học sinh cũng có vai trò trong việc kích thích hứng thú của học sinh. Trong quá trình học sinh cùng nhau hoạt động thường nảy sinh niềm vui cùng tìm tòi, cùng sáng tạo. Các em cần có những người bạn tâm đắc để cùng giúp nhau hiểu một bài toán, một câu văn, một thí nghiệm ... Các công việc độc lập của học sinh có tác dụng làm tích cực quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí. Hoạt động tập thể thường kèm theo sự giúp đỡ lẫn nhau và nếu có sự hỗ trợ khéo léo của giáo viên thì học sinh sẽ đạt kết quả lớn hơn với sức mà mình làm một mình. Ngoài ra những xúc cảm có thể "lây lan" từ người này sang

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w